Đối với mỗi đất nước đều có những chiến lược để giữ gìn và bảo vệ đất nước, một số quốc gia hiện nay sử dụng chiến lược răn đe để ngăn chặn nước đối phương không được thực hiện một việc cụ thể nào đó. Vậy Chiến lược răn đe là gì? Nội dung và mục đích chiến lược răn đe?
Mục lục bài viết
1. Chiến lược răn đe là gì?
Răn đe là biện pháp dùng việc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đối thủ thực hiện một hành động nhất định. Đối tượng bị đe dọa, khi nhận thấy hành động dự kiến của mình nếu xảy ra sẽ phải trả giá đắt, sẽ kiềm chế và giảm động lực thực hiện hành động đó. Chính vì vậy có thể nói răn đe chính là một dạng thuyết phục trong chiến lược quân sự.
Khi thực chiến lược răn đe, quốc gia răn đe phải quyết định hành động nào của đối phương xứng đáng được đáp trả và sự đáp trả cần ở mức độ như thế nào để đối phương cảm thấy đủ sợ hãi mà không dám thực hiện hành động đó.
Chiến lược răn đe là chiến lược dùng việc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đối thủ thực hiện một hành động nhất định.
Trong lịch sử, chiến lược răn đe đã thường xuyên được các cường quốc sử dụng nhằm đạt được các mục đích chính trị và kinh tế mà không cần phải sử dụng đến sức mạnh quân sự trên thực tế. Ví dụ, năm 1938, Đức Quốc xã gửi tối hậu thư cho Áo đòi cho phép Đảng Quốc xã Áo hoạt động, ân xá tất cả các thành viên của Đảng Quốc xã đang ngồi tù, nếu không sẽ tiến hành các hoạt động quân sự chống lại nước Áo. Kết quả là thủ tướng Áo Schuschnigg phải từ chức, luật sư thân Quốc xã Seyss-Inquart lên nắm quyền và đáp ứng toàn bộ yêu cầu của Đức.
Chiến lược răn đe trong tiếng Anh là Deterrence
2. Nội dung của chiến lược răn đe:
Chiến lược răn đe thành công hay không phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản.
+ Thứ nhất, yếu tố rất quan trọng cần lưu ý đó là sự răn đe phải được chuyển tải thành một thông điệp rõ ràng đối với đối phương.
+ Thứ hai, nếu đã răn đe thì hành động trừng phạt đi kèm với sự răn đe phải đủ tầm cỡ và lớn, bởi việc răn đe phải khiến đối phương tin rằng nếu thực hiện hành động nào đó thì phí tổn mà nó gánh chịu do bị trừng phạt sẽ lớn hơn nhiều lần lợi ích mà nó thu được.
+ Thứ ba, sự răn đe đưa ra phải có mức độ khả tín cao. Điều này có nghĩa là đối tượng bị răn đe phải thực sự tin rằng hành động của mình nếu xảy ra chắc chắn sẽ bị trừng phạt như đe dọa. Mức độ khả tín của răn đe phụ thuộc vào năng lực, ý chí và uy tín của bên đưa ra răn đe.
Như vậy từ các yếu tố này khi chúng ta thực hiện chiến lược răn đe, quốc gia răn đe phải tìm cách thuyết phục đối phương về năng lực cũng như ý chí thực hiện việc trừng phạt của mình. Trong khi đó phía bị răn đe lại tìm cách đánh giá khả năng đối phương hiện thực hóa lời đe dọa.
Từ đó để có một chiến lược răn đe thành công cũng phụ thuộc vào việc đối tượng bị răn đe phải hành động một cách duy lí, có khả năng đánh giá năng lực và ý chí của phía đưa ra răn đe cũng như tính toán được lợi ích và thiệt hại của mình khi tiến hành hành động bất chấp răn đe của đối phương.
Điều này cũng khiến cho răn đe khác biệt với phòng thủ với tư cách là những chiến lược quân sự. Trong khi phòng thủ tập trung vào năng lực quân sự thì răn đe liên quan nhiều đến ý định của các bên.
Bên cạnh đó ở khia cạnh khác thì trong khi răn đe là nhằm đe dọa trừng phạt đối phương khiến đối phương từ bỏ ý định thực hiện một hành động nhất định thì phòng thủ hướng tới việc ngăn cản đối phương đạt được các mục tiêu một khi đối phương đã bắt đầu thực hiện hành động đó.
3. Mục đích của chiến lược răn đe:
– Đối tượng bị đe dọa, khi nhận thấy hành động dự kiến của mình nếu xảy ra sẽ phải trả giá đắt, sẽ kiềm chế và giảm động lực thực hiện hành động đó.
– Có thể nói răn đe chính là một dạng thuyết phục trong chiến lược quân sự.
Khi thực chiến lược răn đe đối với một quốc gia, thì điều quan trọng đó chính là phía quốc gia răn đe phải quyết định hành động nào của đối phương xứng đáng được đáp trả và sự đáp trả cần ở mức độ như thế nào để đối phương cảm thấy đủ sợ hãi mà không dám thực hiện hành động đó.
Để chiến lược răn đe thì quốc gia thực hiện răn đe cần kiên quyết hơn nữa, chiến lược răn đe thành công do đó cũng phụ thuộc vào việc đối tượng bị răn đe phải hành động một cách duy lý, có khả năng đánh giá năng lực và ý chí của phía đưa ra răn đe cũng như tính toán được lợi ích và thiệt hại của mình khi tiến hành hành động bất chấp răn đe của đối phương. Điều này cũng khiến cho răn đe khác biệt với phòng thủ với tư cách là những chiến lược quân sự. Trong khi phòng thủ tập trung vào năng lực quân sự thì răn đe liên quan nhiều đến ý định của các bên.
Như vậy, thông qua nội dung về sự răn đe này nếu chỉ nhìn trên lý thuyết răn đe ta thấy sự răn đe đã đạt được sự nổi bật ngày càng tăng như một chiến lược quân sự trong Chiến tranh Lạnh liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Lý thuyết của sự răn đe sẽ mang một ý nghĩa độc đáo trong thời gian này là một lực lượng hạt nhân kém hơn, nhờ sức mạnh hủy diệt cực đoan của nó, có thể ngăn chặn một kẻ thù mạnh hơn, với điều kiện là lực lượng này có thể được bảo vệ chống lại sự hủy diệt bởi một cuộc tấn công bất ngờ.
Răn đe là một chiến lược nhằm ngăn cản một kẻ thù thực hiện một hành động chưa bắt đầu hoặc để ngăn họ làm điều gì đó mà nhà nước khác mong muốn. Một răn đe hạt nhân đáng tin cậy, Bernard Brodie đã viết vào năm 1959, phải luôn sẵn sàng, chưa bao giờ được sử dụng.
Để minh chưng cụ thể hơn cho lý thuyết này thì ta có thể nhắc tói một ví dụ cụ thể thực nghiệm và nó thiếu sót như một lý thuyết. Thay vì răn đe cổ điển, các học giả lựa chọn hợp lý đã lập luận cho sự răn đe hoàn hảo , giả định rằng các quốc gia có thể thay đổi đặc điểm nội bộ của họ và đặc biệt là về độ tin cậy của các mối đe dọa trả thù.
Hay chúng ta chắc có lẽ đã nghe tới bài báo tháng 1 năm 2007 trên Tạp chí Phố Wall , các nhà hoạch định chính sách chiến tranh lạnh kỳ cựu Henry Kissinger, Bill Perry, George Shultz và Sam Nunn đã đảo ngược vị trí trước đây của họ và khẳng định rằng từ xa làm cho thế giới an toàn hơn, vũ khí hạt nhân đã trở thành một nguồn nguy cơ cao. Lý do và kết luận của họ không dựa trên thế giới cũ chỉ có một vài người chơi hạt nhân, mà dựa trên sự bất ổn ở nhiều quốc gia sở hữu công nghệ và thiếu sự bảo trì và nâng cấp vũ khí hiện có ở nhiều bang:
Ý tưởng rằng quyền sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ là một sức mạnh để ngăn chặn chiến tranh vì sức mạnh hủy diệt quá mức của nó. Trong trường hợp cố gắng sử dụng vũ khí hạt nhân, nước chủ nhà cũng phải chuẩn bị cho thiệt hại hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân từ quốc gia khác, vì vậy cuối cùng họ không khuyến khích sử dụng vũ khí hạt nhân, Thủ tướng Anh Churchill cho biết <Fear Equilibrium> dựa trên Ý tưởng. Do đó, nỗi sợ bị hủy diệt thảm khốc bởi chiến tranh đã được sinh ra như nhau đối với cả Mỹ và Liên Xô, được cho là dẫn đến “hòa bình do sợ hãi”.
Với nội dung “răn đe hạt nhân răn đe hạt nhân” đã được sử dụng lần đầu tiên trong sự chỉ trích tại cuộc họp Pugwash năm 1957. Tuy nhiên, vấn đề để răn đe hạt nhân được thiết lập, đối thủ phải có khả năng trả đũa đòn đầu tiên cụ thể đó là chiến lược trả đũa hàng loạt của Mỹ), và theo chiến lược hạt nhân dựa trên lý thuyết răn đe hạt nhân này, nó sẽ chạy vào cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân dữ dội.
Mặc dù con đường giải trừ hạt nhân đã được mở giữa Mỹ và Liên Xô vào những năm 1980, chiến lược hạt nhân của các quốc gia có vũ khí hạt nhân bao gồm Hoa Kỳ và Nga về cơ bản vẫn dựa trên ý tưởng này ngay cả khi hệ thống chiến tranh lạnh đã sụp đổ. Theo đó chúng ta thấy rằng chiến lược này rất cần thiết để bảo vệ các quốc gia trong những trường hợp cần thiết có thể sử dụng lý thuyết răn đe để không cho các quốc gia khác thực hiện hành động nào gây bất lợi và xâm phạm tới quốc gia mình. Việc thực hiện chiến lược này có thành công được hay không hãy căn cứ dựa trên các nội dung này để áp dụng tốt hơn nhé.