Hiện nay, các doanh nghiệp dù hoạt động ở bất cứ một lĩnh vực nào thì cũng luôn phải cập nhật những xu hướng mới nhất. Một chiến lược marketing được tạo lập tốt sẽ là cầu nối kết nối doanh nghiệp với thị trường để thực hiện điều đó. Vậy chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng là gì? Ý nghĩa?
Mục lục bài viết
1. Chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng là gì?
Ta hiểu về chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng như sau:
Chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng được hiểu là một tập hợp các đề xuất chung nhất, cơ bản nhất để nhằm mục đích có thể hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động marketing của doanh nghiệp xây dựng, bao gồm các công việc sau đây: phân tích tình huống thị trường, lựa chọn mục tiêu cơ bản của marketing, ra quyết định và các biện pháp cơ bản để đạt được mục tiêu marketing ứng với từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể trong một thời gian nhất định.
Giữa nội dung marketing và môi trường của nó luôn tồn tại các mâu thuẫn. Bên cạnh đõ cũng cần phải biết rằng không một doanh nghiệp xây dựng nào không ở trạng thái có tác động quan trọng nào đó đến môi trường marketing.
2. Ý nghĩa của chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng:
Ý nghĩa chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng được thể hiện như sau:
– Chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng đề ra các phương hướng hoạt động của doanh nghiệp xây dựng trên thị trường sản phẩm xây dựng.
– Sự hiện có của chiến lược đảm bảo hình thành các mục tiêu marketing phối hợp cho mỗi một bộ phận của doanh nghiệp.
– Chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng buộc lãnh đạo doanh nghiệp thường xuyên đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu trong hoạt động marketing của mình.
– Chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng giúp xác định những khả năng loại trừ nhau (sự lựa chọn) của việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp xây dựng.
– Chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng đã biểu thị tầm quan trọng của marketing trên thị trường sản phẩm xây dựng.
Các phương hướng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng:
Thông thường, các phương hướng chiến lược marketing sau đây được xem xét:
– Các chiến lược phát triển sản phẩm.
Thuộc các chiến lược phát triển sản phẩm có thể bao gồm:
+ Chiến lược chi phí thấp.
+ Chiến lược chuyên môn hóa tròn sản xuất các sản phẩm.
+ Chiến lược mở rộng các lĩnh vực sử dụng sản phẩm.
– Các chiến lược xâm nhập vào các thị trường.
Chiến lược này cũng khá đa dạng, bao gồm:
+ Chiến lược phát triển thị trường.
+ Chiến lược nghiên cứu hàng hóa.
+ Chiến lược đa dạng hóa.
– Các chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp.
Có thể nêu ra một số hướng sau:
+ Tăng trưởng theo chiều sâu.
+ Đi sâu vào thị trường (Đưa nhiều hàng hóa vào thị trường).
+ Mở rộng phạm vi thị trường.
+ Hoàn thiện hàng hóa.
+ Tăng trưởng hợp tác.
+ Tăng trưởng đa dạng hóa.
Sự phân biệt tương tự các chiến lược marketing khá là quy ước, bởi vì tư cách (hành vi) của doanh nghiệp xây dựng trên thị trường không có thể cô lập (tách rời), mặc dù do tính chất mở của kinh tế thị trường.
Nói một các khác, chúng ta không nên tập trung các nỗ lực marketing vào sản phẩm mà bỏ qua những đặc trưng đa dạng của các thị trường hoặc nhấn mạnh (đặc biệt chú ý) việc chiếm lĩnh các thị trường nào đó mà quên về những vấn đề phát triển doanh nghiệp.
3. Tìm hiểu về chiến lược marketing:
Ta hiểu về chiến lược marketing như sau:
Marketing chính là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích để tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. Marketing sẽ giúp tập trung vào khách hàng, trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng là mục tiêu hàng đầu của marketing.
Chiến lược marketing được hiểu là một kế hoạch tiếp thị tổng thể và có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Chiến lược marketing được hiểu là hoạch định dài hạn các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp/tập đoàn muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Để nhằm mục đích có thể đạt được những điều này, tiêu chí quan trọng nhất đó chính là phải hoạch định và định hướng các bước đi cụ thể nhằm mục đích để có thể định dạng thương hiệu, tăng độ bao phủ của sản phẩm hay dịch vụ và tăng doanh số bán hàng. Vì vậy, cần tận dụng nhiều nhất các cơ hội là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tìm kiếm khách hàng, thị trường mục tiêu và tăng độ trung thành của người tiêu dùng.
Chiến lược marketing cũng chính là lời giải thích cho các mục tiêu cần đạt được với những nỗ lực tiếp thị về sản phẩm hay các dịch vụ, chúng phụ thuộc vào mục tiêu của công ty. Đồng nghĩa mục tiêu và chiến lược phải song hành với nhau.
Các chiến lược marketing cần phải giải quyết được nhu cầu, mong muốn, vấn đề hoặc tận dụng thói quen và phong tục của đối tượng mục tiêu để đạt được mục đích.
Nếu không có một chiến lược marketing cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ bị mất phương hướng, lãng phí tiền bạc và thời gian cho các kênh truyền thông mà không mang lại hiệu quả. Từ đó, đánh rơi khách hàng tiềm năng vào tay của đối thủ cạnh tranh.
Vì vậy, nếu xây dựng chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với những biến đổi của thị trường, hoạt động và phát triển đúng hướng, tăng lợi thế cạnh tranh.
Hiện nay có bốn yếu tố tạo nên hỗn hợp marketing, tất cả đều hướng đến mục tiêu chung đó chính là định hình chiến lược để nhằm mục đích có thể tạo ra lợi nhuận và thúc đẩy doanh số bán hàng:
– Chiến lược sản phẩm.
– Chiến lược định giá.
– Các chiến lược phân phối.
– Các chiến lược xúc tiến.
Tầm quan trọng của chiến lược marketing:
Việc lựa chọn một chiến lược marketing phù hợp sẽ mang lại những lợi thế lớn cho công ty cụ thể như:
– Việc lựa chọn một chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.
– Việc lựa chọn một chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu, góp phần trong công cuộc phát triển bền vững của công ty.
– Việc lựa chọn một chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt tốt nhu cầu khách hàng mục tiêu.
– Việc lựa chọn một chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
– Việc lựa chọn một chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp củng cố thị phần.
4. Tìm hiểu về doanh nghiệp xây dựng:
Ta hiểu về xây dựng như sau:
Ngành xây dựng chính là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng. Không giống các lĩnh vực sản xuất khác. Ngành xây dựng thường nhắm đến những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt. Đó có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoặc cả cộng đồng.
Và để nhằm mục đích có thể đảm bảo sự thuận lợi và thành công. Các hoạt động trong ngành xây dựng luôn đòi hỏi một kế hoạch hiệu quả. Trong đó, bao gồm thiết kế tiêu chuẩn cũng như thi công phù hợp, hiệu quả, an toàn với yêu cầu sử dụng của công trình và ngân sách đề ra trong dự toán.
Hoạt động xây dựng hiện nay bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Công ty xây dựng:
Công ty xây dựng được hiểu là đơn vị, tổ chức có đầy đủ các chức năng, năng lực xây dựng, có thể ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư, để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Công ty xây dựng cũng hiểu đơn giản chính là doanh nghiệp có đăng ký hoạt động kinh doanh lĩnh vực xây dựng, có thể là thiết kế xây dựng hay thiết kế công trình,…
Một số vai trò của doanh nghiệp xây dựng với sự phát triển của kinh tế xã hội:
Một quốc gia phát triển đồng nghĩa với việc phải đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng cơ sở. Và nhằm mục đích để đạt được điều đó, thì không thể phủ nhận của ngành xây dựng. Xây dựng là lĩnh vực giúp thiết lập hạ tầng cơ sở cần thiết cho mỗi đơn vị, tổ chức và toàn xã hội. Chỉ khi xây dựng kỹ thuật phát triển. Thì các lĩnh vực khác trong nền kinh tế mới có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển theo. Có thể nói rằng, ngành xây dựng luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nó chính là nhân tố quyết định quy mô, trình độ kỹ thuật của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nó còn nắm giữ vai trò của một công cụ điều tiết kinh tế hữu hiệu nhất.
Tại Việt Nam, công nghiệp xây dựng cũng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất. Và tính đến thời điểm hiện tại, ngành xây dựng vẫn đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình bởi:
– Ngành xây dựng giúp đảo đảm và giúp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho các ngành của nền kinh tế.
– Ngành xây dựng giúp đảm bảo mối quan hệ tỉ lệ, cân đối, hợp lý sức sản xuất cho phát triển kinh tế trong các ngành, các khu vực, các vùng kinh tế.
– Ngành xây dựng giúp tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả cho các hoạt động xã hội, dân sinh, quốc phòng của quốc gia.
– Ngành xây dựng giúp đóng góp đáng kể lợi nhuận cho kinh tế.