Chiến lược Lanchester là gì? Các qui luật của chiến lược Lanchester? Đặc điểm của các qui luật của chiến lược Lanchester?
Trong kinh doanh các nhà đầu tư trên thị trường và các doanh nghiệp đều phải đề ra các chiến lược kinh doanh riêng phù hợp với công việc kinh doanh của doanh nghiệp và có thể phù hợp với sự phát triển và đặc điểm của thị trường hiện tại, để tìm ra thị trường có tiềm năng và dễ thâm nhập nhất, trong các chiến lược kinh doanh chúng ta không thế không nhắc tới ” Chiến lược Lanchester” và những lợi ích cũng như vai trò nó mang lại trong kinh doanh.
Mục lục bài viết
1. Chiến lược Lanchester là gì?
Chiến lược Lanchester trong tiếng Anh là Lanchester Strategy.
Chiến lược Lanchester chúng ta có thể biết đến nó là một kế hoạch chiến đấu được mô phỏng từ một chiến lược quân sự. Bên cạnh đó với việc kinh doanh, chiến lược Lanchester là một chiến lược marketing, kế hoạch này sẽ được áp dụng chủ yếu nhằm giúp doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới. Trong chiến tranh, chiến lược này định lượng sức mạnh tương quan của các đội quân để dự đoán kẻ thắng và kẻ thua. Trong kinh doanh, chiến lược Lanchester hướng dẫn các công ty khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp đã hoạt động lựa chọn thị trường mới, dựa trên các phân tích về tương quan sức mạnh, nhằm tìm ra thị trường dễ thâm nhập nhất.
2. Các quy luật của chiến lược Lanchester:
Chiến lược này là một dạng biến thể của chiến thuật chia-cắt-và-chinh-phục, cho phép kẻ sử dụng nó vượt qua những thách thức chiến thuật cực kì khó khăn. Nếu một công ty khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp nhỏ muốn tham gia vào một thị trường đang bị thống trị bởi một công ty độc quyền, việc áp dụng chiến thuật đối đầu trực diện sẽ gặp thất bại. Theo chiến lược Lanchester, cách tiếp cận hiệu quả hơn là nhắm mục tiêu vào một khía cạnh hoặc vị trí của đối thủ để phá hỏng thế độc quyền. Chiến lược này được đặt theo tên của kĩ sư quân đội Anh Frederick W. Lanchester. Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, chuyên gia quản lí chất lượng nổi tiếng Edward Deming đã áp dụng các qui luật của chiến lược này vào việc nghiên cứu hoạt động.
Chiến lược Lanchester này xuất hiện tại Nhật Bản vào những năm 1950 và được phổ biến bởi nhà tư vấn Nobuo Taoka vào những năm 1960. Theo đó thì chiến lược Lanchester ngày càng được nhiều công ty sử dụng để chiếm thị phần. Canon là điển hình một trong những công ty đầu tiên sử dụng chiến lược này trong cuộc chiến khốc liệt với Xerox nhằm thâm nhập vào thị trường máy photocopy toàn cầu trong những năm 1970 và 1980.
Các qui luật của chiến lược Lanchester cụ thể gồm có 05 quy luât như sau:
1. Nếu có hai đối thủ cạnh tranh và đối thủ lớn hơn có nhiều nguồn lực và hiệu quả thị trường hơn, thì đối thủ lớn sẽ dễ dàng đánh bại đối thủ nhỏ. Do đó, đối thủ lớn chỉ cần tiến hành chiến dịch cạnh tranh mang tính duy trì và bảo toàn.
2. Nếu có hai đối thủ cạnh tranh và đối thủ lớn hơn có ít tài nguyên và hiệu quả thị trường thấp hơn, thì đối thủ lớn sẽ thua đối thủ nhỏ. Trong trường hợp này, đối thủ lớn nên cạnh tranh ở lĩnh vực khác (tức là trong những thị trường mà đối thủ mạnh hơn không tham gia).
3. Lực lượng yếu hơn nên cạnh tranh trên một mặt trận hẹp, giành giật thị trường địa phương và tăng hiệu quả cạnh tranh.
4. Lực lượng mạnh hơn nên sao chép chiến thuật của đối thủ để giảm lợi thế của chúng. Ngoài ra, lực lượng mạnh hơn nên cạnh tranh trong các thị trường mà tài nguyên vượt trội của nó sẽ đẩy đối thủ vào bờ vực.
5. Nếu hai kẻ cạnh tranh có sức mạnh ngang nhau, để giành chiến thắng, một bên cần phải áp đảo đối thủ của nó về số lượng vào thời điểm quan trọng, tại thời điểm và địa điểm nó lựa chọn.
Trong chiến lược này chúng ta thấy xuất hiện và tồn tại những mặt trái xung quanh những diều đạt được cụ thể đây là một chiến lược kinh doanh được chứng minh bằng thống kê thực tế, theo đó chiên lược này áp dụng cạnh tranh bằng số lượng là một ý tưởng phù hợp cho những công ty có tốc độ cao và tiềm lực mạnh và đương nhiên hiệu quả cũng không hề nhỏ cụ thể ví dụ như khi bạn đã chiếm được đủ thị phần, các đối thủ hầu như không thể lật ngược thế cờ dù có bỏ ra nhiều nguồn lực hơn ví dụ hiện nay như Grab là một điển hình.
Bên cạnh đó chúng ta thấy chiến lược này đi kèm với một sự đánh đổi cụ thể như có số lượng thì không thể có ngay chất lượng. Với những tổ chức lấy tiêu chí chất lượng làm đầu, áp dụng chiến lược này sẽ đi ngược lại với hệ giá trị vốn có, và sẽ tạo ra phản ứng gay gắt hơn từ phía người tiêu dùng. Thê nên đây được xem là lí do vì sao Bách Hóa Xanh lại bị phản ứng mạnh đến vậy khi chất lượng dịch vụ sụt giảm.
3. Đặc điểm của các qui luật của chiến lược Lanchester:
Trong kinh tế chúng ta thấy vai trò của một chiến lược kinh doanh cụ thể có sự ổn định theo thời gian hơn việc tiến hành một chiến thuật kinh doanh. Nhưng điểm chung nhất đó là về thời gian với giới hạn được quy định rõ trong một kế hoạch và theo đó chúng ta có thể sẽ xác định rằng hoạt động của chiến lược kinh doanh cùng với các chiến thuật kinh doanh của nó đã thành công hay đã thất bại. Chiến lược kinh doanh chúng ta thấy nó không phải là mô hình hoạt động bất biến. Cụ thể trong chiến lược kinh doanh với các yếu tố tác động như khi xuất hiện kỳ biến động thị trường, chiến thuật kinh doanh sẽ thay đổi để thích ứng với doanh nghiệp, nhưng biến động thị trường quá lớn, chiến lược kinh doanh sẽ buộc phải thay đổi. Các cấp độ của cách thức, phương pháp kinh doanh phải hướng tới việc đáp ứng các vấn đề thực tế đang tác động trực tiếp đến việc kinh doanh.
Có thể nói chiến thuật trong kinh doanh được đề xuất và áp dụng bởi một cá nhân, Tuy nhiên đối với một chiến lược kinh doanh phải thông qua một tập thể lớn hơn. Lí do bởi khả năng thất bại của nó sẽ ảnh hưởng rộng lớn hơn đối với tổ chức kinh doanh. Chính vì thế nên đối với chiến lược kinh doanh phải có sự tính toán và cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng từ nhóm lãnh đạo cao cấp và những chuyên gia có năng lực nhất của công ty hay tập đoàn. Phạm vi không gian của chiến lược kinh doanh cũng rộng lớn hơn chiến thuật kinh doanh. Đó là phương pháp, cách thức chung áp dụng trên phạm vi không gian rộng lớn. Ví dụ cụ thể như đối với chiến lược kinh doanh của tập đoàn kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, nhưng ở mỗi thị trường cụ thể từng quốc gia, phải có chiến thuật riêng biệt. Có nghĩa là với cách thức kinh doanh phải nhấn mạnh sự phù hợp ở địa phương.
Như vậy, năng lực để xây dựng một chiến lược kinh doanh thông thường bị chi phối bởi các yếu tố như khả năng giới hạn về vốn. Việc thiết lập các đối tác liên minh, hùn vốn kinh doanh với nhau trong một số trường hợp cần thiết có thể khắc phục hạn chế này. Chiến lược kinh doanh được hiểu đây là một bộ phận của chiến lược doanh nghiệp. Thường thì trong các chiến lược khác xoay quanh vấn đề nội bộ, đó là những chiến lược hướng nội nhiều hơn, nhằm giúp phát triển sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp. Như chiến lược nhân sự, chiến lược tài chính, chiến lược phát triển công nghệ,…Chiến lược kinh doanh hiện nay có thể xem là phần hướng ngoại nhiều nhất của sự nghiệp phát triển doanh nghiệp, trực tiếp thực thi vào thị trường kinh doanh. Sự thành bại của chiến lược kinh doanh sẽ tác động trực tiếp và mạnh nhất đối với nhu cầu cải tổ của doanh nghiệp.
Thông qua các chiến lược kinh doanh mà các nhà đầu tư và doanh nghiệp sẽ phân bổ thành các chiến lược cụ thể hơn cụ thể như chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược bán hàng, chiến lược tiếp thị, chiến lược giá,…mỗi bộ phận đó có vai trò, chức năng khác nhau. Và sau đó thì hoạt động thường theo trình tự, nhưng mỗi một chiến lược luôn là một bộ phận của nhau, đều tác động đến hiệu quả kinh doanh, thành công hay thất bại của toàn bộ chiến lược kinh doanh tổng thể. Trong kinh doanh, mọi quyết định đều là đánh đổi. Liệu chúng ta có đánh đổi chất để lấy lượng hay không và đánh đổi bao nhiêu là đủ, đó là những câu hỏi mà mỗi doanh nhân đều phải nghĩ kĩ trước khi tiếp tục theo đuổi thị phần.
Kết luận: Từ những phân tích như trên chúng ta thấy chiến lược kinh doanh tham chiếu kinh nghiệm trong quá khứ của doanh nghiệp hay cung có thể là doanh nghiệp khác bên ngoài, giúp cho họ vạch sẵn phương hướng hành động cho hoạt động kinh doanh, các phương pháp, cách thức đều có tính chất giả định và tính chất chỉ dẫn. Chiến thuật kinh doanh mới là hành động rõ ràng cụ thể hơn và thực thi bởi đội ngũ lao động đã được phân bổ, giao phó vai trò.