Chiến lược hội nhập về phía trước là chiến lược được thực hiện trong giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp. Với các ý nghĩa giai đoạn khác với chiến lược hội nhập theo chiều ngang hay về phía sau. Hội nhập về phía trước hướng đến các sở hữu hay kiểm soát quá trình phân phối. Vậy chiến lược hội nhập về phía trước là gì? Đặc trưng và các trường hợp áp dụng?
Mục lục bài viết
1. Chiến lược hội nhập về phía trước là gì?
Chiến lược hội nhập về phía trước trong tiếng Anh là Forward integration strategy.
Chiến lược hội nhập về phía trước là chiến lược thực hiện với giai đoạn phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Khi họ thấy được các lợi ích có thể được đảm bảo và phản ánh tốt hơn trong hiệu quả phân phối. Bằng cách phân phối hoặc cung cấp trực tiếp các sản phẩm của công ty. Các hoạt động phân phối hay bán hàng bởi bên trung gian bị kiểm soát. Thông qua sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà phân phối hoặc người bán lẻ. Doanh nghiệp tự đảm bảo các khả năng trong tiếp cận và cung cấp cho nhu cầu của thị trường.
Chiến lược này đặc biệt phù hợp khi các nhà phân phối không đảm bảo các lơi ích hay nhu cầu của doanh nghiệp. Như trường hợp nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, các lợi ích của hai bên chênh lệch và thể hiện các đối lập lớn. Cũng như không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối hàng hóa, dịch vụ. Khi hoạt động kinh doanh không đảm bảo được chất lượng và lợi thế mong muốn. Khó có thể mang đến các tiềm năng cho sản phẩm phát triển bền vững hay tìm kiếm các thị trường mới. Cho nên doanh nghiệp cần thiết điều chỉnh các tính chất trong phân phối sản phẩm sản xuất.
2. Mục tiêu của hội nhập về phía trước:
Mục tiêu của hội nhập về phía trước là để một công ty tiến lên trong chuỗi cung ứng. Đáp ứng nhiều hơn các tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh. Thực hiện các giai đoạn một cách chủ động và sáng tạo. Trực tiếp thực hiện công việc vì lợi ích của doanh nghiệp. Tăng quyền sở hữu tổng thể của họ đối với ngành khi đa dạng hóa các tham gia trong hoạt động của ngành. Các vai trò được thể hiện nhiều hơn bên cạnh các nghĩa vụ và khả năng trong tiến hành phân phối.
Các ngành công nghiệp tiêu chuẩn được tạo thành từ năm bước trong chuỗi cung ứng: nguyên liệu thô, hàng hóa trung gian, sản xuất, tiếp thị và bán hàng, và dịch vụ sau bán hàng. Doanh nghiệp sản xuất có thể tiến hành thêm khâu tiếp thị và bán hàng. Như các ý nghĩa và mục tiêu được xác định trong chiến lược hội nhập về phía trước. Hoặc cũng có thể thực hiện thêm các chiến lược hội nhập khác nếu thấy các khả năng trong quản lý và vận hành của mình được đảm bảo. Khi đó, các chiến lược khác cũng có thể được tiến hành đồng thời.
Có thể thấy để phân phối sản phẩm hiệu quả. Cần có một dây chuyền quản lý và hoạt động chuyên nghiệp. Bên cạnh các chiến lược truyền thông và tiếp cận, phục vụ nhu cầu thị trường. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng và tự tin trong đảm bảo lợi ích, các chiến lược này có thể được áp dụng.
3. Ví dụ với chiến lược hội nhập về phía trước:
Khi đối tượng sản xuất trực tiếp thực hiện các côn đoạn trong phân phối sản phẩm sản xuất. Nó không phản ánh với quy mô doanh nghiệp. Bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào thấy được các khả năng hay lợi nhuận được đảm bảo hơn đều có thể tự tiến hành hoạt động. Như một nông dân trực tiếp bán cây trồng của mình tại một cửa hàng tạp hóa địa phương. Thay vì cho một trung tâm phân phối kiểm soát việc đưa thực phẩm vào các siêu thị khác nhau.
Một nhãn hiệu quần áo mở chuỗi cửa hàng của riêng mình, bán thiết kế của họ trực tiếp cho khách hàng. Có thể tự mình kinh doanh hoặc kết hợp đồng thời các hoạt động trung gian như bán chúng thông qua các cửa hàng bách hóa.
4. Đặc trưng chiến lược hội nhập về phía trước:
– Cắt bỏ các giai đoạn trung gian trong phân phối sản phẩm.
Đặc trưng nổi bật nhất khi chiến lược được tiến hành là “cắt bỏ người trung gian”. Hội nhập về phía trước là một chiến lược hoạt động với các lợi ích được tính toán cho lâu dài. Cũng như doanh nghiệp xác định các thâu tóm đối với hoạt động tự sản xuất và tự cung ứng trên thị trường. Nó thường được tiến hành trong các doanh nghiệp nhỏ tự thực hiện nhiều công đoạn. Hoặc một doanh nghiệp có thương hiệu và vị thế vững chắc trên thị trường. Việc tự phân phối và bán hàng khai thác các lợi ích tiềm năng. Khi doanh nghiệp chắc chắn có được những phân khúc khách hàng trung thành và ổn định.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng có những kỹ năng nhất định trong xác định chiến lược. Hay sử dụng các phương tiện truyền thông,… Được thực hiện bởi một công ty muốn tăng cường kiểm soát đối với các nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Từ đó có thể tăng sức mạnh thị trường của họ, mở rộng các hoạt động tăng thêm kinh nghiệm. Các hội nhập giúp doanh nghiệp đa dạng trong hoạt động, Cũng như chủ động và sáng tạo để tìm kiếm các lợi nhuận trực tiếp. Để hội nhập về phía trước thành công, một công ty cần giành được quyền sở hữu đối với các công ty khác đã từng là đối tác phân phối.
– Phương tiện mang đến hiệu quả cho chiến lược hội nhập về phía trước.
Các cách thức tiếp thị và bán hàng có thể được thực hiện trên các trang thương mại điện tử. Khi những nhu cầu trong quảng bá và truyền thông trên sản phẩm được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh các tiện ích nhất định hướng đến khách hàng. Sự gia tăng của Internet đã làm cho quá trình hội nhập trở nên dễ dàng hơn và là một cách tiếp cận phổ biến đối với chiến lược kinh doanh. Nó cũng giúp các doanh nghiệp đảm bảo được hoạt động tự phân phối sản phẩm hay hàng hóa của mình.
Các trang thương mại điện tử mở ra một thị trường mới. Bên cạnh các phương thức bán hàng truyền thống được doanh nghiệp thực hiện. Thúc đẩy các cơ hội mới và tìm kiếm cách thức bán hàng hiệu quả. Cũng như giảm thiểu tối đa các chi phí trung gian tham gia vào hoạt động phân phối. Như các chi phí duy trì cửa hàng, chi phí truyền thông bằng các phương pháp truyền thống.
Ví dụ, một nhà sản xuất có khả năng thiết lập một cửa hàng trực tuyến tham gia bán hàng. Sử dụng tiếp thị kỹ thuật số để bán sản phẩm của mình. Hạn chế các khâu trung gian trong liên kết với các công ty bán lẻ và các công ty tiếp thị để bán sản phẩm.
3. Các trường hợp áp dụng:
Theo Fred. R.David, chiến lược hội nhập dọc về phía trước là một chiến lược cạnh tranh. Khi doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm các cách thức hiệu quả trong bán hàng. Cũng như tìm kiếm lợi ích tối đa trong các hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Có thể trở thành một chiến lược rất hữu hiệu trong một số trường hợp sau đây:
– Khi các nhà phân phối hiện tại không đảm bảo các lợi ích mong muốn của doanh nghiệp.
Như các chi phí giao dịch với đối tác trong phân phối cao, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và nhu cầu của khách hàng. Không đáng tin cậy, hoặc không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối hàng hóa, dịch vụ. Khi đó, hoạt động kinh doanh được phản ánh với lợi nhuận không phát triển ổn định. Các lợi ích của doanh nghiệp cũng bị đe dọa. Bởi nhu cầu trong tiêu dùng có thể giảm sút. Các đối thủ cạnh tranh có thể khai thác lợi thế đó để lôi kéo khách hàng. Nhu cầu giảm làm cho các hoạt động sản xuất cũng không hiệu quả.
– Doanh nghiệp có lợi thế và khả năng đa dạng hóa hoạt động.
Với ngành hoạt động đang có triển vọng tăng trưởng rõ ràng trong tương lai. Các tính toán hội nhập là hoàn toàn cần thiết. Làm giảm các sức mạnh của ác doanh nghiệp trung gian. Loại bỏ đa dạng hóa doanh nghiệp. Càng nắm giữ nhiều vai trò trong thị trường, doanh nghiệp càng có tiềm năng chủ động phát triển và thâu tóm thị trường.
Khi doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhân sự và tài chính cần thiết để quản lí tốt lĩnh vực kinh doanh mới. Đó là hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ của chính doanh nghiệp. Các khả năng được đảm bảo trong quản lý và chiến lược tìm kiếm hay mở rộng thị trường. Từ đó tự thực hiện hiệu quả và ổn định từ sản xuất cho đến tìm kiếm nguồn tiêu thụ cho sản phẩm.
– Khi các lợi nhuận tìm kiếm trên sản phẩm lớn.
Khi nhà phân phối hoặc người bán lẻ có lợi nhuận cận biên cao. Tức là các giá trị trong lợi nhuận có thể tìm kiếm dễ dàng. Phản ánh với các nhu cầu trên thị trường cao trong khi doanh nghiệp khác khó cạnh tranh. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự thực hiện các hoạt động phân phối thị trường. Với mức giá cả bên trung gian đưa ra đã mang đến lợi nhuận lớn. Thì việc doanh nghiệp loại bỏ doanh nghiệp trung gian có thể tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. Nó có thể được dùng để bù đắp khi doanh nghiệp mang đến mức giá cạnh tranh trên thị trường.
Như vậy bằng việc đưa ra mức giá bán thấp hơn, doanh nghiệp vẫn tìm kiếm được các giá trị lợi nhuận lớn. Thông qua việc tự phân phối hàng hóa và dịch vụ mình sản xuất.