Chiến lược giao dịch forex hiện nay rất phổ biến trên thị trường giao dịch tiền tệ, đa số những nhà đầu tư giao dịch forex thành công đều có các chiến lược giao dịch forex riêng và hiện nay có rất nhiều các chiến lược giao dịch forex đã được các trade áp dụng thành công. Vậy chiến lược giao dịch forex là gì? Nội dung và những đặc điểm cần lưu ý?
Mục lục bài viết
1. Chiến lược giao dịch forex là gì?
Chiến lược giao dịch forex, tiếng Anh gọi là forex trading strategy.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về chiến lược giao dịch forex vì đây là chiến lược rất phổ biến nói về kĩ thuật được người giao dịch forex sử dụng để xác định khi nào nên mua hoặc bán một cặp tiền tệ và các chiến lược giao dịch forex có thể dựa trên cơ sở phân tích kĩ thuật, phân tích cơ bản hoặc là tin tức, chiến lược giao dịch tiền tệ của các trader thường dựa trên các chỉ báo giao dịch để kích hoạt quyết định mua hoặc bán. Các chiến lược giao dịch forex có thể được tìm thấy trên mạng hoặc do người giao dịch tự phát triển nên.
2. Nội dung và những đặc điểm cần lưu ý:
Chiến lược giao dịch forex có thể tạo ra chỉ báo giao dịch bằng các phương pháp thủ công hoặc tự động với các phương pháp thủ công nghĩa là người giao dịch sẽ ngồi trước màn hình vi tính theo dõi các chỉ báo giao dịch để xác định khi nào nên mua hoặc bán. Còn hệ thống tự động là người giao dịch phát triển một thuật toán để tự động tìm các chỉ báo giao dịch và thực hiện chúng. Đối với phương pháp thứ hai thì yếu tố cảm xúc được loại ra khỏi qui trình nên có thể đem lại hiệu quả tốt hơn. Người giao dịch nên thận trọng khi mua những chiến lược giao dịch forex có sẵn vì việc kiểm định hiệu quả thật sự của nó rất khó. Và những hệ thống giao dịch thành công thì thường được giữ bí mật.
Tạo lập một chiến lược giao dịch forex:
Nhiều người giao dịch forex thường bắt đầu bằng một chiến lược giao dịch đơn giản. Ví dụ, họ có thể để ý thấy rằng một cặp tiền tệ nào đó thường bị dội lại khi chạm mức hỗ trợ hoặc kháng cự nhất định. Theo thời gian, họ có thể thêm vào nhiều yếu tố khác để cải thiện độ chính xác của chỉ báo giao dịch. Như là họ sẽ thêm vào yêu cầu giá phải dội lại từ mức hỗ trợ một tỉ lệ phần trăm hay số pip nhất định. Dưới đây là một vài thành phần của một chiến lược giao dịch forex hiệu quả:
+ Lựa chọn thị trường: Người giao dịch phải xác định được họ sẽ giao dịch những cặp tiền tệ nào và trở thành chuyên gia đọc vị của những cặp tiền tệ đó.
+ Qui mô giao dịch: Người giao dịch phải xác định được độ lớn của mỗi lệnh để kiểm soát lượng rủi ro trên mỗi giao dịch.
+ Điểm vào lệnh: Người giao dịch phải tạo ra các qui tắc về thời điểm tham gia vị thế mua hoặc vị thế bán trên một cặp tiền tệ.
+ Điểm thoát lệnh: Người giao dịch phải tạo ra các qui tắc về thời điểm thoát vị thế mua hoặc vị thế bán, cũng như khi nào nên cắt lỗ.
+ Chiến thuật giao dịch: Người giao dịch nên thiết lập các qui tắc về cách thức mua và bán một cặp tiền tệ, bao gồm việc chọn đúng công nghệ thực hiện lệnh.
3. Các phương pháp giao dịch forex phổ biến:
3.1. Day trading:
Phương pháp đầy tiên chúng tôi nói đến là Day trading là phương pháp giao dịch trong ngày, những nhà đầu tư giao dịch theo phương pháp này được gọi là day traders trong đó, các day traders sẽ không giữ bất kỳ một lệnh nào qua đêm mà luôn đóng tất cả các lệnh trước khi phiên giao dịch kết thúc. Như vậy ta thấy các nhà đầu tư theo phương pháp giao dịch nay họ thường sử dụng phân tích kỹ thuật nhiều hơn để đánh giá và khai thác những dao động giá, đánh dấu các khoảng thời gian hoặc volume giao dịch trong ngày. Thông thường, các day traders thường giữ lệnh giao dịch từ vài phút đến vài giờ.
Ưu điểm:
+ Theo đó ta thấy để tránh được các rủi ro cụ thể vứi giá biến động theo chiều hướng xấu do tin ra và không cần nộp phí swap phí qua đêm do các trader đã đóng vị thế lệnh vào cuối phiên.
+ Có thể thu được lợi nhuận hàng tháng nếu bạn biết cách quản trị rủi ro tốt.
Nhược điểm:
+ Gây căng thẳng và mất nhiều thời gian vì trader phải theo dõi thị trường liên tục trong ngày.
+ Có thể thua lỗ một khoản tiền lớn nếu thị trường rơi vào cú trượt dốc hoặc biến động lệch hướng kỳ vọng của bạn.
3.2. Scalping:
Phương pháp giao dịch Scalping là giao dịch lướt sóng, những nhà đầu tư theo phương pháp này được gọi là Scalper co thể nói phưng pháp Scalping là chiến lược giao dịch trong ngắn hạn vì scalpers thường chỉ giữ lệnh trong vài chục giây, hoặc tối đa là vài phút tức là họ sẽ mua và bán nhiều lần trong ngày nhằm tận dụng những biến động nhỏ trong các khung thời gian ngắn để “ăn” những chênh lệch bé. Lí do xuất phát trong các giao dịch trong thời gian rất ngắn nên các scalpers thực hiện rất nhiều lệnh trong suốt phiên giao dịch. Chúng ta cần biết sử dụng khéo léo đòn bẩy tài chính sẽ có kết quả trung bình mỗi trader có thể kiếm được 5-10 pips 1 lệnh giao dịch và bên cạnh đó, để phát huy tối đa lợi thế của chiến lược scalping, các traders cần lựa chọn sàn môi giới có phí spread, hoa hồng thấp để không tốn nhiều phí giao dịch.
Ưu điểm:
+ Luôn có rất nhiều cơ hội giao dịch kiếm lời mỗi ngày.
+ Thu nhập nhìn chung khá cao.
Nhược điểm:
+ Luôn phải quan sát đồ thị forex trong nhiều giờ.
+ Tâm lý luôn căng thẳng và áp lực.
+ Nhiều chi phí phát sinh : phí phần mềm, phí newsfeed (cung cấp tin tức)…
Lưu ý rằng, các nhà đầu tư nhỏ lẻ với số vốn ít không nên lựa chọn phương pháp này vì chi phí giao dịch (đặc biệt là phí spread) sẽ chiếm gần hết lợi nhuận của bạn. Thậm chí nếu là nhà đầu tư quản trị vốn kém thì lợi nhuận thu được cũng không đủ để bù cho phí giao dịch.
3.3. Swing trading:
Phương pháp giao dịch swing trading tức là giao dịch theo dao động có thể hiểu đây là phương pháp giao dịch trung hạn mà trong đó các traders có thể giữ lệnh trong vài ngày đến vài tuần, trung bình là từ hai đến bốn ngày và với những nhà đầu tư sử dụng swing trading thường dựa vào phân tích kỹ thuật như các mô hình nến, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, đường chỉ báo,… và hành động giá để xác định các điểm entry và thoát lệnh hợp lý mà ít khi quan tâm đến các quy tắc cơ bản.
Ưu điểm:
+ Tinh thần thoải mái và không chịu áp lực lớn.
+ Tỷ lệ sinh lời nhìn chung khá hấp dẫn.
Nhược điểm:
+ Không thể thu được mức lợi nhuận lớn khi thị trường có biến động mạnh theo xu hướng xấu.
+ Chịu rủi ro vì giữ lệnh qua đêm.
3.4. Position trading:
Tại giao dịch này có điểm khác biệt đó là Position trading giao dịch vị thế đây được hiểu là chiến lược giao dịch dài hạn, tức là các traders sẽ giữ lệnh từ vài tuần đến vài tháng, hoặc thậm chí là vài năm, theo đó nên các khung thời gian để xem biểu đồ forex của position trader thường là ngày hoặc tuần. Phương pháp này của một trader theo phong cách Position, theo đó chúng ta sẽ không chú trọng đến phân tích kỹ thuật như các nhà đầu tư lướt sóng mà sẽ chủ yếu dựa vào các phân tích cơ bản để đưa ra phán đoán về xu hướng giá trong tương lai, từ đó có quyết định mua bán tiền tệ một cách hợp lý.
Ưu điểm:
+ Không cần tốn nhiều thời gian để ngồi “canh” thị trường.
+ Tâm lý thoải mái và không chịu áp lực lớn vì các position trader không bị ảnh hưởng bởi những biến động giá trong ngắn hạn.
+ Tỷ suất sinh lời có thể rất lớn nếu thị trường di chuyển đúng theo kỳ vọng của bạn.
Nhược điểm:
+ Yêu cầu tiền vốn khá lớn vì điểm stoploss thường sâu hơn.
+ Lợi nhuận được tính theo năm vì số lần giao dịch rất ít.
3.5. Price action:
Phương pháp giao dịch chúng tôi thấy đó là Price action, hay còn gọi là giao dịch hành động giá, là phương pháp thực hiện các giao dịch mang tính kỹ thuật thông qua việc phân tích các biến động giá trong quá khứ và phương pháp Price action có thể được dùng như một phương pháp độc lập hoặc kết hợp sử dụng với các công cụ kỹ thuật khác. Với giao dịch này ta thấy các nhà đầu tư giao dịch theo phương pháp price action thường hiếm khi áp dụng các nguyên tắc phân tích cụ thể và họ xác định các điểm entry và thoát lệnh bằng cách sử dụng các mức kháng cự/hỗ trợ, Fibonacci thoái lui, mô hình giá, các chỉ báo,… Giao dịch hành động giá có thể được áp dụng trong các khung thời gian khác nhau theo đó, các nhà đầu tư cũng được khuyến khích nên sử dụng đa khung thời gian phân tích giá để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn.