Hiện nay để phát triển kinh doanh có rất nhiều loại mô hình chiến lược, trong đó có mô hình chiến lược diễn giải. Vậy để hiểu thêm về Chiến lược diễn giải là gì? Nội dung và đặc trưng của mô hình?
Mục lục bài viết
1. Chiến lược diễn giải là gì?
Chúng ta thường nghe rất nhiều về chiến lược, cụm từ được nhắc nhiều trong quân sự và khái niệm này có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, nghĩa là vai trò của vị tướng trong quân đội và cho tới thời Alexander Đại đế, khái niệm chiến lược được dùng để chỉ kỹ năng chỉ đạo để khai thác các lực lượng, đánh bại đối phương và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục. Quan điểm này được xây dựng dựa trên luận điểm cơ bản cho rằng có thể chiến thắng đối thủ – thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn – nếu có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình.
Cũng là với khái niệm này những tại Châu Âu, khái niệm chiến lược đã chuyển hình thức và ứng dụng từ lĩnh vực quân sự sang lĩnh vực kinh doanh vào cuối thế kỷ XIX, và sang đến thế kỷ XX thì các quan điểm này đã xâm nhập sang các lĩnh vực khác như quản lý nhà nước, quản lý các tổ chức phi lợi nhuận và quản lý nói chung.
Quan điểm quan hệ xã hội xem xét doanh nghiệp như một tổng thể các cam kết hợp tác giữa từng cá nhân với tinh thần tự nguyện. Sự tồn tại của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào khả năng thu hút đủ nhân sự với lợi ích phù hợp cho tất cả các bên.. Mô hình chiến lược diễn giải chủ yếu dựa trên các yếu tố quan hệ xã hội.
Mô hình chiến lược diễn giải trong tiếng Anh là Interpretive strategy model.
2. Nội dung của chiến lược diễn giải:
Với chiến lược này thì mô hình chiến lược diễn giải đưa ra những quan điểm va giả thiết rằng thực tế không phải cái gì đó khách quan hoặc ngoại sinh mà được hình thành thông qua một qui trình các tác động xã hội trong đó cảm nhận của mỗi người là chắc chắn, được điều chỉnh và thay thế tuỳ theo sự phù hợp với cảm nhận của những người khác.
– Chiến lược trong mô hình diễn giải có thể được xác định như một phép ẩn dụ có định hướng hoặc khung hướng dẫn cho phép các tác nhân quan trọng của tổ chức có thể hiểu được tổ chức và môi trường xung quanh.
Trên cơ sở này, các tác nhân quan trọng được khuyến khích tin tưởng và hành động theo hướng tạo ra các kết quả có lợi cho doanh nghiệp.
Chiến lược này khác với các chiến lược khác ở điểm là nhà chiến lược tuyến tính đối phó với môi trường bằng các hành động của doanh nghiệp có xu hướng tác động đến các mối quan hệ; nhưng nhà chiến lược diễn giải đối phó với môi trường thông qua các hành động tượng trưng và giao tiếp.
Bên cạnh đó nó cũng có điểm khá tương đông với các chiến lược khác như chiến lược diễn giải, giống như chiến lược thích ứng, giả định rằng doanh nghiệp và môi trường kinh doanh quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng trong chiến lược diễn giải, người lãnh đạo doanh nghiệp định hình quan điểm của các cá nhân trong doanh nghiệp và cả những người sắp liên quan tới doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp không thực hiện các thay đổi vật lí với sản phẩm. Thay đổi về quan niệm hướng tới độ tin cậy lớn hơn dành cho doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Về điểm này, chiến lược diễn giải trùng lắp với chiến lược thích ứng.
– Một khác biệt đáng chú ý giữa mô hình thích ứng và mô hình diễn giải là cách tiếp cận của mỗi mô hình về độ phức tạp.
Chiến lược thích ứng nỗ lực giải quyết vấn đề phức tạp về mặt cấu trúc, đáng kể nhất là xung đột và thay đổi nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. Chiến lược diễn giải nhấn mạnh vấn đề phức tạp về mặt thái độ và nhận thức của các bên có liên quan tới doanh nghiệp.
3. Đặc trưng của chiến lược diễn giải:
– Phạm vi: một phép ẩn dụ được xây dựng với mục đích định hướng hoặc hướng dẫn thái độ và nhận thức của các tác nhân quan trọng với doanh nghiệp.
– Bản chất của chiến lược: ẩn dụ, diễn giải.
– Trọng tâm của chiến lược: nhân sự của doanh nghiệp và các bên có liên quan tới doanh nghiệp.
– Mục tiêu của chiến lược: tính hợp pháp và hợp lí trong từng hành động của doanh nghiệp.
– Hành vi chiến lược: phát triển biểu tượng, cải thiện quan hệ và tác động qua lại.
– Thuật ngữ liên quan: tiêu chuẩn chiến lược.
– Tiêu chí đánh giá: đánh giá theo bối cảnh cụ thể, có thể cần tới đánh giá định tính.
4. Tham khảo mô hình chiến lược khác:
4.1. Mô hình chiến lược tuyến tính:
So với các mô hình thích ứng hay diễn giải thì chiến lược tuyến tính trong tiếng Anh là Linear strategy model và mô hình chiến lược tuyến tính thường được gọi là mô hình I mô hình này chú ý vào các hoạt động lập kế hoạch. Mô hình được gọi là tuyến tính vì nó bao hàm các hoạt động có trình tự, được định hướng và tuân theo trật tự logic trong quá trình lập kế hoạch.
Nội dung
– Theo quan điểm tuyến tính, chiến lược gồm: tích hợp các quyết định, hành động hoặc kế hoạch đặt ra và hướng tới các mục tiêu của tổ chức.
– Mục tiêu và cách thức đạt tới mục tiêu đều là kết quả của quyết định chiến lược. Để đạt được mục tiêu, tổ chức có thể thay đổi liên kết của mình với môi trường xung quanh như thay đổi sản phẩm, chuyển dịch thị trường, hay thực hiện các hành vi kinh doanh khác.
– Các thuật ngữ thường đi liền với mô hình tuyến tính có: lập kế hoạch chiến lược, thiết lập hệ thống chiến lược, và thực hiện chiến lược.
– Mô hình tuyến tính mô tả các nhà quản trị cấp cao như những người có khả năng thay đổi tổ chức.
Môi trường xung quanh là tập hợp các khó khăn do các đối thủ cạnh tranh tạo ra. Qua một quá trình ra quyết định hợp lí, nhà quản trị cấp cao xác định mục tiêu, xây dựng các phương án thay thế để đạt được mục tiêu, đánh giá khả năng thành công của mỗi phương án, và quyết định phương án thực hiện.
Trong quá trình này, nhà quản trị tận dụng các xu thế và điều kiện trong tương lai có lợi cho hoạt động kinh doanh và tránh hoặc có biện pháp phản ứng lại các điều kiện bất lợi. Do mô hình được phát triển cho các tổ chức kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, hai kết quả quan trọng được xem xét tới là lợi nhuận và năng suất.
– Nếu mục tiêu của quá trình lập kế hoạch là thành công của doanh nghiệp, thì cần đảm bảo mọi quyết định của người quản lí từ cấp cao nhất sẽ được thực hiện đầy đủ trong toàn tổ chức.
– Giả định này cho phép các ý tưởng dự kiến trở thành hành động thực tế. Giả định thứ hai của mô hình bắt nguồn từ đặc tính tốn thời gian và định hướng tương lai của quá trình lập kế hoạch.
– Nói cách khác, quyết định của ngày hôm nay được đưa ra dựa trên niềm tin vào các điều kiện trong tương lai. Các quyết định có thể chỉ được thực hiện sau một vài tháng, thậm chí, vài năm.
– Để có thể tin tưởng rằng thời gian dành cho việc đưa ra quyết định không lãng phí, cần có niềm tin rằng biến động môi trường kinh doanh là có thể dự báo. Một giả định nữa là mỗi tổ chức đều xác định cho mình một số mục tiêu và hoàn thành các mục tiêu này là kết quả quan trọng nhất của chiến lược.
Đặc trưng của mô hình chiến lược tuyến tính
– Phạm vi: xác định rõ mục tiêu dài hạn cơ bản của doanh nghiệp, điều chỉnh các hành động và phân bố nguồn lực cần thiết nhằm đạt tới các mục tiêu này
– Bản chất của chiến lược: tích hợp các quyết định, hành động, và kết hoạch
– Trọng tâm của chiến lược: phương tiện, kết quả
– Mục tiêu của chiến lược: đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp
– Hành vi chiến lược: thay đổi sản phẩm, thị trường
– Thuật ngữ liên quan: lập kế hoạch chiến lược, xây dựng và thực hiện chiến lược
– Tiêu chí đánh giá: kế hoạch chính thức, sản phẩm mới, cấu trúc sản phẩm hoặc phương thức kinh doanh, trọng tâm và phân đoạn thị trường, thị phần, sát nhập và thâu tóm, đa dạng sản phẩm.
Mô hình tuyến tính ngày càng ít được sử dụng do các vấn đề chiến lược ngày càng trở nên phức tạp không chỉ bởi các vấn đề này liên quan đến nhiều góc độ quản lí khác nhau mà còn bởi biến động của các biến số kỹ thuật, kinh tế, thông tin, xã hội…
4.2. Mô hình chiến lược thích ứng:
Mô hình chiến lược thích ứng trong tiếng Anh là Adaptive strategy model. Mô hình chiến lược thích ứng thường được gọi là Mô hình II.
Theo mô hình này thì các doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục đánh giá các điều kiện bên trong và bên ngoài. Kết quả đánh giá là những điều chỉnh phù hợp bên trong tổ chức hoặc trong các môi trường liên quan nhằm tạo ra sự kết hợp hợp lí giữa một bên là cơ hội và rủi ro của môi trường với bên kia là khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp.