Chiến lược chi phí thấp là gì? Nội dung và ví dụ minh họa chiến lược? Muốn thực hiện có hiệu quả chiến lược kinh doanh chi phí thấp cần những yếu tố nào?
Đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp, khi tiến hành sản xuất kinh doanh loại hàng hóa hay mặt hàng cụ thể nào đó doanh nghiệp đều có những chiến lược kinh doanh để tìm ra sự phù hợp cho quá trình phát triển doanh nghiệp cách tốt nhất có thể, hiện nay có thể kể tới ứng dụng trong mô hình chiến lược chi phí thấp, đây là chiến lược được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng vì lợi ích mà nó mang lại. Vậy cụ thể để hiểu thêm về chiến lược chi phí thấp là gì? Nội dung và ví dụ minh họa chiến lược?
Mục lục bài viết
1. Chiến lược chi phí thấp là gì?
Chiến lược chi phí thấp trong tiếng Anh là “Low cost strategy”.
Khi nhắc tới chiến lược chi phí thấp là một hệ thống các cơ chế, hành động của doanh nghiệp có mối quan hệ nhất quán nhằm sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa và dịch vụ tại chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo những tính năng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
2. Nội dung và ví dụ minh họa chiến lược về chiên lược chi phí thấp:
Nội dung của chiến lược chi phí thấp thông thường với chiến lược này sẽ thực hiện iện bán các sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn thông thường cho hầu hết số đông các khách hàng tiêu biểu trong ngành và để thực hiện thành công chiến lược này, doanh nghiệp cần thiết phải luôn tập trung vào việc kiểm soát và giảm các chi phí xuống mức thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Công ty có thể đạt được lợi thế chi phí bằng cách tăng hiệu quả của họ, tận dụng lợi thế kinh tế nhờ qui mô hoặc bằng cách nhập nguyên liệu thô với chi phí thấp. Để một công ty trở thành người dẫn đầu về chi phí, cần phải có những thế mạnh nội bộ sau:
– Tiếp cận nguồn vốn để có những khoản đầu tư đáng kể
– Hiệu quả trong hệ thống sản xuất
– Chuyên môn hóa để cải thiện qui trình sản xuất
Ví dụ minh họa về chiến lược chi phí thấp:
Như vậy ta thấy chiến lược chi phí thấp đã mở đường đến thành công cho nhiều công ty và khi mới xuất hiện lần đầu vào các thập niên 1950 và 1960, các nhà bán lẻ hạ giá ở Mỹ như Kmart đã thâu tóm phần lớn thị trường bán lẻ từ tay các cửa hàng bách hóa truyền thống và các cửa hàng đặc chủng.
Thành công của họ nhờ vào khả năng cung cấp sản phẩm với giá thấp, và họ đã phát triển khả năng ấy bằng cách giữ cho cơ cấu chi phí của mình luôn thấp hơn chi phí của các đối thủ cạnh tranh truyền thống và với những công ty hạ giá này lần lượt bị thay thế bởi Wal-mart và Target vì cả hai đã có thể thực hiện một chiến lược chi phí thấp hiệu quả hơn. Trong chiến lược này, sản phẩm hay dịch vụ mà Wal-mart hay Target cung cấp hoàn toàn giống với sản phẩm hay dịch vụ của các đối thủ chẳng hạn, các mặt hàng được Wal-mart và Target bán có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau như Pin Duracell, ống nhòm Minolta, máy ảnh Canon, phim Kodak, quần jeans Wrangler, lưỡi dao cạo râu Gillette, bút Bic,…
Hiện nay không khó để nhận thấy có rất nhiều người lại thích tìm đến Wal-mart và Target để mua những món hàng này mà bỏ qua những địa điểm bán hàng của đối thủ và vì họ tin rằng họ sẽ mua được cũng những món hàng như vậy nhưng với giá rẻ hơn với hai tập đoàn này đã được xây dựng đặc biệt với lợi thế chi phí thấp như một phần chính trong chiến lược tổng thể của mình.
Như vậy ta thấy giải pháp để thanh công của chiến lược chi phí thấp là đem lại giá trị mà khách hàng mong đợi ở mức chi phí đảm bảo khả năng sinh lợi thỏa đáng đây là trò chơi mà Wal-mart đã tham gia và chiến thắng trong nhiều năm và họ đã siết chặt chi phí từ các nhà cung ứng của họ nhiều hơn bất kì nhà bán lẻ lớn nào khác.
3. Muốn thực hiện có hiệu quả chiến lược kinh doanh chi phí thấp cần những yếu tố nào?
Nguồn nhân lực với nguồn nhân lực bao gồm các nhà quản trị các cấp và người thừa hành trong doanh nghiệp và phân tích nguồn nhân lực nhằm giúp cho doanh nghiệp đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên trong tổ chức, trong từng bộ phận chức năng so với yêu cầu công việc để từ đó có kế hoạch đãi ngộ, sắp xếp, đào tạo và sử dụng hợp lý các nguồn lực, giúp doanh nghiệp đảm bảo sự thành công của các chiến lược đề ra.
– Sản xuất cụ thể sản xuất là hoạt động chính của doanh nghiệp, gắn liền với việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ với các yếu tố chủ yếu như: khả năng sản xuất, chất lượng dịch vụ, chi phí thấp làm hài lòng khách hàng. Phân tích hoạt động sản xuất giúp các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
– Tài chính kế toán: Liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực vật chất trong doanh nghiệp ở từng thời kỳ, phân tích đánh giá hoạt động tài chính giúp doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động tài chính tại doanh nghiệp. Các yếu tố tài chính như: Khả năng huy động vốn, nguồn vốn, tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu, từ đó phục vụ cho các quyết định sản xuất kinh doanh. Đồng thời giúp doanh nghiệp nắm rõ được các chi phí nhằm tạo ra điểm mạnh cho doanh nghiệp.
– Marketing: Hoạt động Marketing trong doanh nghiệp bao gồm: nghiên cứu thị trường để nhận dạng các cơ hội kinh doanh, hoạch định các chiến lược về phân phối sản phẩm, về giá cho phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến, đồng thời là yếu tố chính tạo điều kiện cho cung và cầu trên thị trường gặp nhau, là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Nghiên cứu và phát triển: Giúp doanh nghiệp ứng dụng có hiệu quả các công nghệ tiên tiến, tạo ra lợi thế cạnh tranh về phát triển sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quá trình sản xuất, giảm bớt chi phí.
– Hệ thống thông tin: Phân tích hệ thống thông tin giúp đánh giá thông tin của doanh nghiệp hiện có đầy đủ không, thông tin thu thập được có chính xác và kịp thời giữa các bộ phận hay không, giúp doanh nghiệp có được những thông tin với độ chính xác cao, đầy đủ làm cơ sở xây dựng chiến lược đúng đắn.
3. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp:
– Chiến lược là công cụ thể hiện tổng hợp các mục tiêu dài hạn của tổ chức, doanh nghiệp với mục tiêu của các doanh nghiệp là các tiêu đích cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình và việc cụ thể hoá, văn bản hoá các mục tiêu của doanh nghiệp thông qua chiến lược sẽ giúp cho các thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức nhận thức rõ họ muốn đi tới đâu, vì vậy họ biết họ cần làm gì. Chính điều đó giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn.
– Chiến lược gắn liền các mục tiêu phát triển trong ngắn hạn ở bối cảnh dài hạn và trong môi trường kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp luôn phải vận động một cách linh hoạt để thích nghi với môi trường và với sự vận động có thể làm lệch pha và làm triệt tiêu sự phát triển lâu dài. Chính chiến lược với các mục tiêu chiến lược sẽ đem lại cho các nhà quản trị một định hướng dài hạn và à như vậy, việc giải quyết các vấn đề ngắn hạn trong khuôn khổ của định hướng dài hạn sẽ đem lại sự phát triển vững chắc cho doanh nghiệp. Các mục tiêu dài hạn cũng là cơ sở quan trọng cho các mục tiêu ngắn hạn.
– Chiến lược góp phần đảm bảo cho việc thống nhất và định hướng các hoạt động của doanh nghiệp và trong quá trình tồn tại và phát triển, với xu hướng phân công lao động ngày càng mạnh mẽ theo cả chiều sâu và bề rộng, chính vì vậy các công việc của tổ chức được thực hiện ở nhiều bộ phận khác nhau. Sự chuyên môn hoá đó cho phép nâng cao hiệu quả của công việc, tuy nhiên các bộ phận chỉ quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả của bộ phận mình làm và lại thiếu sự liên kết tổng thể và thường không đi theo mục tiêu chung của tổ chức, chính vì thế có khi các hoạt động lại cản trở nhau gây thiệt hại cho mục tiêu của tổ chức, đó là nguyên nhân của tình trạng thiếu một chiến lược của tổ chức. Do đó chiến lược góp phần cung cấp một quan điểm toàn diện và hệ thống trong việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn kinh doanh nhằm tạo nên một sức mạnh cộng hưởng của toàn bộ các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp hướng tới một mục tiêu duy nhất đó là mục tiêu chung của doanh nghiệp.
– Chiến lược giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt được các cơ hội thị trường và tạo thế cạnh tranh trên thương trường.Thống nhất quá trình hoạt động nhằm đạt đến các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp, và như vậy sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hữu hạn có hiệu quả nhất. Do đó các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhanh nhất các cơ hội trên thương trường, tận dụng tối đa khả năng sẵn có để tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới. Những vai trò cơ bản của chiến lược đã khẳng định sự cần thiết khách quan của chiến lược trong hoạt động quản trị nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng trong một nền kinh tế hiện đại. Vì thế việc tiếp cận và áp dụng chiến lược là một vấn đề rất cần thiết hiện nay.