Chiến lược chi phí bằng không là gì? Cách hoạt động và ví dụ về chiến lược chi phí bằng không? Giải pháp để thực hiện chiến lược chi phí bằng không?
Chiến lược chi phí bằng không là một thuật ngữ thường được dùng trong kinh tế và thường chúng ta sẽ hiểu rằng các hoạt động của doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn mà vấn duy trì được hoạt động của doanh nghiệp hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Chiến lược chi phí bằng không là gì?
Chiến lược chi phí bằng không trong tiếng Anh là “Zero-Cost Strategy”.
Chiến lược chi phí bằng không chỉ quyết định trong kinh doanh hoặc trong giao dịch chứng khoán mà không cần tốn bất kì chi phí nào để thực hiện. Chiến lược chi phí bằng không giúp cho doanh nghiệp hoặc cá nhân không phải tốn thêm bất kì chi phí nào những vẫn cải thiện được hoạt động, giúp cho các qui trình hiệu quả hơn, hoặc giúp giảm chi phí trong tương lai. Chiến lược chi phí bằng 0 có thể được áp dụng trong nhiều bối cảnh để cải thiện hiệu suất của một tài sản.
Hay cũng có thể hiểu khi doanh nghiệp nào đó được cho là áp dụng chiến lược chi phí bằng không khi tập hợp các mục tiêu và hành
động của doanh nghiệp là nhằm sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ được khách hàng chấp nhận tại mức giá thấp nhất trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh. Hay có thể hiểu rằng, bằng việc áp dụng chiến lược chi phí bằng không này sẽ tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ do thiết lập được tổng thể chi phí thấp hơn trên thị trường kinh doanh.
Như vậy qua khái niệm chúng ta thấy chiến lược này là một chiến lược rất hay, tuy nhiên, điều mà có thể mang lại sự thành công cho chiến lược này chính là đáp ứng được cho khách hàng điều mà họ thực sự mong đợi. Tuy nhiên, vẫn cần điều chỉnh để mức chi phí dù thấp nhưng vẫn có thể đảm bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp, chỉ có vậy thì doanh nghiệp mới có nguồn lực để tiếp tục phát triển. Đối với những sản phẩm không có gì khác biệt, giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả thường là cố định, chính vì thế doanh nghiệp luôn phải thực hiện việc tối thiểu hóa chi phí để giúp khả năng sinh lợi nhuận không bị giảm. Doanh nghiệp thường ép những nhà cung ứng cung cấp hàng ở mức thấp để thực hiện điều này. Viettel là một doanh nghiệp tại Việt Nam đứng đầu về cung cấp dịch vụ viễn thông với mức giá thấp.
2. Cách hoạt động và ví dụ về chiến lược chi phí bằng không:
Sử dụng chiến lược chi phí bằng không có nghĩa là sẽ không cần thêm chi phí nào để cải thiện hoặc bổ sung cho các hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Như đã đề cập ở trên, cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí trong tương lai, cũng như đơn giản hóa và hợp lí hóa các qui trình hiện tại của mình bằng cách sử dụng chiến lược chi phí bằng không. Chiến lược giao dịch chi phí bằng không có thể được áp dụng với nhiều loại tài sản và loại hình đầu tư khác nhau, bao gồm cổ phiếu, hàng hóa và quyền chọn. Chiến lược chi phí bằng không cũng có thể chỉ việc đồng thời mua và bán một tài sản với các chi phí triệt tiêu lẫn nhau.
Ví dụ cụ thể với một công ty tìm cách tăng hiệu suất của mình đồng thời giảm chi phí có thể quyết định mua máy chủ mới để thay thế những máy chủ cũ. Công ty bán các máy chủ cũ và dùng số tiền thu được để trả cho máy chủ mới. Nhờ các tiến bộ công nghệ mà máy chủ mới hiệu quả hơn, hoạt động nhanh hơn và giảm chi phí trong tương lai do phí bảo trì và năng lượng tiêu thụ thấp hơn.
Trong đầu tư, nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục có chi phí bằng không bằng cách mua cổ phiếu dự kiến sẽ tăng giá và bán khống cổ phiếu dự kiến sẽ giảm giá trị trong tương lai. Ví dụ, nhà đầu tư A có thể vay cổ phiếu Facebook trị giá 1.000 USD và bán đi, sau đó tái đầu tư số tiền đó vào Twitter. Sau một năm, giả sử giao dịch diễn ra như mong đợi, nhà đầu tư bán cổ phiếu Twitter để mua và trả lại số cổ phiếu Facebook đã vay từ năm trước. m Lợi nhuận của chiến lược này sẽ bằng với lợi nhuận thu được từ cổ phiếu Twitter trừ đi lợi nhuận từ cổ phiếu Facebook. Một điểm quan trọng cần lưu ý là kịch bản trên bỏ qua các yêu cầu về kí quĩ.
3. Giải pháp để thực hiện chiến lược chi phí bằng không?
Hiện nay cùng với vấn đề về sự gia tăng cạnh tranh trên toàn cầu về kinh tế thị trường của các doanh nghiệp, kéo theo môi trường pháp lý ngày càng căng thẳng và áp lực chi phí ngày càng tăng cho thấy các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức khốc liệt hơn bao giờ hết và đối với chiến lược chi phí bằng không được đưa ra cũng có rất nhiều các ưu điểm để giúp ích cho doanh nghiệp hiện nay. Theo đó các doanh nghiệp thành công sẽ là các doanh nghiệp có sự tập trung chiến lược mạnh mẽ để thúc đẩy hiệu quả hoạt động và điều chỉnh các nguồn lực trên toàn doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược.
Để thực hiện chiến lược chi phí bằng không một cách thành công và chiến thắng thì doanh nghiệp buộc phải giữ cho mức chi phí cung cấp dịch vụ thấp hơn những đối thủ khác. Chiến lược này được xem là thách thức vì bất cứ đối thủ nào cũng sẽ cạnh tranh để chi phí của họ thấp hơn nữa. bên cạnh đó ta thấy có những yếu tố để thực hiện điều này tốt hơn bao giờ hết. Cải tiến không ngừng là việc nên làm để có được vị trí dẫn đầu trong sản xuất. Người nhật đã phát triển ra triết lý Kaizen, triết lý này khuyến khích mọi người trong doanh nghiệp phải nên cải tiến mọi thứ mà họ đang làm. Những cải tiến dù nhỏ giúp giảm chi phí thì lâu dần doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn.
Ai ai cũng biết rằng bất cứ một công việc nào, nếu một người làm thường xuyên công việc đó thì sẽ thực hiện công việc đó nhanh và ít sai sót hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chuyên môn hóa nhân viên để họ chỉ làm ở một vị trí cố định, khi kỹ năng của họ đã tốt, tùy vào khả năng của họ, hãy thăng tiến cho họ ở một cấp độ cao hơ
Có rất nhiều doanh nghiệp đã thành công khi cung cấp sản phẩm của mình trực tiếp đến khách hàng mà không qua bất cứ trung gian nào. Dell là một doanh nghiệp thực hiện tốt điều đó, nhờ thực hiện điều này, Dell đã loại bỏ được vấn đề nan giải đó chính là tồn kho, họ trực tiếp cung cấp sản phẩm theo đơn hàng cho khách hàng. Dây chuyền cung ứng của họ có những nhà cung ứng linh kiện, những người lắp ráp và những người trong bộ phận hậu cần. Những bộ phận này đều được hỗ trợ bằng kỹ thuật số để công việc được thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn. Nhờ vậy mà Dell đã dẫn đầu về chi phí thấp trong lĩnh vực này.
Cải tiến sản phẩm là cách giảm bớt rất nhiều chi phí mà doanh nghiệp nên lưu tâm. Đã có rất nhiều sản phẩm được nghiên cứu, cải tiến chế tạo bằng nhựa nguyên sinh thay cho sản phẩm bằng kim loại. Chính vì thế đã giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu sản xuất. Chiến lược chi phí bằng không có thể nói đây là chiến lược mà doanh nghiệp nên áp dụng trong kinh doanh, để thực hiện thành công thì doanh nghiệp nên có một kế hoạch rõ ràng và cơ cấu tổ chức tốt. Cạnh tranh trên thương trường cũng như cạnh tranh trên chiến trường, chỉ khác là cạnh tranh trên thương trường sẽ sử dụng chất xám. Tùy vào tình hình cụ thể, bạn hãy áp dụng những yếu tố, biện pháp nêu trên để giúp doanh nghiệp của mình phát triển hơn nữa nhé, chúc các bạn thành công.
Kết luận: Như chúng ta đã biết, dựa trên các thông tin đưa ra như trên thì chúng ta có thể thấy vai trò của việc quản lý chi phí và hiệu quả hoạt động là chìa khóa để thực hiện chiến lược của quý công ty. Chúng tôi sẽ phối hợp với quý công ty để biến chiến lược của quý công ty thành một khung thước đo có ý nghĩa cụ thể đó là các chỉ số hiệu quả hoạt động chính, KPI để quản lý và đo lường hiệu quả việc đạt được mục tiêu chiến lược của quý công ty. Điều này sẽ giúp quý công ty có những thông tin phù hợp vào đúng thời điểm để quý công ty có thể đo lường và theo dõi tiến độ công việc. Quý công ty sẽ có thể phân tích hiệu quả hoạt động trước đây, xác định các mô hình, xu hướng và sự phụ thuộc, báo cáo hiệu quả hoạt động và tiến hành lập các mô hình dự báo.