Mục lục bài viết
1. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta là khu vực?
A. có vốn đầu tư nước ngoài
B. nhà nước
C. ngoài nhà nước
D. kinh tế tập thể
Đáp án đúng là: A
2. Ý nghĩa sự chuyển biến trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta:
– Tăng cường giá trị gia tăng và nâng cao chất lượng sản phẩm
Sự gia tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy Việt Nam đang chuyển hướng từ việc xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn
– Giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Việc giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác tài nguyên cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo. Điều này không chỉ giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ hoạt động khai thác mà còn thúc đẩy phát triển bền vững.
– Tạo thêm việc làm và phát triển nguồn nhân lực
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp cũng mang lại nhiều cơ hội việc làm mới, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghệ cao.
– Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng và cân bằng phát triển
Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp cũng góp phần vào việc phát triển kinh tế vùng, giảm bớt sự chênh lệch giữa các khu vực. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nhiều địa phương giúp phân bổ lại nguồn lực kinh tế, tạo động lực phát triển cho các vùng kém phát triển. Điều này góp phần vào việc giảm thiểu sự bất bình đẳng kinh tế và nâng cao mức sống của người dân trên cả nước.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm:
A. 1976 B. 1986
C. 1991 D. 2000
Đáp án: B
Câu 2: Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững:
A. Chỉ cần có tốc độ tăng trưởng GDP cao
B. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế
C. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ
D. Cần có nhịp độ phát triển cao; có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ
Đáp án: D
Câu 3: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng:
A. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp – xây dựng
B. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ
C. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ
D. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ
Đáp án: C
Câu 4: Trong những năm gần đây ngành đóng góp ít nhất trong cơ cấu GDP của nước ta là:
A. Công nghiệp B. Dịch vụ
C. Lâm nghiêp D. Nông nghiệp
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 5: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đonạ 1990- 2005 là:
A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh
B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu
C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vu đều phát triên ở trình độ cao
D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc
Đáp án: D
Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua
A. Tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng sản phẩm
B. Có giá thành sản phẩm hạ, cạnh tranh hieuj quả trên thị trường quốc tế
C. Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao
D. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đảm bảo phát triển bền vững
Đáp án: B
Câu 7: Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?
A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành
C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời
D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động
Đáp án: D
Câu 8: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I ( nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là :
A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản
B. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi
C. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp
D. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
Đáp án: C
Câu 9: ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ơ khu vực II ( công nghiệp – xây dựng)?
A. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác
D. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường
Đáp án: C
Câu 10: Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do:
A. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viên thông, tưu vấn đầu tưu, chuyển giao công nghệ,…
B. Nước ta có điều kiện thuận lựi vè vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
C. Đã huy động được toàn bộ lực lượng lao động có tri thức cao của cả nước
D. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong nước suy giảm liên tục
Đáp án: A
Câu 11: Trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là :
A. Kinh tế có vốn đàu tư nước ngoài
B. Kinh tế nhà nước
C. Kinh tế tập thể
D. Kinh tế tư nhân
Đáp án: A
Câu 12: Trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng vẫn luôn giữ vai tro chủ đạo là:
A. Kinh tế có vốn đàu tư nước ngoài
B. Kinh tế nhà nước
C. Kinh tế ngoài nhà nước
D. Kinh tế tư nhân
Đáp án: B
Câu 13: Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do:
A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP
B. Nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia
C. Chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác
D. Có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước
Đáp án: B
Câu 14: Thành phần kinh tế nào có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm lớn nhất là:
A. Kinh tế Nhà nước
B. Kinh tế tập thể
C. Kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể
D. Kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài
Đáp án: C
Câu 15: Trong qua trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển cong nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng B. Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Đông Nam Bộ
Đáp án: D
Câu 16: Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, hiện nay vùng có giá trọ sản xuất nong, lâm nghiệp và thủy sản lớn nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng B. Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Đông Nam Bộ
Đáp án: C
Câu 17: Đến năm 2016, số vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là:
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Đáp án: B
Câu 18: Thành phố Cần Thơ được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm:
A. Phía Bắc B. Miền Trung
C. Phía Nam D. Đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án: D
Câu 19: Tỉnh Tiền Giang được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm:
A. Phía Bắc B. Miền Trung
C. Phía Nam D. Đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án: C
Câu 20: Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm cở Átlat địa lí Việt Nam trang 17, giai đoạn 2000 -2007 , GDP của nước ta tăng gần:
A. 1,6 lần B. 2,6 lần
C. 3,6 lần D. 4, lần
Đáp án: B
Câu 21: Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990-2007 diễn ra theo hướng:
A. Giảm tỉ trọng khu vực nông- lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng
B. Tăng tỉ trọng khu vực nông- lâm – thủy sản, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng
C. Giữ nguyên tỉ trọng hai khu vực kinh tế
D. Giữ nguyên tỉ trọng khu vực nông- lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng
Đáp án: A
Câu 22: căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng ở nước ta là:
A. Hải Phòng, Đà Nẵng B. Biên hòa, Vũng Tàu
C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh D. Cần Thơ, Thủ Dầu Một
Đáp án: C
THAM KHẢO THÊM: