Chỉ tiêu năng suất trong đo lường năng suất của doanh nghiệp là gì? Phân loại?
Chỉ tiêu năng suất là các yêu cầu về giá trị đặt ra cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Trong hoạt động của mình, các công ty luôn thực hiện xác định các chỉ tiêu trong thực hiện hoạt động. Việc đo lường, đánh giá dựa trên nhiều yếu tố. Với điểm chung đều tác động vào kết quả năng suất doanh nghiệp. Trong nội dung bài viết này.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm:
Chỉ tiêu năng suất tạm dịch sang tiếng Anh là Productivity Target.
Khái niệm.
Chỉ tiêu năng suất là điều kiện về giá trị được xác định để xem xét đối với năng suất thực tế. Gồm một hệ thống các tỉ số cần thiết lập để đánh giá năng suất của các tổ chức hay doanh nghiệp. Thông qua việc xác định các yếu tố tác động đến kết quả phản ánh năng suất. Với nhu cầu và đòi hỏi đặt ra, doanh nghiệp cần xác định các giới hạn tỉ số cần đạt để điều chỉnh sản xuất, kinh doanh. Từ đó thúc đẩy năng suất của doanh nghiệp. Căn cứ trên các kết quả đánh giá lên được các kết quả cải tiến và cải tổ tổ chức.
Trên thực tế, các chỉ tiêu năng suất thể hiện rất đa dạng. Có gắn bó trực tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, khi thực hiện đo lường năng suất, doanh nghiệp cần lựa chọn đánh giá và tiêu chí xem xét phù hợp. Việc sử dụng chỉ tiêu năng suất nào là phụ thuộc vào mục đích phân tích, đánh giá. Cũng như khả năng trong thu thập các dữ liệu cần thiết. Các thông tin hay dữ liệu phải phản ánh chính xác các số liệu, kết quả hoạt động. Ngoài ra, so với các yêu cầu đòi hỏi, thực tế đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm.
Có thể xem xét các chỉ tiêu được xác định đối với năng suất lý thuyết là 100%. Tuy nhiên trên thực tế, các yếu tố chuyển dịch và tác động làm giá trị đó không được phản ánh. Các chỉ tiêu này được căn cứ trên nội dung hoạt động mong muốn. Nó cũng là trạng thái doanh nghiệp có thể đạt tới nếu điều chỉnh có hiệu quả các yếu tố. Tính chất phản ánh thực tế được xem xét giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Phân tích thuận lợi và thách thức. Từ đó điều chỉnh nhằm đạt được các mong muốn trong năng suất của doanh nghiệp.
Mục đích thực hiện.
Tính toán các chỉ tiêu năng suất nhằm phân tích tình trạng hoạt động hiện tại của tổ chức, doanh nghiệp. Việc tính toán phản ánh thông qua kết quả đánh giá các chỉ tiêu. Do đó mà các tính chất thể hiện sự đảm bảo hay không được thể hiện. So với các mong muốn và mục tiêu, năng suất thực tế có kết quả thể hiện giống hoặc khác. Kết quả được thực hiện trong đối chiếu, đưa ra so sánh với các tổ chức, doanh nghiệp khác cùng tính chất. Hoặc so sánh với các tiêu chuẩn xác định trong ngành. Nhằm đặt ra mục tiêu và khắc phục những khu vực có vấn đề.
Việc điều chỉnh diễn ra đối với các yếu tố sẽ dễ dàng đem đến kết quả hơn. Các yếu tố này đã phản ánh giá trị và hiệu suất thực tế. Do đó, yếu tố hoạt động hiệu quả phải được phát huy. Đồng thời điều chỉnh kịp thời các chính sách nhằm tạo khả thi trong thực hiện. Đưa đến hiệu suất của doanh nghiệp tăng. Việc đo lường năng suất sẽ cung cấp một cơ sở dữ liệu cho tổ chức để lập mục tiêu và giám sát việc thực hiện. Giúp cho việc bộc lộ những khu vực có vấn đề và đánh giá được hiệu quả các hoạt động kinh tế.
2. Phân loại:
Ở cấp độ doanh nghiệp, có rất nhiều các chỉ tiêu có thể sử dụng. Trong đó chia ra 2 loại chỉ tiêu sau:
2.1. Các chỉ tiêu định tính:
Đây là việc xem xét đến định hướng chiến lược, phương thức quản lí và văn hoá doanh nghiệp. Là các yếu tố được xác định sẵn nhằm xác định lợi thế và chiến lược phù hợp. Những yếu tố này là cơ sở cho sự phát triển bền vững. Các yếu tố xem xét bao gồm:
+ Yếu tố lãnh đạo:
Để đo lường và điều chỉnh năng suất của doanh nghiệp, các chiến lược của nhà lãnh đạo được xem là yếu tố cần. Khi xem xét đến mục đích, mục tiêu và chiến lược quản lí. Các tiêu chí này cần được xác định cụ thể nhằm hình dung các tiến trình hoạt động. Cũng như nhà lãnh đạo sẽ vạch ra các tiêu chí khác tác động đến năng suất doanh nghiệp. Các yếu tố này được liệt kê dưới đây.
+ Yếu tố quản lí:
Trong hoạt động của doanh nghiệp cần tổ chức phù hợp, linh hoạt. Tạo ra sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả. Được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lí, chính sách đối với lao động. Các chính sách quản lý phù hợp có thể giúp các bộ phận hoạt động hiệu quả, năng suất. Người lao động tận tâm, cống hiến.
+ Yếu tố phát triển sản phẩm, công nghệ.
Trong thời đại hiện nay, các ứng dụng công nghệ hay kỹ thuật luôn mang đến hiệu quả vượt trội. Sản phẩm đồng đều về chất lượng. Năng suất lớn, tiết kiệm chi phí, thời gian, sức lao động,…
+ Yếu tố sản phẩm, chiến lược thị trường.
Trong hoạt động của mình, doanh nghiệp phải xác định thông số tiêu chuẩn cho thành phẩm. Các sản phẩm chất lượng mới được cung cấp ra thị trường. Cũng như chất lượng sản phẩm đồng đều, đảm bảo. Ngoài ra, tiếp cận hay khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường cũng cần được quan tâm.. Việc đó tạo ra các thị trường mới, hướng đến người tiêu dùng đa dạng nhu cầu. Tìm kiếm thêm khách hàng mới, giữ chân khách cũ là một yếu tố quan trọng. Bởi khách hàng chính là nơi sản phẩm có thể tạo ra lợi nhuận.
+ Yếu tố tài chính.
Để mở rộng quy mô hoạt động, thực hiện các hình thức xúc tiến thương mại, đầu tư chất lượng,… Tài chính là yếu tố bắt buộc đủ và mạnh trong doanh nghiệp. Do đó, chính sách tài chính, các chỉ tiêu tài chính cần được xác định.
+ Các yếu tố khác.
Như các mối quan hệ hợp tác; các mối quan hệ giữa quản lí và người lao động. Đây là yếu tố giúp thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Đảm bảo kết quả sản xuất, kinh doanh được đẩy mạnh. Ngoài ban lãnh đạo hay quản lý, hai yếu tố này cũng giúp tiến độ, hiệu quả làm việc đảm bảo.
2.2. Các chỉ tiêu định lượng:
Phản ánh các khía cạnh khác, mang tính hiệu quả trong hoạt động thực tế. Tuỳ theo mục đích phân tích, có thể tập hợp các chỉ tiêu cụ thể theo nhóm khác nhau. Nhìn chung hệ thống các chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm:
+ Nhóm chỉ tiêu năng suất lao động.
Yếu tố lao động luôn được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Năng suất phản ánh hiệu quả trong sử dụng lao động. Dưới góc nhìn của nhà sản xuất, chi phí cho lao động phải được thu lại xứng đáng. Cho thấy khả năng sản xuất sản phẩm hay dịch vụ ở mức chi phí lao động thấp nhất có thể. Cố gắng khai thác hết công suất làm việc hay khả năng sáng tạo của người lao động.
Tuy nhiên, khi xét đến bản chất, để năng suất được phản ánh cần xác định chi phí dành cho lao động. Các chỉ tiêu thường sử dụng là: giá trị gia tăng trên chi phí lao động, năng suất lao động (giá trị gia tăng/ số lượng lao động), tổng đầu ra tính theo đầu người, chi phí lao động trên một lao động …
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính cạnh tranh và khả năng sinh lợi.
– Hiệu quả quá trình: Đánh giá hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Bao gồm nguồn lực sẵn có như lao động, nhà xưởng, máy móc và vốn để tạo ra giá trị gia tăng. Việc sử dụng đã khai thác triệt để năng suất lao động, khả năng sáng tạo, công suất hoạt động hay chưa. Cùng với các lợi nhuận được phản ánh như thế nào. Muốn hiệu quả quá trình được đảm bảo, cần điều chỉnh và tác động đối với từng yếu tố. Từ đó dẫn đến hiệu quả trong phân công bố trí lao động hợp lí, bố trí sản xuất phù hợp. Kiểm soát chặt chẽ các quá trình đảm bảo chất lượng và giảm lãng phí. Phát huy tối đa hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, tiết kiệm tối đa nguyên nhiên liệu.
Chỉ tiêu thường sử dụng: Giá trị gia tăng/ Chi phí nội lực…
– Tính cạnh tranh. Để hạn chế bị ảnh hưởng do cạnh tranh, doanh nghiệp phải đảm bảo vị trí nhất định trong thị trường. Với một lượng khách hàng ổn định. Càng thuận lợi hơn khi doanh nghiệp có thể tạo ra thị trường riêng cho khách hàng tham gia.
– Khả năng sinh lợi: Phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu thường sử dụng: Tỉ suất thu hồi vốn đầu tư (Lợi nhuận/ tổng vốn đầu tư), Khả năng sinh lợi (Lợi nhuận/Tổng đầu ra)…
+ Nhóm chỉ tiêu năng suất vốn.
Phản ánh mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn, các giá trị bỏ ra phải được bù đắp xứng đáng bằng doanh thu và lợi nhuận. Cũng như việc sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, khả năng sinh lợi cao. Khi đầu tư một đồng vốn như vậy sẽ đem lại bao nhiêu giá trị tương ứng.
Đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải luôn tìm tòi xu hướng cũng như tác động trên các thị trường. Khai thác các thị trường mới và tập chung trên thị trường tiềm năng. Xác định thị trường đầu tư, cũng như sản phẩm nào có hiệu quả nhất.
Các chỉ tiêu thường sử dụng: Năng suất vốn (giá trị gia tăng/ tổng lượng vốn), Tỉ lệ quay vòng vốn (tổng đầu ra/ tài sản cố định)… Trong kinh doanh, nhanh chóng thu hồi vốn giúp nhà đầu tư tiếp cận nhanh với lợi nhuận. Cũng như có thể sử dụng vốn cho các dự án khác để tìm kiếm nhiều tiềm năng lợi nhuận hơn.
Ngoài ra, năng suất tổng thể của doanh nghiệp cũng phản ánh việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, kết quả nhận được từ giá trị đầu ra.