Theo nghiên cứu về văn hóa quốc gia của Hofstede đây là nhà nhân chủng học rất nổi tiếng người Hà lan, ông đã tiến hành một trong những nghiên cứu đầu tiên dựa trên quan sát thực nghiệm về các đặc điểm văn hóa quốc gia. Vậy chỉ số khoảng cách quyền lực là gì? Mỗi quan hệ với doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Chỉ số khoảng cách quyền lực là gì?
Khi nói tới khoảng cách quyền lực thường chúng ta sẽ nghĩ tới Geert Hofstede là một nhà nhân chủng học nổi tiếng người Hà Lan và Ông là người đã thành lập bộ phận nghiên cứu nhân sự của IBM Europe trong vòng 6 năm, từ 1967 đến 1973, ông đã tiến hành một cuộc khảo sát uy mô lớn trên 117,000 nhân viên IBM. chúng ta cũng thấy ở tại thời điểm lúc bây giờ Hofstede sở hữu cơ sở dữ liệu xuyên quốc gia rộng nhất. Kết quả từ cuộc nghiên cứu ban đầu này đã giúp Hofstede phân loại những điểm khác biệt trong các nền văn hóa khác nhau theo 4 khía cạnh power distance, individualism vs collectivism, uncertainty avoidance, và masculinity vs feminity trong những năm sau đó, các nghiên cứu của Michael Harris Bond và Michael Minkov đã giúp bổ sung thêm 2 khía cạnh mới: long-term orientation vs short-term orientation và indulgence vs restraint.
Như vậy ta thấy thực tế dẽ không có một quốc gia nào là high power distance hoàn toàn hoặc low power distance hoàn toàn với mọi nền văn hóa đề sẽ bao gồm yếu tố từ cả hai nhóm, chỉ là nền văn hóa này có xu hướng thiên về cực này và có thể là do những yếu tố cá nhân, sẽ có sự khác biệt giữa những người trong cùng một nền văn hóa để nghiên cứu về văn hóa mang rất nhiều yếu tố generalization, do đó hãy đọc bài với tâm thế nhìn nhận xã hội số đông nhé.
Chỉ số khoảng cách quyền lực trong tiếng Anh là Power Distance Index, viết tắt là PDI.
Như vậy từ các dẫn chứng ở trên và căn cứ theo qun điểm của họ đưa ra thì chỉ số khoảng cách quyền lực được phát triển bởi nhà tâm lí học xã hội Hà Lan Geert Hofstede, là một chỉ số đo lường sự phân phối quyền lực và của cải giữa các cá nhân trong một doanh nghiệp, một nền văn hóa hoặc một quốc gia và chỉ số khoảng cách quyền lực cung cấp bằng chứng về mức độ mà công dân thông thường, hoặc cấp dưới, sẽ tuân thủ theo ý kiến của người có quyền thế. Chỉ số khoảng cách quyền lực thấp hơn ở các quốc gia và tổ chức nơi những người có thẩm quyền làm việc chặt chẽ với cấp dưới và các chỉ số khoảng cách quyền lực cao hơn ở những nơi có hệ thống phân cấp quyền hành mạnh hơn.
Chỉ số khoảng cách quyền lực cao chỉ ra rằng hệ thống phân cấp của tổ chức và với doanh nghiệp xã hội được xác định rõ ràng và tồn tại vững chắc với chỉ số thấp đại diện cho một hệ thống ít cứng nhắc hơn các thành viên trong nhóm hoặc trong xã hội có thể thách thức thẩm quyền của cấp trên hoặc sẵn sàng tương tác với cấp trên để đưa ra quyết định.
2. Mỗi quan hệ với doanh nghiệp:
Hofstede trở nên rất nổi tiếng vì đã chỉ ra sự khác biệt văn hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng hội nhập, việc hiểu được vai trò của chỉ số khoảng cách quyền lực trong bối cảnh kinh doanh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các mối quan hệ quyền lực và cách chúng được nhìn nhận có ảnh hưởng lớn đến hành động của một cá nhân cá nhân trong quá trình đàm phán kinh doanh.
Ví dụ điển hình như ở Áo có chỉ số khoảng cách quyền lực xấp xỉ 11 và đa số các nước Ả Rập có chỉ số khoảng cách quyền lực khoảng 80 và ta thấy theo đó việc sử dụng các phương thức kinh doanh hoặc phong cách quản lí của Áo ở một quốc gia Ả Rập có thể sẽ gây phản tác dụng vì chúng mâu thuẫn với cấu trúc xã hội Ả Rập và điều quan trọng là phải hiểu và điều chỉnh theo chỉ số khoảng cách quyền lực của một xã hội hoặc tổ chức để tiến hành kinh doanh hiệu quả, tương tác với các thành viên và ngăn ngừa tình trạng sốc văn hóa.
3. Các chiều văn hóa quốc gia:
Thứ nhất, Chỉ số khoảng cách quyền lực nếu chúng ta có thể xem xét nó trong khía cạnh này, thì ta thấy có xuất hiện bất công bằng và tập trung quyền lực tập trung được những người ít quyền lực hơn nhận thức một cách hiển nhiên và theo đó chỉ số PDI cao thể hiện sự phân bổ quyền lực được thiết lập và thực thi rõ ràng trong xã hội mà không vướng bất cứ sự nghi ngờ hay chất vấn nào với chỉ số PDI thấp thể hiện mức độ chất vấn cao về phân bổ quyền lực cũng như nỗ lực phân chia quyền hành đồng đều.
Thứ hai, Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể đây là chiều văn hóa thể hiện các mức độ hòa nhập của cá nhân đối với một tập thể và cộng đồng và ở trong một xã hội có tính cá nhân cao thường có mức độ ràng buộc khá lỏng lẻo và một cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết với gia đình của mình thì ta thấy họ chú trọng đến chủ thể tôi hơn là chúng tôi trong khi đó, chủ nghĩa tập thể, thể hiện một xã hội với các mối quan hệ hòa nhập chặt chẽ giữa gia đình và những thể chế, hội nhóm khác. Bên cạnh đó với các thành viên trong nhóm có sự trung thành tuyệt đối và luôn hỗ trợ những thành viên khác trong mỗi tranh chấp với các nhóm, hội khác.
Thứ ba, Chỉ số phòng tránh rủi ro chúng ta thấy nó được định nghĩa như mức độ chấp nhận của xã hội với sự không rõ ràng và chi tiết khi mà con người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó không kỳ vọng, không rõ ràng và khác so với hiện trạng thông thường với các loại chỉ số UAI cao cho thấy mức độ gắn kết của thành viên trong cộng động đó với các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự thật tuyệt đối hay một sự đúng đắn chung trong mọi khía cạnh mà tất cả mọi người đều nhận thức được. Bên cạnh đó với các chỉ số UAI thấp cho thất sự cởi mở và chấp nhân những ý kiến trái chiều và gây tranh cãi về vấn đề này với xã hội có UAI thấp thường mang tính ít quy định, quy chế mà họ có xu hướng để mọi thứ được tự do phát triển và chấp nhận rủi ro..
Thứ tư, Nam quyền và Nữ quyền tại chiều văn hóa này và tại góc độ nam quyền được định nghĩa là sự ưu tiên của xã hội cho thành quả và đối với phần thưởng vật chất và định nghĩa thành công dựa trên những thành quả vật chất mà cá nhân đạt được, và đối với nữ quyền ám chỉ sự coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn, quan tâm đến những cá nhân khó khăn cũng như chất lượng cuộc sống. Phụ nữ trong xã hội được tôn trọng và thể hiện những giá trị khác nhau. Trong xã hội ấy, họ chia sẻ sự khiêm tốn và quan tâm đến sự bình đẳng giới. Trong khi đó, xã hội trọng nam quyền, phụ nữ dù có được chú trọng và cạnh trah nhưng thường vẫn bị kém coi trọng hơn so với nam giới. Nói theo cách khác, họ cũng nhận ra khoảng cách giữa những giá trị về nam giới và nữ giới. Khía cạnh này chính là sự cấm kỵ trong những xã hội trọng nam quyền.
Thứ năm, định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn chúng ta có thể nhìn nhận trên các khía cạnh này miêu tả nên những sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại và các hành động và các khó khắn trong tương lai và khi chỉ số LTO thấp, nó biểu thị định hướng ngắn hạn của một xã hội khi mà những truyền thống được trân trọng gìn giữ và sự kiên định được đánh giá cao. Bên cạnh đó ta thấy xã hội có chỉ số LTO cao thì tất nhiên nó sẽ rất chú trọng vào quá trình dài hạn, quan tâm đến sự thích ứng và thực dụng khi giải quyết vấn đề và với một nước nghèo, nếu giữ định hướng ngắn hạn sẽ khó trong việc phát triển kinh tế và trong khi đó nước có định hướng dài hạn thường thuận lợi hơn trong việc phát triển.
Như vậy ta thấy Chỉ số khoảng cách quyền lực là một lí thuyết đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu về các chiều văn hóa khác nhau và có thể ứng dụng nhìn nhận các vấn đề trên thực tế một cách trân thực nhất. Để xã hội có cách phân phối quyền lực hơp lý cho thời đại và cho sự phat triển của xã hội.