Hiện nay, cùng với xu thế hội nhập của thế giới nhiều quốc gia đã và đang nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp các dịch vụ công trong ba lĩnh vực quan trọng nhất của Chính phủ điện tử. Vậy, Chỉ số Chính phủ là gì? Đánh giá chỉ số Chính phủ điện tử?
Mục lục bài viết
1. Chỉ số Chính phủ là gì?
Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI – E- Government Development Index của Liên hợp quốc, EGDI chính là một bộ chỉ số tổng hợp trung bình về ba lĩnh vực quan trọng nhất của Chính phủ điện tử: Hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực, dịch vụ công trực tuyến.
Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử được sử dụng để đo lường sự sẵn sàng và đo lường khả năng của một quốc gia trong việc ứng dụng truyền thông và công nghệ thông tin nhằm để cung cấp các dịch vụ công.
Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử này sẽ giúp cho các tổ chức, các quốc gia nghiên cứu, nhà hoạch định có sự hiểu biết, phân tích sâu sắc hơn về điểm chuẩn so sánh của các vị trí tương đối trong việc sử dụng Chính phủ điện tử cho các hoạt động, trách nhiệm công dân và khả năng cung cấp dịch vụ công của một quốc gia. Đối với mỗi bộ chỉ số đã thể hiện kết quả trở thành một thước đo tổng hợp và các kết quả này hoàn toàn có thể được tách ra và phân tích một cách độc lập.
2. Việt Nam có được đánh giá cao về Chỉ số Chính phủ tốt:
Chỉ số Chính phủ của Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao, thông qua các số liệu sau đây:
– Việt Nam lên vị trí thứ 39, tăng 18 bậc về chỉ số Thu hút đầu tư; xếp thứ 15 chỉ số “Sự hài lòng với các dịch vụ công” và xếp thứ 27 chỉ số “Bình đẳng giới”.
– Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng mạnh về chỉ số Bình đẳng thu nhập lên vị trí thứ 42, tăng 33 bậc so với năm 2021 trong bảng xếp hạng Chỉ số chính phủ tốt Chandler Good Government Index-CGGI năm 2022.
– Việt Nam Xếp thứ 34 ở các chỉ số “Thị trường hấp dẫn”và xếp thứ 43 chỉ số “hỗ trợ phát triển con người”. Từ những thành tích nêu trên, cho thấy Chính phủ Việt Nam đã tập trung vào tiến trình phát triển nền kinh tế đất nước, bảo đảm một xã hội công bằng hơn.
Chỉ số toàn diện nhất trên thế giới chính là chỉ số chính phủ tốt Chandler Good Government Index, chỉ số này được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của chính phủ quốc gia. Tầm quan trọng của việc đầu tư nhằm nâng cao năng lực của bộ máy và công chức mà họ vận hành nhằm có thể xây dựng một tương lai bền vững và tốt đẹp hơn được thể hiện rõ ràng trong Chỉ số chính phủ tốt Chandler Good Government Index.
Chandler Good Government Index với phương pháp luận chặt chẽ được phát triển thông qua tham vấn với các nhà lãnh đạo, các nhân viên chính phủ, các chuyên gia và nhà nghiên cứu về quản trị. Chandler Good Government Index đã dựa trên hơn 50 nguồn dữ liệu mở và được xây dựng theo hướng dữ liệu, theo nguyên tắc nhằm mục đích có thể phân tích, hiểu rõ năng lực của 104 chính phủ trên thế giới.
Chỉ số chính phủ tốt Chandler Good Government Index-CGGI sẽ tập trung vào 7 trụ cột, trong đó:
– Năng lực lãnh đạo và tầm nhìn xa;
– Luật pháp và chính sách mạnh mẽ;
– Thể chế mạnh;
– Quản lý tài chính;
– Thị trường hấp dẫn;
– Tầm ảnh hưởng, danh tiếng toàn cầu;
– Sự hỗ trợ phát triển con người.
Viện Quản trị Chandler cho rằng, chính phủ tốt chính là yếu tố quyết định các quốc gia có thành công hay không. Chỉ số chính phủ tốt của Chandler cho thấy lý do tại sao việc đầu tư vào năng lực mạnh mẽ của chính phủ là yếu tố quan trọng để bảo đảm kết quả tích cực trong sản xuất, đời sống của người dân và doanh nghiệp.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và 6 nước được xếp hạng trong Chandler Good Government Index năm 2022. Theo đó:
– Singapore xếp hạng 3;
– Malaysia xếp thứ 32;
– Thái Lan xếp hạng 46;
– Indonesia hạng 49;
– Philippines đứng thứ 63;
– Campuchia xếp thứ 90.
Viện Quản trị Chandler công bố chỉ số này lần thứ 2 sau lần công bố trước vào năm 2021. Chỉ số Chính phủ năm nay đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ của pháp trị và tầm quan trọng của vấn đề chống tham nhũng cũng như đánh giá ảnh hưởng của năng lực quản trị đối với khả năng của quốc gia trong đối phó với các cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19, khủng hoảng kinh tế,…
3. Đánh giá chỉ số Chính phủ điện tử:
Phòng Cơ quan công và Chính phủ số (Division for Public Institutions and Digital Government) thuộc Ủy ban các vấn đề kinh tế – xã hội của Liên Hợp Quốc (UNDESA) hai năm một lần lại cung cấp toàn cảnh bảng xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử cho 193 nước thành viên của Liên Hợp Quốc.
– Bảng xếp hạng trên dựa vào so sánh và tính toán tương quan Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI (E-Government Development Index) của các nước thành viên Liên hợp quốc. Theo đó:
+ EGDI sẽ được tính toán dựa trên khảo sát về sự hiện diện trực tuyến của các quốc gia.
+ Khảo sát này sẽ tiến hành việc đánh giá các website của các Chính phủ và các bộ ngành, đánh giá các chiến lược và các chính sách của chính phủ điện tử được áp dụng nói chung và các chính sách và chiến lược này sẽ được triển khai trong những ngành chuyên biệt để cung cấp các dịch vụ công thiết yếu như thế nào.
– Tuy nhiên, dù các mô hình đánh giá được giữ cố định, nhưng ý nghĩa chính xác của các giá trị sẽ có sự thay đổi thông qua các phiên bản khảo sát, do cso sự thay đổi về: do các công nghệ nền tảng thay đổi hoặc thay đổi nhận thức về tiềm năng của chính phủ điện tử.
E-Government Development Index – EGDI sẽ gồm ba chỉ số thành phần:
i) Chỉ số dịch vụ công trực tuyến OSI (Online Service Index);
ii) Chỉ số hạ tầng viễn thông TII (Telecommunication Infrastructure Index);
iii) Chỉ số nguồn nhân lực HCI (Human Capital Index).
Hình 1. Các chỉ số thành phần của EGDI
3.1. Chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI):
Các nhà nghiên cứu đánh giá Chỉ số Dịch vụ công trực tuyến OSI thông qua Cổng thông tin quốc gia, các website của các Bộ ngành như dịch vụ xã hội, y tế, tài chính, giáo dục đào tạo, lao động… Mỗi quốc gia được đánh giá bởi ít nhất hai nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trong ngôn ngữ quốc gia của quốc gia đó nhằm mục đích để đảm bảo tính nhất quán của các đánh giá.
OSI được thu thập và tính toán độc lập mà không có sự tham gia của các chính phủ trong mọi giai đoạn.
3.2. Chỉ số hạ tầng viễn thông (TII):
Chỉ số TII là một tổng hợp số học trung bình của 5 chỉ tiêu sau đây:
– Số điện thoại cố định trên 100 dân;
– Tỷ lệ người sử dụng Internet;
– Số lượng thuê bao di động trên 100 dân;
– Số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân;
– Số thuê bao băng thông rộng không dây trên 100 dân;
Dữ liệu từ Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) sẽ là dữ liệu mà Liên Hợp Quốc chỉ lấy dữ liệu TII.
Hình 2. Các chỉ số thành phần của TII
3.3. Chỉ số nguồn nhân lực (HCI):
Hình 3. Các chỉ số thành phần của HCI
Dữ liệu từ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc UNESCO và các nguồn khác của Liên Hợp Quốc chính là nguồn dữ liệu mà Liên Hợp Quốc lấy dữ liệu cho HCI. Các tiêu chí đánh giá chỉ số HCI là một hỗn hợp của 4 chỉ số như sau:
– Tỷ lệ nhập học được đo lường bằng tổng hợp tổng số học sinh đăng ký với số học sinh theo học bất kể tuổi tác ở cấp tiểu học, trung học và đại học – Gross enrolment ratio;
– Tỉ lệ công dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết – Adult literacy;
– Năm đi học trung bình – Mean years of schooling;
– Dự kiến số năm đi học – Expected years of schooling;
Theo thống kê cho thấy các phương pháp đánh giá của Liên hợp quốc đã được chấp nhận rộng rãi và các quốc gia coi đây chính là một giải pháp chung ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia khi hiểu được cách thức thu thập dữ liệu và phương pháp tính toán của Liên Hợp Quốc cho E- Government Development Index sẽ giúp mỗi quốc gia có thể triển khai chính phủ điện tử chủ động hơn và hiệu quả hơn.
Phương pháp đánh giá của Liên hợp quốc dựa trên cái nhìn toàn diện về phát triển Chính phủ điện tử đã được chấp nhận rộng rãi như là một giải pháp chung ở nhiều quốc gia trên thế giới. Như vậy, việc nghiên cứu cách tính toán, phương pháp, vận dụng hệ thống tiêu chuẩn bộ chỉ số Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc trong việc đánh giá chỉ số ứng dụng truyền thông, công nghệ thông tin của các địa phương, các bộ ngành, doanh nghiệp là sự phù hợp trong xu thế của thế giới hiện nay. Dưới đây là tổng hợp xếp hạng theo E- Government Development Index của Việt Nam sau ba kỳ đánh giá gần nhất của Liên Hợp Quốc:
Năm | Xếp hạng Liên Hợp Quốc | Xếp hạng ASEAN |
2014 | 99/193 | 5/11 |
2016 | 89/193 | 6/11 |
2018 | 88/193 | 6/11 |