Chi phí sử dụng vốn tổng hợp là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Có những cách nhìn nhận cụ thể của các chủ thể khác nhau về loại chi phí này. Chi phí sử dụng vốn tổng hợp đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với nhiều cá nhân hay các tổ chức. Vậy chi phí sử dụng vốn tổng hợp là gì? Cách các nhà đầu tư sử dụng?
Mục lục bài viết
1. Chi phí sử dụng vốn tổng hợp là gì?
Định nghĩa chi phí sử dụng vốn:
Chi phí sử dụng vốn được hiểu cơ bản là tỉ suất sinh lời đòi hỏi của các chủ thể là các nhà đầu tư đối với số vốn mà doanh nghiệp huy động cho một dự án đầu tư hay kế hoạch kinh doanh.
Chi phí sử dụng vốn trong tiếng Anh là gì?
Chi phí sử dụng vốn trong tiếng Anh là Cost of Capital.
Bản chất của chi phí sử dụng vốn:
Bản chất của chi phí sử dụng vốn đó chính là chi phí cơ hội của vốn đối với nhà đầu tư tính trên số vốn mà họ đầu tư vào doanh nghiệp.
Chinh bởi do vậy mà tác dụng của việc ước tính chi phí sử dụng vốn được xem như là tỉ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi sử dụng nguồn tài trợ đó cho đầu tư hay hoạt động kinh doanh để đảm bảo cho tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS) là không bị sụt giảm.
2. Đặc điểm của chi phí sử dụng vốn:
– Thứ nhất, chi phí sử dụng vốn dựa trên đòi hỏi của thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường như hiên nay, vốn chính là một loại hàng hóa và được mua bán trên thị trường. Nếu như doanh nghiệp sử dụng vốn mà không tạo ra được mức sinh lời đòi hỏi của thị trường, thì các chủ thể là những nhà đầu tư sẽ không đầu tư vốn vào doanh nghiệp.
Nói một cách khác, chi phí sử dụng vốn không phải do chủ quan của doanh nghiệp quyết định mà chi phí sử dụng vốn được hình thành trên cơ sở đòi hỏi của thị trường.
– Thứ hai, chi phí sử dụng vốn cũng được xem xét trên cơ sở mức độ rủi ro của một dự án đầu tư cụ thể. Thông thường khi dự án đầu tư có rủi ro cao thì tỉ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư càng cao chính bởi vậy mà chi phí sử dụng vốn sẽ cao và ngược lại.
– Thứ ba, chi phí sử dụng vốn thường được phản ánh bằng tỉ lệ phần trăm (%).
Việc chi phí sử dụng vốn thường được phản ánh bằng tỉ lệ phần trăm là nhằm mục đích để đảm bảo tính so sánh được của chi phí sử dụng vốn giữa các dự án, giữa các doanh nghiệp, giữa chi phí và mức sinh lời cuả dự án để ra quyết định tài chính.
– Thứ tư, chi phí sử dụng vốn phản ánh mức lãi suất danh nghĩa mà nhà đầu tư đòi hỏi đối với số vốn khi họ đầu tư vào doanh nghiệp dưới dạng cho doanh nghiệp vay vốn hay góp vốn.
Việc chi phí sử dụng vốn phản ánh mức lãi suất danh nghĩa mà nhà đầu tư đòi hỏi đối với số vốn khi họ đầu tư vào doanh nghiệp dưới dạng cho doanh nghiệp vay vốn hay góp vốn có nghĩa là chi phí sử dung vốn đã bao hàm cả mức bù lạm phát và mức lãi suất thực mà các chủ thể là những nhà đầu tư đòi hỏi.
– Thứ năm, chi phí sử dụng vốn phản ánh mức sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư ở hiện tại chứ không phải dựa trên đòi hỏi của nhà đầu tư trong quá khứ.
Việc ước tính chi phí sử dụng vốn là để nhằm mục đích có thể đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai, do đó không cần ước lượng chi phí sử dụng vốn cho những đồng vốn đã huy động trong quá khứ.
Ý nghĩa của việc ước lượng chi phí sử dụng vốn trong quản trị tài chính doanh nghiệp:
Việc xem xét chi phí sử dụng vốn là một vấn đề rất quan trọng đối với các chủ thể là những nhà quản trị tài chính doanh nghiệp.
Xem xét chi phí sử dụng vốn tạo ra tầm nhìn cho các chủ thể là những nhà quản trị khi xem xét chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp.
Chi phí sử dụng vốn cũng chính là một căn cứ quan trọng để nhằm mục đích có thể lựa chọn dự án đầu tư làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.
3. Một số thuật ngữ liên quan chi phí sử dụng vốn tổng hợp:
3.1. Chi phí sử dụng vốn tổng hợp:
– Khái niệm chi phí sử dụng vốn tổng hợp:
Chi phí sử dụng vốn tổng hợp còn được gọi là chi phí vốn trung bình có trọng số.
Để nhằm mục đích có thể tính chi phí sử dụng vốn tổng hợp ta lấy chi phí của từng thành phần vốn nhân với trọng số tỷ lệ của nó và lấy tổng kết quả. Nợ và vốn chủ sở hữu của công ty, hay cấu trúc vốn của công ty thường bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu và tất cả các khoản nợ dài hạn khác. Chi phí vốn tổng hợp cao thì sẽ cho thấy một công ty có chi phí vay cao, ngược lại chi phí vốn tổng hợp thấp ngụ ý chi phí vay thấp hơn.
– Tìm hiểu về chi phí vốn:
Để giúp các chủ thể có thể dễ hiểu khái niệm chi phí vốn tổng hợp, hãy xem một công ty có tài chinh từ hai nguồn riêng biệt: nợ và vốn chủ sở hữu. Tiền thu được từ hoạt động kinh doanh không được coi là nguồn thứ ba bởi vì, sau khi một công ty trả hết nợ, công ty giữ lại tất cả các khoản tiền còn dư sau khi trả lãi cho các cổ đông (dưới dạng cổ tức) thay mặt cho các cổ đông đó.
Các chủ thể là những nhà quản lý của một doanh nghiệp sử dụng chi phí vốn tổng hợp làm một tiêu chí tham khảo để ra các quyết định nội bộ. Ví dụ, có thể sử dụng nó để giúp dự đoán liệu công ty có thể sinh lãi cho một dự án mới hay không.
Các chủ thể là những nhà đầu tư thường xem chi phí vốn tổng hợp là một trong nhiều yếu tố quyết định có nên mua cổ phiếu của một công ty hay không. Trong khi chi phí phát hành nợ khá rõ ràng, chi phí phát hành cổ phiếu có nhiều biến động hơn. Một công ty có chi phí sử dụng vốn tổng hợp tương đối thấp được xem là phù hợp hơn để phát triển và mở rộng, hay có khả năng thưởng cho các cổ đông.
3.2. Giá trị gia tăng kinh tế:
– Khái niệm giá trị gia tăng kinh tế:
Giá trị gia tăng kinh tế trong tiếng Anh là Economic Value Added, viết tắt là EVA.
Giá trị gia tăng kinh tế chính là thước đo hiệu quả tài chính của công ty dựa trên tài sản còn lại được tính bằng cách trừ chi phí vốn khỏi lợi nhuận hoạt động, được điều chỉnh cho thuế dựa trên tiền mặt.
Giá trị gia tăng kinh tế cũng có thể được coi là lợi nhuận kinh tế, vì giá trị gia tăng kinh tế cố gắng đo lường lợi nhuận kinh tế thực sự của một công ty. Phương pháp này được tạo ra bởi công ty tư vấn quản lí Stern Value Management.
– Các thành phần chính đối với giá trị gia tăng kinh tế:
Ta nhận thấy có ba thành phần chính đối với giá trị gia tăng kinh tế: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sau thuế (NOPAT), số vốn đầu tư và WACC. Cụ thể:
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sau thuế NOPAT: có thể được tính toán thủ công nhưng thường được liệt kê trong báo cáo tài chính của công ty.
+ Vốn đầu tư: là số tiền được sử dụng để tài trợ cho công ty hoặc cho một dự án cụ thể.
WACC: chi phí sử dụng vốn bình quân và được hiểu là chi phí sử dụng vốn được tính toán dựa trên tỉ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. WACC cũng thường được công bố như một số liệu công khai.
Mục tiêu của giá trị gia tăng kinh tế chính là định lượng chi phí đầu tư vốn vào một dự án hoặc vào công ty và đánh giá xem liệu nó có tạo ra đủ tiền để được coi là một khoản đầu tư tốt hay không.
Chi phí đầu tư vốn này thể hiện lợi nhuận tối thiểu mà các chủ thể là những nhà đầu tư chấp nhận. Khi giá trị gia tăng kinh tế dương cho thấy một dự án đang tạo ra lợi nhuận lớn hơn mức lợi nhuận tối thiểu mà các nhà đầu tư yêu cầu.
– Lợi ích và hạn chế của giá trị gia tăng kinh tế:
Giá trị gia tăng kinh tế giúp đánh giá hiệu quả hoạt động và quản trị của một công ty dựa trên ý tưởng rằng một doanh nghiệp chỉ có lãi khi tạo ra của cải và mang về lợi nhuận cho các cổ đông, do đó hiệu suất hoạt động của công ty phải cao hơn chi phí vốn của nó.
Giá trị gia tăng kinh tế rất hữu ích với vai trò là một chỉ số hiệu suất. Công thức tính giá trị gia tăng kinh tế cho thấy cách thức và lĩnh vực mà công ty tạo ra của cải nhờ việc sử dụng các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, điều này buộc các nhà quản lí phải chú ý về tài sản và chi phí khi đưa ra các quyết định.
Tuy nhiên, công thức giá trị gia tăng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào số vốn đầu tư và được áp dụng tốt nhất cho các công ty có nhiều tài sản mà đã trưởng thành hoặc ổn định.
Các công ty có nhiều tài sản vô hình, ví dụ cụ thể như các công ty công nghệ, có thể sẽ không thu được nhiều ý nghĩa nếu sử dụng giá trị gia tăng kinh tế .