Trong đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, công ty thì không thể không nhắc đến việc vay vốn để thành lập, duy trì công ty hay đầu tư vào phát triển. Việc vay vốn kèm theo đó là lãi suất tuy nhiên có quy định về lãi vay ròng trong trường hợp đầu tư phát hành trái phiếu.
Mục lục bài viết
1. Chi phí lãi vay ròng là gì?
1.1. Khái niệm chi phí lãi vay ròng:
Lãi ròng được hiểu là khoản tiền còn lại sau khi đã thanh toán chi phí về thuế, lãi suất, cổ tức ưu đãi và các loại chi phí khác phát sinh trong quá trình doanh nghiệp kinh doanh với thời gian là 1 năm, lãi ròng còn có tên gọi khác là lãi thuần.
Lãi ròng là một chỉ số thể hiện thành công trong một doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi một doanh nghiệp nào đó muốn đầu tư, hợp tác thì họ nhìn thấy thông số về lãi ròng tương đồng với việc thể hiện khả năng của doanh nghiệp chi trả cho những phát sinh hoặc duy trì đầu tư để mở rộng doanh nghiệp, chính nhờ sự biểu đạt của lãi ròng mà thể hiện kèm theo được sự phát triển của công ty mà bên đầu tư, hợp tác có xác định đưa ra quyết định hợp tác hay không. Khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng hoặc tổ chức nào đó, lãi ròng cũng là khoản tiền chứng minh được khả năng chi trả của bên vay.
1.2. Ví dụ về lãi ròng như sau:
Giả sử công ty A có báo cáo về thu nhập của họ gồm những thông tin sau:
– Doanh thu là: 100 tỷ
– Chi phí để duy trì hoạt động: 20 tỷ
– Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp: 14 tỷ
– vốn lấy hàng hóa: 10 tỷ
– Lãi ròng: 56 tỷ
Theo đó, lợi nhuận ròng có tỷ suất là 56%. Biên lợi nhuận là 56% và doanh nghiệp kiếm được 56% cho mỗi tỷ đồng mà họ thu được.
Chi phí lãi vay ròng trong tiếng Anh là Net Interest Cost – NIC.
Khái niệm của chi phí lãi vay ròng (NIC) được hiểu là một đại lượng toán học sử dụng để xác định chi phí lãi vay tổng thể của một đợt phát hành trái phiếu.
Theo đó, lãi ròng cũng được tính theo công thức như sau: Công thức tính chi phí lãi vay ròng (NIC) dựa trên tỉ lệ lãi suất coupon trung bình được tính theo số năm đáo hạn và được điều chỉnh cho toàn bộ các khoản chiết khấu hoặc phần bù có liên quan.
Ngoài ra, lãi ròng còn có công thức tính riêng và được tính bằng công thức như sau:
Lãi ròng = tổng toàn bộ doanh thu từ doanh nghiệp – (10% thuế giá trị gia tăng + 20% chi phí thuế thu nhập từ doanh nghiệp + 30% khoản phí để hoạt động)
Trong đó:
Tổng doanh thu = số tiền còn lại sau khi trừ khoản tiền bị hoàn lại và chi phí chiết khấu khi bán hàng
Chi phí hoạt động bao gồm: phí mua nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng, thuê nhà hoặc thuê đất, tiền công cho lao động, đóng bảo hiểm cho người lao động, tiền vay để phục vụ vào kinh doanh
Bên cạnh công thức tính lãi ròng thì còn có công thức cách tính Chi phí lãi vay ròng được xác định tính như sau:
Công thức tính chi phí lãi vay ròng (NIC) là một phép tính đơn giản, dựa trên thông tin có sẵn về trái phiếu. Công thức tính như sau:
Chi phí lãi vay ròng (NIC) = (Tất cả các khoản thanh toán lãi + Khoản chiết khấu – Phí phần bù) / Giá trị các khoản lãi năm hiện tại cho đến thời gian đáo hạn.
Giá trị các khoản lãi năm hiện tại cho đến thời gian đáo hạn” bằng tổng giá trị các khoản lãi mỗi năm cộng với giá trị của số năm còn lại đến ngày đáo hạn của trái phiếu.
Thông qua đó, công ty, doanh nghiệp dựa trên nhu cầu tính lãi ròng hoặc chi phí lãi ròng mà áp dụng công thức tính được quy định để nắm bắt được mức lãi ròng của công ty đang nằm ở mức độ nào, giúp cân đối được bảng kế toán của danh nghiệp trong thực hiện đầu tư và phát triển.
Như đã biết lãi ròng là khoản tiền còn lại sau thanh toàn một số chi phí, vậy trong các chi phí thanh toán thì chi phí ảnh hưởng tới lãi ròng sẽ bao gồm:
– Thứ nhất là chi phí để duy trì hoạt động doanh nghiệp: theo đó, chi phí để hoạt động của doanh nghiệp càng thấp thì lãi ròng sẽ càng cao. Như vậy, để thu lại được khoản lợi nhuận này cao thì cần giảm chi phí để hoạt động như lãi suất vay vốn, phí thuê nhà hoặc đất,…
– Thứ hai là chi phí về thuế thu nhập doanh nghiệp: mức thuế này là mức quy định nhất định theo pháp luật không thể thay đổi theo chủ doanh nghiệp kinh doanh
– Thứ ba là về giá gốc của sản phẩm, dịch vụ: Mức này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào chi phí nhập hàng hóa/ sản phẩm hoặc chi phí dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế thì giá gốc đó sẽ phụ thuộc vào đơn vị cung cấp, chi phí vận chuyển và thường giá gốc sẽ đi kèm tương đương với chất lượng của nó.
Đối với khoản chi phí thứ ba này thì để doanh nghiệp tăng khoản lãi ròng thì chủ thể có thể đưa ra giá sản phẩm nâng cao nhưng phải phù hợp với chất lượng, giảm các chi phí phát sinh từ nguyên vật liệu, tận dụng địa điểm sản xuất, kinh doanh tránh việc thuê địa điểm hoặc thuê địa điểm giá rẻ, nguồn nguyên vật liệu lấy vào rẻ,…
Như vậy, từ những nội dung trên cho thấy lãi ròng là khoản tiền còn lại sau thanh toán những chi phí mặc định cần thiết trong doanh nghiệp mà có những chi phí lại ảnh hưởng đến mức lãi ròng có thể là trực tiếp có thể là gián tiếp. Đối với chi phí lãi vay ròng thì được hiểu là chi phí vay tổng thể được xác định theo hai công thức là công thức tính lãi ròng và công thức tính chi phí lãi ròng.
2. Đặc điểm và Hạn chế của Chi phí lãi vay ròng:
Thông qua những nội dung tìm hiểu thì lãi ròng hay chi phí lãi vay ròng thường xuất hiện và thấy trong công ty, doanh nghiệp. Nó còn được coi là giá trị để xác định quyết định các bên đầu tư có đầu tư vào doanh nghiệp hay không bởi lẽ theo khái niệm thì lãi ròng biểu hiện cho mức độ phát triển của công ty, lãi ròng cao thì mức độ phát triển của công ty cũng tương ứng như vậy.
Vậy, xét về đặc điểm thì lãi vay ròng có những đặc điểm như sau:
Chi phí lãi vay ròng (NIC) là một phương pháp để các công ty sử dụng để so sánh giá mua từ các nhóm bảo lãnh phát hành. Bởi lẽ chi phí lãi vay ròng là chi phí lãi vay tổng thể của một đợt phát hành trái phiếu mà bên công ty phải thực hiện một lần trong giao dịch.
Khi một công ty phát hành một trái phiếu, họ thường bán các trái phiếu của mình cho một nhóm bảo lãnh phát hành. Nhóm bảo lãnh phát hành bao gồm các ngân hàng đầu tư và các đại lí môi giới chứng khoán, sau khi đồng ý sẽ chịu trách nhiệm bán trái phiếu của công ty này ra công chúng. Chính vì vậy, đây là cơ sở mà các công ty dựa vào để đánh giá, so sánh giá trái phiếu của công ty đầu tư phát hành cho nhóm bảo lãnh.
Khi trái phiếu phát hành ra thì các công ty sẽ cố gắng tận dung so sánh cân bằng giá cả để có được giá tốt nhất từ các nhà bảo lãnh phát hành. Bên cạnh đó, các công ty cũng muốn các nhà bảo lãnh phát hành kiếm được ít chi phí lãi vay nhất, hay số tiền tích lũy mà công ty phải trả cho nghĩa vụ nợ trong suốt thời gian vay.
Khi một công ty phát hành nợ sử dụng chi phí lãi vay ròng (NIC) để đánh giá cái giá mà họ phải trả cho việc bảo lãnh phát hành, họ thường sẽ chọn tiếp tục với tổ chức đề nghị chi phí lãi vay ròng thấp nhất.
Đây có thể không phải là phương pháp tốt nhất để lựa chọn các nhà bảo lãnh phát hành vì một số có thể có chi phí lãi vay ròng thấp (NIC), nhưng tổng chi phí lãi vay (TIC) lại cao hơn trong suốt thời hạn trái phiếu.
Chi phí lãi vay ròng (NIC) tính đến tất cả các khoản phần bù hoặc chiết khấu nào áp dụng cho đợt phát hành (hay trái phiếu đang bán trên hay dưới mệnh giá). Chi phí lãi vay ròng (NIC) được biểu thị bằng tỉ lệ %.
Hạn chế của chi phí lãi vay ròng không quá lớn tuy nhiên công ty cũng phải mất thời gian để tính giá trị thời gian của tiền bởi lẽ chi phí lãi vay ròng chỉ là một cách để tính chi phí lãi vay tổng gộp của một đợt phát hành trái phiếu. Đây cũng là một trong những hạn chế lớn nhất của chi phí lãi vay ròng là không kết hợp giá trị thời gian của tiền (TMV).
Để xem xét giá trị thời gian của tiền (TMV), các công ty cần sử dụng chi phí lãi vay thực (TIC) để tính toán. Chi phí lãi vay thực ở đây được xác định bao gồm tất cả các khoản phí và chi phí phụ trợ, như phí tài chính, phí chậm trễ nếu có, các điểm chiết khấu và số tiền lãi trả trước, cũng như các yếu tố liên quan đến TMV.
Như vậy, thông qua những nội dung trên ta có thể thấy chi phí lãi vay ròng có những đặc điểm và những hạn chế nhất định được thấy trong cách đầu tư của các công ty. Đặc điểm của chi phí lãi vay ròng được thể hiện nay ở mục đầu tư chi phí phát hành trái phiếu một lần mà có sự tham gia của các công ty khác thông quá nhóm bảo lãnh phát hành còn hạn chế thì nằm ở chỗ cần phải dùng chi phí vay lãi thực để xác định giá trị.