Chi phí kiểm soát được hiểu là những loại chi phí ở cấp quản lý cụ thể, theo đó nhà quản trị sẽ xác định các mức phát sinh của các loại chi phí trên thực tế đối với từng giai đoạn khác nhau. Phân loại chi phí kiểm soát và ví dụ?
Mục lục bài viết
1. Chi phí kiểm soát là gì?
Chi phí kiểm soát được hiểu là những loại chi phí ở cấp quản lý cụ thể, theo đó nhà quản trị sẽ xác định các mức phát sinh của các loại chi phí trên thực tế đối với từng giai đoạn khác nhau. Đối với loại chi phí kiểm soát này thì các nhà quản trị sẽ có quyền quyết định đối với các loại chi phí này và sự phân cấp quản lý trong cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể nào đó.
2. Phân loại chi phí kiểm soát và ví dụ cụ thể?
2.1. Chi phí trực tiếp và chi chí gián tiếp:
Chúng ta thấy hai loại chi phí này phổ biến nhất hiện nay chúng ta hiểu về chi phí dễ dàng phân bổ cho một đối tượng chi phí cụ thể được gọi là Chi phí trực tiếp còn bên cạnh đó thì chi phí gián tiếp là chi phí không thể tính cho một đối tượng chi phí cụ thể.
+ Chi phí trực tiếp có lợi cho sản phẩm hoặc dự án duy nhất. Ngược lại, Chi phí gián tiếp mang lại lợi ích cho nhiều sản phẩm hoặc dự án.
+ Tổng của tất cả các kết quả chi phí trực tiếp trong chi phí chính trong khi kết quả của tất cả các chi phí gián tiếp được gọi là chi phí chung.
+ Chi phí trực tiếp có thể truy nguyên trong khi Chi phí gián tiếp thì không.
+ Chi phí trực tiếp được chia thành nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, chi phí trực tiếp. Mặt khác, chi phí gián tiếp được chia thành chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng & phân phối.
Như vậy thông qua những điểm này chúng ta thấy cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp đều có thể cố định hoặc thay đổi. Hay chúng ta có thể nói rằng chi phí trực tiếp là những chi phí được sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm, nhưng chi phí gián tiếp xảy ra trong quá trình kinh doanh thông thường và chúng mang lại lợi ích cho toàn bộ tổ chức, không phải cho một sản phẩm hay dự án. Vậy theo cách này hai chi phí này có điểm khác nhau cơ bản.
2.2. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được:
Chi phí kiểm soát được có thể hiểu đây là những chi phí mà ở một cấp quản lý cụ thể, nhà quản trị xác định được chính xác mức phát sinh của nó trong kỳ, bên cạnh đó các nhà quản trị cũng có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh của nó. Ví dụ cụ thể như chi phí hội họp, chi phí tiếp khách là chi phí kiểm soát được đối với trưởng phòng hành chính và chúng ta có thể hiểu ngược lại với chi phí kiểm soát được thì các chi phí không kiểm soát được là những chi phí mà nhà quản trị không thể dự đoán chính xác mức phát sinh của nó trong kỳ hoặc không có đủ thẩm quyền để ra quyết định về loại chi phí này.
Ví dụ như chi phí mua sắm nhà xưởng là chi phí kiểm soát được đối với nhà quản trị cấp cao nhưng lại là chi phí không kiểm soát được với nhà quản trị cấp dưới
Như vậy, có thể thấy rằng nhà quản trị ở cấp bậc càng cao thì phạm vi kiểm soát chi phí càng rộng. nhà quản trị ở cấp càng thấp thì phạm vi kiểm soát chi phí càng hẹp và với số lượng các khoản mục chi phí được quyền quyết định rất ít.
2.3. Chi phí chênh lệch:
Chi phí chênh lệch được hiểu là loại chi phí khác biệt về chủng loại và mức chi phí giữa các phương án sản xuất kinh doanh cụ thể trong các doanh nghiệp. Theo đó chi phí chênh lệch được ghi nhận như những dòng chi phí hiện diện, chi phí chênh lệch thường xuất hiện trong phương án sản xuất kinh doanh này mà chỉ xuất hiện một phần hoặc không xuất hiện trong phương án sản xuất kinh doanh khác. Điều này được xem là một khái niệm rộng về chi phí được sử dụng để nhận thức so sánh chi phí khi lựa chọn các phương án kinh doanh, có thể nhận thấy một số chi phí chênh lệch giữa các phương án. Chi phí chênh lệch có thể là chi phí tăng thêm hoặc giảm giá đi của một loại chi phí và tổng chi phí. Chi phí chênh lệch có thể là chi phí biến đổi hoặc chi phí cố định.
2.4. Chi phí chìm:
Chi phí chìm cụ thể chúng ta có thể hiểu đây là những chi phí đã phát sinh do quyết định trong quá khứ. Các doanh nghiệp phải chịu chi phí chìm cho dù bất kỳ phương án nào được chọn. Theo đó nên, trong việc lựa chọn các phương án khác nhau, chi phí này không được đưa vào xem xét, nó không thích hợp cho việc ra quyết định. Nó giống như ta có một khoản tiền đã tiêu và sẽ không được nhận lại, bất kể kết quả tương lai ra sao và cũng có thể coi như chiếc thẻ thành viên câu lạc bộ thể dục đã mua, cho dù có nhận được lợi ích từ nó hay không thì số tiền cũng đã biến mất và không có cách nào để lấy lại tiền.
Chi phí chìm được thể hiện cụ thể như:
+ Thông qua phân loại thì chi phí chìm là là chi phí kế toán có thể được ghi nhận trên sổ sách như chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí thuê thiết bị sản xuất,..
+ Thông qua các cách thức ghi nhận thì chi phí chìm nếu nói về nguyên tắc những khoản chi này có thể dễ dàng ghi chép trong các sổ sách kế toán mà người khác có thể dễ dàng kiểm chứng.
+ Thông qua việc tiến hành lựa chọn quyết định đầu tư thì chi phí chìm là khoản chi phí sẽ được loại bỏ khi xem xét ra quyết định do đây là khoản chi phí trong quá khứ nhưng không thể thu hồi.
+ Thông qua các cách thức đo lường thì chi phí kế toán đo lường chi phí trong lịch sử, hay chi phí đã trả trong thực tế.
+ Thông qua các mức độ ứng dụng vào thực tiễn thì có thể thấy chi phí chìm là khoản chi phí đã mất thì không lấy lại được. Các chi phí chìm trên thực tế có thật nhưng chúng không được đề cập đến. Khoản chi phí này cần phân loại ra khi tính toán hiệu quả.
Như vậy qua những nội dung đã đưa ra và phân tích ở trên chúng ta thấy các loại chi phí chìm là chi phí trong quá khứ nhưng không thể thu hồi được nên nó không ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các nhà quản trị. Chi phí chìm là chi phí cho việc sử dụng nguồn lực mà người sử dụng nguồn lực đồng thời là người chủ. Vì người chủ và người sử dụng nguồn lực là một. Nên việc sử dụng nguồn lực này không làm phát sinh giao dịch bằng tiền và không được ghi chép trong sổ sách kế toán.
2.5. Chi phí cơ hội:
Chi phí cơ hội chúng ta có thể hiểu đây là một khoản lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi hay phải hi sinh để lựa chọn, thực hiện hành động này thay thế cho hành động khác và khi nhắc tới hành động khác ở đây là phương án tối ưu có sẵn so với phương án được chọn. Trên thực tế thông thường sẽ có rất nhiều phương án kinh doanh để lựa chọn và mỗi phương án kinh doanh để lựa chọn và mỗi phương án đều có khă năng thu được lợi nhuận cao nhất của phương án có thể lựa chọn trong các phương án là chi phí cơ hội của phương án được chọn.
Như chúng ta thấy đối với mọi khoản chi phí phát sinh đều được phản ánh theo sổ sách kế toán nhưng chi phí cơ hội không xuất hiện trên tài liệu chi của kế toán tài chính do không có chứng từ pháp lý hợp lệ. Theo đó nên chi phí cơ hội là một khái niệm bổ sung cần thiết để nhận thức tốt hơn tiềm năng, lợi ích kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ cụ thể đối với một doanh nghiệp có số vốn 1 tỷ đồng. Trong trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh mới sẽ có mức lợi nhuận trung bình là 25% mỗi năm. Nhưng nếu doanh nghiệp đem số tiền này gửi vào ngân hàng với lãi suất tiền gửi 1,5%/tháng thì hàng năm sẽ nhận được số tiền lãi là 18%/năm. Mức lợi nhuận này doanh nghiệp cần phải tính đến khi quyết định sử dụng số vốn của mình cho có hiệu quả nhất cho mình.
Như vậy chúng ta có thể đưa ra kết luận với loại chi phí cơ hội là một khái niệm giúp cho các nhà kinh tế và quản trị ra quyết định về các vấn đề kinh tế. Cơ sở để đưa ra được khái niệm chi phí cơ hội là nguồn lực khan hiếm, có nhiều phương án sử dụng nguồn lực cạnh tranh trên thị trường. Chi phí cơ hội của nguồn lực được xem là giá trị cao nhất được tạo ra bởi nguồn lực trong một phương án thay thế cạnh tranh.