Chi phí về bản chất là thứ mà mỗi chúng ta từ bỏ để nhận lại được một cái gì đó, có thể thông qua hành vi mua, trao đổi hay sản xuất. Có nhiều hoạt động rất cần đến chi phí, một trong số đó là quá trình phân phối một sản phẩm dịch vụ, hàng hoá cụ thể nào đó. Vậy chi phí đã phân phối là gì? Các nội dung liên quan đến chi phí đã phân phối?
Mục lục bài viết
1. Chi phí đã phân phối là gì?
Như đã phân tích ở trên, ta hiểu chi phí là các hao phí về nguồn lực để có thể đạt được một mục tiêu cụ thể, có thể hiểu chi phí là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế ( giao dịch, sản xuất…) hoặc các hoạt động kinh doanh, buôn bán nhất định.
Chi phí cũng được đánh giá là điều kiện quan trọng nhằm mục đích để xác định việc thực hiện hoạt động kinh tế một cách có hiệu quả, từ đó các chủ thể có thể quản lý doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, chọn ra những phương án tốt nhất và có lợi, đạt năng suất, hiệu quả trong công việc.
Khái niệm chi phí đã phân phối:
Chi phí đã phân phối là một thuật ngữ được sử dụng trong kế toán chi phí nhằm mục đích chính là để biểu thị chi phí được gán cho một sản phẩm nào đó, chi phí đã phân phối có thể khác với chi phí thực tế. Chi phí đã phân phối sẽ được xác định cho từng đối tượng chi phí sử dụng tỉ lệ phân bổ.
Tổng các chi phí của một ngành nghề kinh doanh sẽ bao gồm chi phí vận hành, được tính toán và mọi đối tượng chi phí trong ngành nghề kinh doanh đều nhận được phần chi phí đã phân phối theo tỉ lệ phân bổ đã cho trước. Điều này đảm bảo rằng mọi mặt hàng được sản xuất đều liên quan tới một số chi phí vận hành.
Chi phí đã phân phối trong tiếng Anh là gì?
Chi phí đã phân phối trong tiếng Anh là Applied Cost.
2. Các nội dung liên quan đến chi phí đã phân phối:
Chi phí đã phân phối là một cách được dùng nhằm mục đích để phân bổ các chi phí cho các hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất được thực hiện trong một ngành nghề kinh doanh. Chi phí đã phân phối sẽ đảm bảo rằng chi phí hoạt động trong việc sản xuất được phản ánh.
Chi phí đã phân phối trong giai đoạn hiện nay được sử dụng như một phương pháp để nhằm mục đích theo dõi chi phí trong kế toán chi phí, đây là một quy tắc kế toán so sánh chi phí sản xuất với sản lượng sản xuất. Kế toán chi phí thường là một phần trong việc ra quyết định của công ty đối với nhiều quy trình bao gồm lập ngân sách và thực hiện kiểm soát chi phí. Kế toán chi phí khác với các ngành kế toán khác như kế toán quản trị và kế toán dồn tích. Cụ thể:
– Kế toán quản trị được hiểu như sau:
Kế toán quản trị trong tiếng Anh là Management accounting hay managerial accounting.
Kế toán quản trị được hiểu cơ bản là loại hình kế toán liên quan đến cung cấp thông tin tài chính và thông tin khác cho mục đích quản lí khác nhau trong đơn vị kế toán nhằm mục đích chính là trợ giúp cho các chủ thể là các nhà quản lí đơn vị thực hiện việc lập và thực hiện kế hoạch, kiểm soát và ra các quyết định liên quan. Hay có thể hiểu theo cách đơn giản như sau kế toán quản trị được hiểu là việc các chủ thể thực hiện việc thu thập xử lí phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Bản chất của kế toán quản trị:
+ Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế toán nói chung trong các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh.
+ Thông tin kế toán quản trị chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh. Các cấp quản trị từ tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng, trưởng các phòng ban đến Ban giám đốc và Hội đồng quản trị doanh nghiệp.
+ Thông tin kế toán quản trị thường cụ thể và nó sẽ mang tính chất định lượng bởi vì gắn với các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
+ Thông tin kế toán quản trị được cụ thể hoá thành các chức năng cơ bản của các nhà quản trị cụ thể như: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân tích, đánh giá và ra quyết định.
– Ta hiểu về kế toán dồn tích như sau:
Kế toán dồn tích trong tiếng Anh là Accrual basis. Kế toán dồn tích được hiểu là nguyên tắc kế toán theo đó thu nhập và chi phí được kế toán ghi nhận khi chúng phát sinh và đủ điều kiện ghi nhận là thu nhập và chi phí mà không nhất thiết cần phải gắn với dòng tiền thu hoặc chi.
Ví dụ cụ thể về chi phí đã phân phối:
Ví dụ cụ thể như trong quá trình sản xuất ô tô, chi phí đã phân phối của ô tô sẽ bao gồm chi phí hoạt động như khấu hao thiết bị sản xuất cho máy móc được sử dụng nhằm mục đích để các chủ thể thực hiện việc chế tạo ô tô. Mỗi đơn vị xe hơi sẽ có một chi phí đã phân phối cụ thể được gán cho chính nó dựa trên tỉ lệ phân bổ và tổng các chi phí cho ngành nghề kinh doanh. Phân tích chi phí đã phân phối sẽ có thể được sử dụng trong trường hợp này nhằm mục đích chính là để cải thiện năng suất sản xuất và/hoặc giảm chi phí trên mỗi đơn vị.
3. Tìm hiểu về chi phí:
Ta hiểu về chi phí như sau:
Hiểu một cách đơn giản thì chi phí là toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí vật chất tính thành tiền để nhằm thực hiện một công việc nhất định.
Việc xác định chi phí được đánh giá là điều kiện quan trọng nhằm mục đích chính để thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả. Tính chi phí có ý nghĩa lớn trong quản lí doanh nghiệp sản xuất hay thương mại. Tính chi phí sẽ góp phần phân tích và lựa chọn những phương án sản xuất và kinh doanh có lợi nhất, xác định khối lượng sản phẩm tối ưu cho một thời gian ngắn, đánh giá năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp, định ra chủ trương và phương hướng giảm chỉ phí, làm giảm cho việc tính toán và định giá thành và giá bán.
Trong kinh doanh, chi phí được phân chia làm nhiều giai đoạn cụ thể.
– Căn cứ vào giai đoạn sử dụng chi phí, có chi phí sản xuất và chi phí lưu thông.
– Căn cứ vào tính chất của chi phí, có chỉ phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
– Căn cứ vào hình thức biểu hiện, có chi phí lao động và chi phí vật chất.
– Về mặt pháp lí, chi phí sẽ được phân chia làm hai loại chủ yếu là chi phí hợp lí, hợp lệ và chi phí không hợp lí, không hợp lệ.
Trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí hợp lí, hợp lệ là chỉ phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Để có thể thực hiện việc quản lí thuế, pháp luật quy định tất cả các doanh nghiệp phải phản ánh trung thực các loại chỉ phí trên số sách kế toán.
– Theo yêu cầu của tái sản xuất sản phẩm xã hội phải chia ra các loại chi phí cụ thể như sau: chỉ phí bộ phận (cho một sản phẩm, một dịch vụ); chi phí toàn bộ của doanh nghiệp; chi phí sản xuất (loại chỉ phí tạo ra giá trị sử dụng của sản phẩm); chi phí sử dụng hay chỉ phí tiêu dùng (đây là loại chi phí để biến giá trị sử dụng tiềm tàng thành giá trị sử dụng thực tế).
4. Đặc điểm chung của chi phí:
– Chi phí là hao phí tài nguyên (kể cả hữu hình và vô hình), vật chất, lao động.
– Những hao phí này sẽ cần phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh.
– Chi phí sẽ cần phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
Phân loại chi phí của doanh nghiệp bao gồm các loại sau đây:
– Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:
Theo cách phân loại chi phí theo nội dung kinh tế thì chi phí sẽ được phân ra thành các loại cụ thể bao gồm: chi phí vật tư mua ngoài; chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác và một số loại khác.
– Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế:
Theo cách phân loại chi phí theo công dụng kinh tế thì chi phí sẽ được phân ra thành các loại bao gồm: chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và một số loại khác.
– Phân loại chi phí theo mối quan hệ chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh:
Theo cách phân loại chi phí theo mối quan hệ chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh, chi phí sẽ được phân ra thành các loại bao gồm: chi phí biến đổi, chi phí cố định.