Để tính toán và có sự phát triển lâu dài trong hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định được các chi phí được dùng cho hoạt động này, đâu là chi phí cố định và đâu là chi phí biến đổi. Vậy chi phí cố định bình quân là gì? Tầm quan trọng và cách tính?
Mục lục bài viết
1. Chi phí cố định bình quân là gì?
Chi phí cố định được xác định là những khoản chi phí giữ nguyên và nó không phụ thuộc vào sản lượng sản xuất. Những chi phí cố định sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của một tổ chức. Dù công ty đó có thực hiện việc kinh doanh hay không thì khi duy trì hoạt động công ty đó vẫn phải thực hiện chi trả các chi phí cố định và các chi phí này bản chất luôn tồn tại và không phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm làm ra.
Chi phí cố định bình quân hay còn có tên gọi tiếng Anh là Average fixed cost (viết tắt là AFC), được hiểu là chi phí cố định của một đơn vị sản lượng. Căn cứ trên thực tế thì trong một thời gian ngắn hạn thì có một số chi phí không thay đổi dù sản lượng có là bao nhiêu đi chăng nữa thì chi phí này vẫn cố định không thay đổi. Tuy nhiên nếu xét đến một đơn vị sản lượng thì chi phí lại không còn là cố định nữa mà khi sản lượng tăng thì loại chi phí này lại giảm.
2. Công thức tính chi phí cố định bình quân:
Theo đó, người ta mới xác định ra loại chi phí cố định bình quân và được xác định theo công thức sau:
AFC = FC/Q
Trong đó:
– FC (fixed cost) là tổng chi phí cố định, là đại lượng không đổi;
– Q được xác định là sản lượng và là đại lượng biến đổi.
Vì việc xác định chi phí cố định bình quân có đại lượng biến đổi và cùng một lượng chi phí cố định nhưng lại được phân bổ cho nhiều các đơn vị sản phẩm khác nên khi tổng số đơn vị hàng hoá được sản xuất ra tăng lên thì chi phí cố định trung bình sẽ giảm.
Để hiểu hơn về chi phí cố định bình quân, chúng ta cùng làm rõ hơn thông qua ví dụ sau:
Công ty A là công ty sản xuất và kinh doanh dầu gội thảo dược. Công ty đã chi trả chi phí cố định cho tiền lương cho 5 công nhân và phải trả 30 triệu đồng mỗi tháng cho mỗi người công nhân. Bên cạnh đó, công ty A này phải trả cho chi phí sản xuất, nguyên liệu,…cần thiết cho việc sản xuất là 50 triệu đồng mỗi tháng. Bên cạnh đó, công ty A cũng chi 08 triệu đồng mỗi tháng để thuê nhà xưởng sản xuất dầu gội thảo dược. Tổng sản lượng mà công ty A sản xuất là 5.000 chai dầu gội mỗi tháng. Vậy chi phí cố định bình quân của công ty trong thời hạn một tháng là bao nhiêu?
Theo như ví dụ trên, có thể thấy một số chi phí cố định mà công ty A phải chi trả hàng tháng là:
– Tiền lương chi trả cho công nhân hàng tháng: 30 triệu x 5 = 150 triệu đồng/ tháng;
– Tiền chi trả cho sản xuất hàng tháng: 50 triệu đồng;
– Tiền thuê nhà xưởng một tháng: 08 triệu đồng.
Như vậy, tổng chi phí cố định mà công ty A phải chi trả trong một tháng là: 150 + 50 + 8= 208 triệu đồng/ tháng. Hay trong trường hợp này xác định FC= 208 triệu đồng.
Tổng sản lượng một tháng mà công ty A sản xuất được xác định là Q= 5000 sản phẩm.
Như vậy, chi phí cố định bình quân trong một tháng của công A trong trường hợp này là:
AFC = 208.000.000 đồng/ 5000 = 41.600 đồng/sản phẩm dầu gội thảo dược.
3. Tầm quan trọng của việc xác định chi phí cố định bình quân:
Việc tính chi phí cố định bình quân được xác định là mang tầm quan trọng hơn đối với hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trong kinh doanh buôn bán, các doanh nghiệp phải nắm rõ được số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả cho việc sản xuất và ước tính được tỷ suất lợi nhuận từ hàng hoá được sản xuất ra và đưa ra ngoài thị trường buôn bán. Việc ước tính tỷ lệ lợi nhuận so với việc chi trả trong sản xuất phải được xác định dựa vào chi phí cố định và chi phí biến đổi để xác định các mức tiền chi trả và lãi suất. Theo đó các doanh nghiệp lựa chọn xác định chi phí cố định bình quân- AFC bởi một số ưu điểm và tầm quan trọng như:
– Doanh nghiệp xác định được chi phí cố định bình quân có thể phân tích được các chi phí dùng để sản xuất và lãi suất có thể nhận được để từ đó doanh nghiệp tìm ra phương án nhằm giảm bớt chi phí đầu vào và giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó thu về mức lợi nhuận cao hơn;
– Việc xác định chi phí cố định bình quân giúp cho xác định được hoạt động của doanh nghiệp, xác định được hiệu quả sản xuất và quy mô kinh tế của doanh nghiệp;
– Việc xác định chi phí cố định bình quân cho phép các doanh nhân hoặc các nhà đầu tư vào việc kinh doanh sản xuất có thể dự tính được số tiền cần thiết để chi trả cho một đơn vị sản xuất, tức là xác định được một sản phẩm được tạo ra thì sẽ phải chi trả bao nhiêu;
– Tầm quan trọng của việc xác định chi phí cố định còn được thể hiện thông qua việc xác định mối quan hệ giữa tiền lương của công nhân, các chi phí khác với hoạt động của doanh nghiệp. Khi hoạt động, doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động của mình phải thực hiện trả lương cho người lao động, thực hiện chi trả các khoản chi phí cho việc sản xuất như máy móc, thiết bị. Đó là những chi phí cố định mà doanh nghiệp phải chi trả để duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.
Tóm lại, chi phí cố định bình quân- AFC là công cụ mang tầm quan trọng trong việc xác định cho doanh nghiệp những chi phí cố định cần chi trả cho sản xuất để doanh nghiệp có thể phân bổ được kinh phí được dùng trong hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Từ việc tính toán, dự trù được chi phí nêu trên thì doanh nghiệp có thể thực hiện giảm thiểu chi phí để tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
4. Hướng dẫn cách tính chi phí cố định bình quân hiện nay:
Việc tính chi phí cố định bình quân có thể được thực hiện cụ thể theo một trong hai phương pháp sau:
4.1. Phương pháp 1: Sử dụng phương pháp nhận chia tính trung bình cộng để tính chi phí cố định bình quân:
Thực hiện phương pháp nhân chia để tìm ra chi phí cố định bình quân thì chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư cần thực hiện theo trình tự các bước sau:
– Bước 1, áp dụng phương pháp nhân chia: Áp dụng để tính chi phí cố định bình quân khi muốn xác định tổng chi phí cố định ảnh hưởng như thế nào đến chi phí cố định trên mỗi đơn vị.
Để áp dụng phương pháp này thì trước tiên cần xác định khung thời gian nhất định bởi đặc thù của việc xác định chi phí cố định là dựa vào ước tính trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, khi áp dụng phương pháp này thì có thể giúp cho doanh nghiệp tìm ra được lời giải về thời gian có thể thu được lợi nhuận hoặc có thể hoà vốn khi xét thấy chi phí bỏ ra quá lớn.
– Bước 2, áp dụng phương pháp cộng. Sau khi thực hiện việc nhân chia để xác định chi phí cố định trên mỗi đơn vị thì cộng tất cả các chi phí cố định đó lại. Lưu ý chi phí này không thay đổi ngay cả khi số lượng đơn vị sản xuất thay đổi.
– Bước 3, cộng tổng số lượng hàng hoá mà công ty sản xuất được trong một thời kỳ nhất định được dùng để tính chi phí cố định bình quân.
– Bước 4, sau khi cộng tất cả các chi phí cố định bình quân ở bước 2 và thu được tổng chi phí cố định thì cần thực hiện việc lấy tổng đó chia cho tổng số lượng sản phẩm hàng hoá mà công ty sản xuất được trong một thời gian nhất định đã tính ở bước hai thì sẽ thi về được chi phí cố định bình quân trong thời gian xác định.
Theo đó, các bước này được thực hiện theo thứ tự công thức tính chi phí cố định bình quân sau:
– Total Cost = Total Fixed Cost + Total Variable Cost
– Average Total Cost = Total Cost/ Number of Units Produced
– Total Variable Cost = Sum of Variable Costs (mannufacturing labor, materials, etc.)
– Average Variable Cost = Total Variable Cost/Number of Units Produced
– Average Fixed Cost = Average Total Cost – Average Variable Cost.
4.2. Phương pháp 2: Sử dụng phương pháp trừ để tính chi phí cố định bình quân:
Để tính chi phí cố định bình quân theo phương pháp này thì trước hết cần phải ước tính tổng chi phí được chi trả cho quá trình sản xuất sản phẩm của công ty.
Sau khi ước tính được tổng chi phí thì công ty cần xác định hai chỉ tiêu: Tổng chi phí bình quân và chi phí biến đổi trung bình (AVC).
Bước cuối cùng để tìm ra được chi phí cố định bình quân thì công ty lấy Tổng chi phí bình quân từ đi chi phí biến đổi bình quân và ra được kết quả cần tìm.