Những phần chi phí tăng thêm khi sản xuất phần sản lượng đầu ra của đơn vị kinh doanh được xác định bằng một tiêu chí được gọi là chi phí biên.
Mục lục bài viết
1. Chi phí biên là gì?
Khái niệm chi phí biên
Chi phí biên được hiểu là chi phí biểu thị phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng đầu ra. Nó cho chúng ta biết mức phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoặc hi sinh thêm để đánh đổi lấy việc có thêm được một đơn vị đầu ra.
Chi phí biên là phần chi phí tăng thêm tương ứng với một sản phẩm được sản xuất thêm so với số lượng dự tính ban đầu, từ chi phí biên mà ta biết được số phí tổn hay chính là mức tiền mà công ty phải bỏ ra để sản xuất thêm 1 sản phẩm nữa.
Hay hiểu theo cách đơn giản thì chi phí biên chính là sự biến đổi trong tổng chi phí sản xuất khi tăng thêm hoặc giảm đi một đơn vị sản phẩm do với dự tính ban đầu.
Mối quan hệ giữa chi phí biên với các loại chi phí khác
Sự thay đổi trong chi phí biên có thể làm biến động đến những loại chi phí khác theo hướng tăng dần hoặc giảm dần.
– Giữa chi phí biên với chi phí trung bình:
Khi chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình thì chi phí trung bình sẽ được xác định là giảm cần.
Khi chi phí biên bằng chi phí trung bình thì chi phí trung bình sẽ đạt giá trị cực tiểu.
Khi chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình thì giá trị của chi phí trung bình sẽ tăng dần.
– Giữa chi phí biên và chi phí biến đổi trung bình:
Khi chi phí biên nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình thì chi phí biến đổi trung bình sẽ bị giảm dần.
Khi chi phí biên bằng mức chi phí biến đổi trung bình thì chi phí biến đổi trung bình sẽ đạt giá trị cực tiểu.
Khi chi phí biên lớn hơn chi phí biến đổi trung bình thì giá trị của chi phí biến đổi trung bình sẽ được tăng dần.
Ưu điểm của chi phí biên
Việc các nhà quản lý áp dụng phương pháp chi phí biên vào quá trình giải quyết công việc bởi vì nó có các ưu điểm điển hình như:
– Chi phí biên là phương pháp được sử dụng chủ yếu để giúp cho người quản lý dễ dàng so sánh được kết quả của quá trình thưc hiện kế hoạch để từ đó đưa ra được quyết định cắt giảm những hoạt động không đem lại được hiệu quả, đồng thời đối chiếu, so sánh doanh thu….
– Cách thức đơn giản, dễ dàng áp dụng đồng thời tạo ra hiệu suất hiệu quả hơn.
– Giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định có giá trị, từ tổng hợp kết quả để đưa ra các kế hoạch sản xuất mới.
– Từ việc áp dụng chi phí biên mà có thể lựa chọn ra được sản phẩm tối ưu nhất có giá thành sản xuất không bị biến động.
Nhược điểm của chi phí biên
– Trong quá trình áp dụng chi phí biên thì người quản lý thường gặp khó khăn, hạn chế khi thực hiện các thủ tục định giá sản phẩm tồn kho.
– Trong một số trường hợp, việc sử dụng kết quả của chi phí biên để đưa ra quyết định thì sẽ khá nguy hiểm và nhiều rủi ro…
– Chi phí biên trong tiếng anh là Marginal Cost
2. Công thức xác định chi phí biên:
Chi phí = thay đổi của tổng chi phí/thay đổi của tổng sản lượng. MC = ∆TC/∆Q = dTVC/dQ MC có thể tính bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm TC hay hàm TVC (khi TC và TVC là hàm số) Chi phí biên biểu thị chi phí tăng thêm cần thiết để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng (hay mức giảm trong tổng chi phí khi sản xuất ít đi một đơn vị sản lượng). Ví dụ 1: Một nhà sản xuất máy tính đang sản xuất 100 chiếc Laptop với tổng chi phí là 90.000USD. Khi nhà máy sản xuất chiếc Laptop thứ 101 là 90.050USD thì chi phí biên của việc sản xuất chiếc Laptop thứ 101 là 50USD. Việc sản xuất thêm cho một đơn vị đầu ra thông thường thì rất thấp, ví dụ như chiếc Laptop thứ 101 như trên, hay là chiếc ghế trống của nhà hát nhạc kịch (không đáng giá một ly cà phê), điện năng sẽ đắt hơn cho số đơn vị đầu tiên. Lượng điện tiêu thụ nhiều hơn thì chi phí biên thấp hơn. Nhưng có nhiều trường hợp ngược lại, Chẳng hạn, chi phí biên của đơn vị tăng thêm là khá cao, nếu công ty muốn sản xuất thêm thì cần một lượng điện khá lớn, điện năng quốc gia không đủ cung cấp, nhà máy phải mua thêm lượng điện (thủy điện) bên ngoài, như vậy, lượng điện tăng thêm này đã tạo chi phí biên khá cao so với bình thường.
Ví dụ 2: Một hãng đang sản xuất 5000 đĩa CD với tổng chi phí là 20.000USD. Nếu tổng chi phí để sản xuất 5001 đĩa CD là 20.001USD thì chi phí biên của việc sản xuất đĩa CD thứ 5001 là 1USD.
Đôi khi chi phí biên của việc sản xuất thêm một đơn vị đầu ra có thể rất thấp. Ví dụ, với hãng hàng không đang còn ghế trống, chi phí tăng thêm cho một hành khách nữa chỉ đơn giản bằng chi phí của một cái bánh ngọt, hộp cơm hay một cốc nước mà không cần tăng thêm vốn (máy bay) hay lao động (phi công và tiếp viên). Ngược lại, trong những trường hợp khác, chi phí biên của một đơn vị sản lượng tăng thêm có thể khá cao. Ví dụ, xét một công ty sản xuất điện. Trong điều kiện bình thường, công ty có thể tạo ra đủ điện chỉ bằng cách sử dụng các nhà máy hoặc phân xưởng có chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất của nó. Nhưng vào những ngày nắng nóng, nhu cầu điện tăng cao, công ty buộc phải chạy những máy phát điện cũ không hiệu quả và có chi phí cao. Lượng điện sản xuất thêm này có được với một chi phí biên cao đối với công ty này.
3. Ví dụ về tính chi phí biên:
Ví dụ: Công ty X sản xuất 20 chiếc bút máy với tổng chi phí là 500.000 đồng, còn tổng số chi phí để sản xuất 21 chiếc bút máy là 510.000 đồng, khi đó để sản xuất thêm được chiếc bút máy thứ 21 thì công ty phải chi trả thêm số tiền là 10.0000 đồng.
Từ đó, chi phí biên để sản xuất ra chiếc bút máy thứ 21 là 10.000 đồng. Nên chi phí biên trong trường hợp này được xác định là 10.000 đồng.
Trên thực tế, nếu chi phí biên bị giảm thì cũng sẽ khiến chi phí trung bình bị giảm theo, tuy nhiên trong một số trường hợp khi chi phí biên tăng thì chi phí trung bình vẫn có thể bị giảm vì chi phí bổ sung vào không đáng kể so với khoản đầu tư ban đầu.
4. Ví dụ về xác định chi phí biên:
Nếu tổng chi phí cho việc in 300 cuốn sách là 15.000 nghìn đồng (tức 15 triệu đồng), còn tổng chi phí của việc in 301 cuốn sách là 15.030 nghìn đồng, thì trong trường hợp này, để có thêm cuốn sách thứ 301, người ta phải bổ sung thêm một khoản chi phí là 30 nghìn đồng.
Là một hàm số của sản lượng, đương nhiên, mức chi phí biên phụ thuộc vào mức sản lượng. Tại các điểm sản lượng khác nhau, chi phí biên cũng khác nhau.
Đường chi phí biên, về đại thể, cũng là một đường cong hình chữ U: thoạt tiên, với sản lượng xuất phát thấp, đường chi phí biên có xu hướng đi xuống khi sản lượng tăng.
Đến một mức sản lượng nào đó, xu hướng ngược lại sẽ diễn ra. Khi này, nếu sản lượng tiếp tục tăng, chi phí biên sẽ tăng dần và đường chi phí biên trở thành một đường đi lên.
Hình dáng này của đường chi phí biên cũng có nguồn gốc từ những lí do kinh tế giải thích hình dáng đường tổng chi phí hay đường chi phí bình quân.
Khi sản lượng xuất phát còn quá thấp, sự dư thừa năng lực hay công suất của một số yếu tố sản xuất cố định cũng như một số lợi thế khác liên quan đến việc tăng qui mô sản lượng.
Điều này khiến cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản lượng không cần phải bổ sung thêm chi phí tương ứng như mức chi phí mà mỗi đơn vị sản lượng ban đầu đòi hỏi.
Chi phí biên của mỗi đơn vị sản lượng gia tăng về sau nhỏ hơn các đơn vị sản lượng trước đó. Chi phí biên giảm dần theo đà tăng của sản lượng. Về sau, khi những lợi thế nói trên được khai thác hết, những chi phí mới xuất hiện do qui mô sản lượng quá lớn, chi phí biên chắc chắn sẽ tăng lên khi sản lượng tăng.
Có thể nói, các xu hướng diễn tiến của đường chi phí biên thực chất cũng chính là xu hướng diễn tiến của các đường tổng chi phí hay chi phí bình quân. Hoàn toàn có thể suy ra hình dáng của đường này từ những đường kia.