Chúng ta thường biết tới một mức chênh lệch không biến động trong đó có ' Chênh lệch lợi suất tĩnh' đây là mức chênh lệch với lợi suất không đổi. theo đó đây là sự khác biệt giữa hai đường cong lợi suất. Cùng hiểu về chênh lệch lợi suất tĩnh.
Mục lục bài viết
1. Chênh lệch lợi suất tĩnh là gì?
Chênh lệch lợi suất tĩnh trong tiếng Anh là Static Spread.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiêu về sự chênh lệch lợi suất tĩnh là mức chênh lệch lợi suất không đổi nằm trên đường cong lợi suất giao ngay kho bạc, bằng giá trái phiếu bằng trên giá trị hiện tại của dòng tiền trái phiếu. Hay cũng có thể hiểu với mỗi dòng tiền được chiết khấu theo lợi suất giao ngay trái phiếu kho bạc cộng với mức chênh lệch lợi suất tĩnh.
Như vậy với các mức chênh lệch không biến động theo đó sẽ giúp các nhà phân tích xác định xem liệu có sự không đồng nhất trong giá trái phiếu hay không. Bên cạnh đó với các mức chênh lệch không biến động đo lường mức chênh lệch mà nhà đầu tư sẽ nhận được với toàn bộ các điểm trên đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc. Chính vì lí do này nên các nhà phân tích sẽ định giá chứng khoán thực tế hơn khi chỉ sử dụng một thông số duy nhất, chẳng hạn như ngày đáo hạn của trái phiếu.
2. Xác định Chênh lệch lợi suất tĩnh:
Trên thực tế cho thấy sự chênh lệch lợi suất chính là sự khác biệt về lợi suất giữa hai đường cong lợi suất. Trong chênh lệch về lợi suất thì có các điểm lợi suất trên đường cong lợi suất bao gồm lợi suất tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc trung hạn và trái phiếu kho bạc dài hạn, còn được gọi là lợi suất giao ngay kho bạc. Với các mức chênh lệch lợi suất tĩnh là mức lợi suất sẽ nhận được từ trái phiếu không phải do kho bạc phát hành, cao hơn mức lãi suất của trái phiếu kho bạc có thời gian đáo hạn tương tự.
Ví dụ, một nhà đầu tư so sánh đường cong lợi suất kho bạc với đường cong lợi suất của một công ty. Lãi suất của trái phiếu kho bạc kì hạn 2 năm là 2,49% và lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp 2 năm tương đương là 3,49%.
Sự chệnh lệch về lợi suất tĩnh là mức chênh lệch giữa hai tỉ lệ lợi suất trên, đó là, 1% hay 100 điểm phần trăm. Lưu ý mức chênh lệch lợi suất được cho là không đổi và giống nhau trong bất kì thời kì nào.
Chênh lệch lợi suất tĩnh của điểm phần trăm có nghĩa là nếu thêm 100 điểm phần trăm (1%) vào lợi suất giao ngay kho bạc để chiết khấu dòng tiền của trái phiếu (thanh toán lãi và trả nợ gốc), sẽ làm cho giá của trái phiếu bằng với giá trị hiện tại của dòng tiền. Mỗi dòng tiền sẽ được chiết khấu với mức tỉ lệ gộp của lợi suất giao ngay kho bạc áp dụng cho cùng kì thanh toán của dòng tiền, cộng với 100 điểm phần trăm. Chênh lệch lợi suất tĩnh được xác định bằng phương pháp thử và sai.
Nhà phân tích hoặc nhà đầu tư sẽ phải thử các số khác nhau để tìm ra mức lợi suất phù hợp, sao cho khi thêm vào giá trị hiện tại của dòng tiền của trái phiếu phi kho bạc, được chiết khấu theo lợi suất giao ngay của kho bạc, sẽ bằng với giá của chứng khoán đó.
Giả sử lấy đường cong lợi suất kho bạc và cộng thêm 50 điểm phần trăm cho mỗi tỉ lệ lợi suất trên đường cong. Nếu lợi suất giao ngay kho bạc 2 năm là 2,49%, tỉ lệ chiết khấu sẽ được sử dụng để tìm giá trị hiện tại của dòng tiền là 2,99% (= 2,49% + 0,5%). Sau khi đã tính giá trị hiện tại cho tất cả các dòng tiền, xem xét xem liệu chúng có bằng giá của trái phiếu hay không. Nếu có thì đó chính là mức chênh lệch lợi suất tĩnh, nếu không, nhà đầu tư cần xác định mức chênh lệch mới cho đến khi giá trị hiện tại của các dòng tiền đó bằng với giá trái phiếu.
3. Ứng dụng của Chênh lệch lợi suất tĩnh:
Như chúng ta đã biết với các mực độ chênh lệch lợi suất tĩnh khác với chênh lệch lợi suất danh nghĩa ở chỗ chênh lệch lợi suất danh nghĩa chỉ được tính ở một điểm nằm trên đường cong lợi suất kho bạc, trong khi chênh lệch lợi suất tĩnh được tính bằng cách sử dụng nhiều lợi suất giao ngay trên đường cong. Theo đó nên với sự chênh lệch lợi suất tĩnh thường được sử dụng cho các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp và các trái phiếu với các quyền chọn đính kèm khác.
Mức chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn thường được sử dụng để định giá trái phiếu với các quyền chọn đính kèm. Về cơ bản nó là một chênh lệch lợi suất tĩnh được tính dựa trên nhiều mức lãi suất dự kiến khác nhau và tỉ lệ trả trước tương đương với từng mức lãi suất đó. Mức chênh lệch lợi suất tĩnh cũng được sử dụng rộng rãi trong thị trường hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS). Nó được xem là một thông số đo lường mức chênh lệch tín dụng tương đối không nhạy cảm với các đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp hoặc chính phủ.
4. Tham khảo về chênh lệch tĩnh trong tài chính doanh nghiệp:
Như chúng ta đã biết thì tồn tại với một doanh nghiệp nào đó để xác định mức độ chấp nhận rủi ro cần rất nhiều yếu tố khác nhau. Xem xét các tác động và ảnh hưởng của các yếu tố này đối với tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì với khoảng thời gian ngắn, doanh nghiệp có thể sử dụng những phương pháp giúp đưa ra căn cứ xác định mức độ chấp nhận rủi ro và phương phá này đó là sử dụng công thức tính chênh lệch tĩnh trong tài chính và theo đó khi giá trị chênh lệch tĩnh thể hiện đó là một đại lượng dương.
Khi nói về vấn đề chênh lệch tĩnh trong tài chính doanh nghiệp chúng ta hiểu đây thực chất là thước đo mức chấp nhận rủi ro lãi suất, hoặc độ nhạy với lãi suất, bằng mức chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả có các kì hạn tương đương. Chênh lệch tĩnh có thể được tính cho các khung thời gian ngắn hạn và dài hạn.
Như vậy nên sự chênh lệch tĩnh với giá trị của sự chênh lệch đó nằm ở mức âm cho thấy rằng công ty đang có nợ phải trả lớn hơn tài sản có cùng thời gian đáo hạn, do đó thay đổi khi tỉ lệ lãi suất tăng lên. Với sự chênh lệch tĩnh thường được tính cho các khoảng thời gian dưới 1 năm và theo đó thì nó thường là trong khoảng từ 0 đến 30 ngày, hoặc 31 đến 90 ngày – nhưng cũng có thể được tính cho nhiều khung thời gian khác. Các loại chênh lệch tĩnh cơ bản được các nhà phân tích nhận định là một phép đo độ nhạy không quá chính xác.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do chúng không tính đến các yếu tố như dòng tiền tạm thời, thời gian đáo hạn bình quân và các khoản trả trước của các khoản vay.
5. Ví dụ về Chênh lệch tĩnh:
Giả sử ngân hàng A có 5 triệu USD tài sản và 5 triệu USD nợ phải trả trong mọi thời điểm và thay đổi lãi suất được cho là sẽ không thay đổi biên lãi ròng của ngân hàng A.
Như vậy, ngân hàng đang ở trong một trạng thái cân bằng. Nếu như công ty ghi nhận 12 triệu USD tài sản và chỉ với 6 triệu USD nợ phải trả, thì ngân hàng đang ở vị thế nhạy cảm với lãi suất về tài sản. Trong trường hợp này, ngân hàng A nhạy cảm về tài sản sẽ hưởng lợi nếu lãi suất tăng. Lãi suất tăng sẽ làm tăng biên lãi ròng của ngân hàng. Ngược lại, nếu ngân hàng A chỉ có 5 triệu USD tài sản và khoản nợ phải trả là 8 triệu USD, thì được gọi là đang có vị thế nhạy cảm về nợ phải trả. Lúc này, nếu lãi suất tăng, biên lãi ròng sẽ giảm. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, ngân hàng nhạy cảm về nợ phải trả sẽ có biên lãi ròng cao hơn.
Hạn chế của Chênh lệch tĩnh
Lỗ hổng lớn nhất và rõ ràng trong phân tích chênh lệch tĩnh là không có khả năng tính đến các đặc điểm có thể thay đổi ở nhiều mục tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối.
Ví dụ như tỉ lệ lãi suất giảm trong khi các khoản trả trước tài sản được thực hiện nhanh hơn dự kiến, hoặc tỉ lệ lãi suất tăng trong khi tuổi thọ trung bình của tài sản bất ngờ được kéo dài.
Các trường hợp bất ngờ này thường không được báo cáo và phân tích trong các mức chênh lệch tĩnh cơ bản.