Chênh lệch giá xuyên hàng hóa là gì? Những đặc điểm cần lưu ý về chênh lệch giá xuyên hàng hóa?
Chênh lệch giá xuyên hàng hóa là thuật ngữ được sử dụng trong một số hoạt động kinh doanh. Với các hàng hóa trong nhóm có những liên hệ nhất định. Qua các hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư thấy được các hàng hóa có xu hướng tăng giảm phản ánh nhau. Do đó với các tính toán, có thể dự đoán co các xu hướng giá bán hàng hóa trong tương lai để tìm kiếm lợi nhuận. Nó như một kinh nghiệm phản ánh qua hoạt động kinh doanh. Các giá trị hay xu hướng thực sự lại được phản ánh qua thị trường.
Mục lục bài viết
1. Chênh lệch giá xuyên hàng hóa là gì?
Chênh lệch giá xuyên hàng hóa, tiếng Anh gọi là Intercommodity spread.
Chênh lệch xuyên hàng hóa được xác định bởi các nhà giao dịch hàng hóa trên thị trường. Là một phương pháp giao dịch quyền chọn tinh vi với các dự đoán xu hướng giá. Tận dụng sự khác biệt về giá giữa hai hoặc nhiều loại hàng hóa có liên quan với nhau. Ví dụ như là dầu thô và dầu đốt, hay bắp và lúa mì. Các chênh lệch được xác định giúp người giao dịch căn cứ lựa chọn vị thế mua hoặc bán. Với mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận lớn qua xu hướng chuyển dịch giá hàng hóa. Ở đây, người giao dịch chỉ quan tâm đến xu hướng chênh lệch hàng hóa. Không quan tâm đến giá trị thực sự phản ánh hàng hóa ở các thời điểm.
Người giao dịch dựa trên chênh lệch giá xuyên hàng hóa luôn thay đổi các vị thế mua hay bán đối với các hàng hóa đó. Đồng thời mở một vị thế mua trên một loại hàng hóa và mở một vị thế bán trên một loại hàng hóa có liên quan khác với cùng tháng giao hàng. Nhằm bán ra các hàng hóa với giá cao. Đồng thời mua vào các hàng hóa khi giá của chúng thấp. Để có thể thực hiện các hoạt động này, họ thực hiện quan sát các chênh lệch giá. Trong giao dịch tiến hành, khi người mua có xu hướng tập chung nhiều, họ có thể bán với giá cao hơn.
Xu hướng khoảng chênh lệch giá.
Chênh lệch giá cũng phản ánh xu hướng của thị trường. Với hai hàng hóa luôn có khoảng chênh lệch giá nhất định. Một hàng hóa luôn thể hiện giá trị cao hơn hàng hóa còn lại. Các xu hướng chênh lệch giá nhỏ khiến người mua đổ dồn vào mua các hàng hóa có giá trị lớn hơn. Khi đó, hàng hóa trở lên có giá trị hơn. Điều này khiến cho các nhà giao dịch chọn vị thế bán hàng hóa giá trị cao và mua vào tích trữ hàng hóa có giá trị thấp. Tuy nhiên xu hướng này không được phản ánh lâu. Do người bán thấy kiếm được lợi nhuận tốt lên đẩy giá cao hơn, hàng cũng ít hơn. Điều này làm cho xu hướng chênh lệch hàng hóa lại phản ánh rõ rệt.
Khi chênh lệch lớn. Lúc này, các hàng hóa có giá trị thấp lại được người tiêu dùng đẩy mạnh mua vào. Làm cho giá trị phản ánh hàng hóa này cao hơn. Người giao dịch lại có xu hướng bán ra các hàng hóa có giá trị thấp để tìm kiếm lợi nhuận và mua vào hàng hóa có giá trị cao tích trữ. Điều này lại làm cho hàng hóa có giá trị thấp tăng giá để cân đối cung cầu. Cứ như vậy, các dự đoán đúng có thể giúp người bán tìm kiếm được nhiều lợi nhuận.
Điều này được lý giải hết sức đơn giản. Là do các lợi ích bên khách hàng và người giao dịch có xung đột nhất định. Một bên muốn mua hàng chất lượng với giá rẻ. Một bên lại đặt cao vai trò tìm kiếm lợi nhuận.
Các loại chênh lệch giữa hàng hóa.
Dạng hàng hóa được sử dụng là dạng hàng hóa mà có thể được thay thế bằng các dạng hàng hóa cùng loại khác. Nghĩa là giữa hai hay nhiều hàng hóa có sự liên hệ với nhau. Giữa chúng luôn có khả năng tác động nhất định vào các hàng hóa cùng loại. Với dầu thô là nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu, chưng cất và thành phẩm là dầu đốt. Giữa chúng gần như luôn tồn tại khoảng giao động cho chênh lệch giá. Với các xu hướng nhất định, nhà giao dịch có thể đoán được các khả năng tăng hay giảm giá của các sản phẩm cùng loại. Từ đó thực hiện các giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
– Chênh lệch giá Crack.
Liên quan đến việc mua đồng thời dầu thô và bán các sản phẩm dầu mỏ tinh chế. Chẳng hạn như xăng và dầu sưởi. Nhà giao dịch cũng có thể thực hiện chênh lệch giá ngược lại. Mua khí đốt và dầu nóng, và bán khống dầu thô. Các vị thế được xác định cụ thể khi xem xét khoản chênh lệch. Nếu quan sát thấy các giá trị trên dầu thô luôn nhỏ hơn giá trị dầu mỏ trên thị trường. Các giao động giá được xác định trong một khoảng nhất định. Người giao dịch có thể tính toán vị thế bán và mua với các sản phẩm trong từng trường hợp cụ thể. Nhằm bán ra các sản phẩm khi nhu cầu tăng. Và mua vào khi các nhu cầu thực tế giảm.
– Chênh lệch giá Crush.
Chênh lệch giá nghiền áp dụng cho các mặt hàng nông sản. Nó liên quan đến việc mua đồng thời kỳ hạn dài và ngắn hạn trong một sản phẩm thô. Chẳng hạn như đậu nành, và cây trồng đã được nghiền nát và tinh chế, chẳng hạn như dầu đậu nành. Ví dụ, một thương nhân có thể mua đậu nành thô nhưng bán khống đối với dầu đậu nành tương lai. Các giá trị được xác định với chênh lệch giá nhằm hạn chế rủi ro nhất định. Cũng như có thể tính toán tiến hành đầu cơ.
2. Đặc điểm cần lưu ý về chênh lệch giá xuyên hàng hóa:
Các nhà giao dịch phải có kiến thức, kinh nghiệm nhất định để thực hiện giao dịch hiệu quả. Bởi việc đứng ở vị thế mua hay bán không được xem xét trên giá trị phản ánh thực tế của các hàng hóa. Lý do này được giải thích khi các khoản vốn cần được đầu tư có hiệu quả. Không thể ôm nhiều loại hàng hóa đợi tăng giá thì bán. Điều này không mang đến hiệu quả lợi nhuận. Cũng không nhanh chóng thu hồi vốn. Chất lượng hàng có thể giảm sút đáng kể trong thời gian ôm hàng. Do vậy, với tính chất của các mối liên hệ giữa các hàng hóa, nhà đầu tư phải tìm ra logic cho giá trị các hàng hóa tác động lẫn nhau. Cũng như đưa ra căn cứ cho các xu hướng chuyển biến giá trong tương lai.
Việc giao dịch dựa trên chênh lệch giá xuyên hàng hóa đòi hỏi phải có kiến thức về động lực giữa các quyền chọn hàng hóa khác nhau. Với lý thuyết về xu hướng khoảng chênh lệch giá, có thể hiểu thông qua ví dụ dưới đây.
Ví dụ.
Trong thị trường, giá của lúa mì thường phản ánh cao hơn giá bắp. Với khoảng chênh lệch giá hay dao động từ 0,5$ – 2$ mỗi giạ. Người giao dịch dựa trên Chênh lệch giá xuyên hàng hóa sẽ biết rằng khi chênh lệch giá giữa lúa mì và bắp tăng lên khoản 1,5$ thì chênh lệch khá lớn. Với tâm lý người tiêu dùng, họ sẽ lựa chọn mua các hàng hóa có giá trị thấp là bắp. Và thực tế người bán tính toán bán bắp với giá cao hơn để tìm kiếm lợi nhuận. Lúc này, chênh lệch có xu hướng thường co lại. Và giá của lúa mì sẽ giảm so với giá bắp. Tức là khoản chênh lệch giữa giá của hai hàng hóa nhỏ lại.
Ngược lại, nếu chênh lệch giá giữa lúa mì và bắp co lại khoản 0,7$ trên mỗi giạ. Người mua thấy được mức độ phù hợp hơn khi lựa chọn mua lúa mì. Vì vậy các hoạt động mua lúa mì tăng cũng khiến cho người bán tăng giá tìm kiếm lợi nhuận. Kết quả là giá của lúa mì sẽ lại tăng so với giá bắp. Tức là khoản chênh lệch giá trị hàng hóa lại lớn lên.
Trong hoạt động của người giao dịch, họ luôn mở đồng thời hai vị thế mua và bán để tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận. Cho nên nếu biết được điều này, người giao dịch có thể mở vị thế mua lúa mì và bán bắp khi khoảng chênh lệch giá đang tăng lên. Hoặc mở vị thế mua bắp và bán lúa mì khi khoảng chênh lệch giá đang co lại. Bằng cách này, họ hy vọng có thể đoán chính xác xu hướng của giá.
Chỉ quan tâm đến xu hướng phản ánh chênh lệch.
Đối với các giai đoạn khác nhau của thị trường, các dự đoán đúng đều mang đến lợi nhuận. Do đó, người giao dịch không cần phải quan tâm đến mức giá của mỗi hàng hóa. Nó sẽ chỉ khiến các thông số bị phức tạp lên khi mà thị trường thay đổi. Chỉ cần quan tâm đến xu hướng và khoảng khác biệt về giá.
Ưu điểm của phương pháp này là nó thường có mức kí quĩ yêu cầu thấp hơn so với việc giao dịch trực tiếp hợp đồng tương lai. Cho phép nhà giao dịch vay nhiều hơn. Do đó thực hiện các giao dịch lớn hơn. Nếu thành công, các lợi nhuận thu được lớn có thể được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, các giao dịch đòn bẩy có thể khiến nhà giao dịch gặp rủi ro lớn hơn khi spread di chuyển theo những hướng không mong muốn. Bởi các xu hướng có thể chuyển dịch khác với tính toán của nhà giao dịch. Và có thể dẫn đến kết quả thảm khốc.
Kết luận.
Như vậy, chênh lệch giá xuyên hàng hóa có thể giúp các nhà giao dịch tính toán và tìm kiếm lợi nhuận lớn. Được thực hiện trên các hàng hóa có tính chất phản ánh và tương thích nhất định. Với các tính toán chính xác trong thị trường ổn định có thể là lợi thế trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu có các yếu tố khó nắm bắt hay tác nhân bất ngờ có thể làm dịch chuyển xu hướng thị trường. Có thể gây ra các biến cố đối với người giao dịch ký quỹ.