Chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm là thuật ngữ được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh. Với giá hàng hóa-thành phẩm là giá cả được xem xét giữa nguyên liệu thô và sản phẩm tạo thành. Vậy chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm là gì? Đặc điểm cần lưu ý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm là gì?
Chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm, tiếng Anh gọi là Commodity-product spread.
Khái niệm.
Chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm là chênh lệch xác định trên hai giá trị phản ánh hàng hóa-sản phẩm. Cho thấy khoảng khác biệt giữa giá hàng hóa nguyên liệu thô và giá thành phẩm được sản xuất từ loại hàng hóa đó. Các nguyên liệu thô là nguyên liệu chính, chủ yếu trong thành phần của sản phẩm tạo ra. Với thành phẩm được xác định là sản phẩm cuối cùng của công đoạn sản xuất và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn kinh doanh. Giữa hai yếu tố này thường được xác định giá cả và phải đáp ứng chênh lệch giá trị nhất định.
Chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm được sử dụng trong kinh doanh nhằm bảo vệ và mang đến lợi ích nhất định. Nó bảo đảm cho một số yếu tố phản ánh giá trị và lợi ích của nhà sản xuất kinh doanh khi tham gia vào thị trường. Cũng như việc xem xét được áp dụng đối với một số hàng hóa cụ thể. Căn cứ xác định chênh lệch cũng được xem xét trên nhiều khía cạnh để đưa ra khoảng giá trị đảm bảo nhất. Nó được thực hiện phổ biến với căn cứ để nhà đầu tư tìm kiểm lợi nhuận về sau. Các yếu tố trong giao dịch được xác lập nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai.
2. Giao dịch dựa trên chênh lệch có được ưa chuộng trên thị trường tương lai?
Xác định chênh lệch là cơ sở cho một số giao dịch được ưa chuộng trên thị trường tương lai. Khi mà các đơn hàng và giao dịch được xác lập khi các nguyên liệu thô chưa được tham gia vào sản xuất. Các giá trị tạo ra được phản ánh ở tương lai. Người giao dịch thực hiện các hợp đồng tương lai nguyên liệu thô và hợp đồng tương lai nguyên liệu thành phẩm. Cụ thể là tiến hành đồng thời giao dịch mua hoặc bán.
Các giao dịch này được ưu chuộng thực hiện trên thực tế. Do đó mà để đảm bảo các quyền lợi trong mua bán, khi thực hiện kinh doanh, các bên tiến hành xác định khoảng chênh lệch. Các nhà giao dịch có thể sử dụng mức chênh lệch hàng hóa-sản phẩm làm cơ sở cho các chiến lược giao dịch khác nhau. Bởi yếu tố tương lai cần có cơ sở thực hiện để đem đến lợi ích và lợi nhuận trong đầu tư, kinh doanh.
Để giao dịch dựa trên chênh lệch giá này, nhà đầu tư về cơ bản cần kết hợp một vị thế mua trên nguyên liệu thô và một vị thế bán trên thành phẩm có liên quan đến nguyên liệu ấy. Với vị thế mua cho phép nhà đầu tư có quyền kỳ vọng các nguyên liệu hay thành phẩm có thể tạo ra giá trị trong tương lai. Và kỳ vọng này càng được xây dựng trên sự xác định cụ thể chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm. Các vị thế được tạo ra giúp nhà đầu tư quan tâm hơn đến lĩnh vực đang thực hiện. Cũng như thúc đẩy các hoạt động kinh doanh đối với những đối tượng hàng hóa này.
3. Những đặc điểm cần lưu ý về chênh lệch giá hàng hoá – thành phẩm:
Chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm cũng là tên của một dạng quyền chọn lai. Có thể thực hiện đồng thời các giao dịch mua và bán dưới hai hình thức sau:
Người giao dịch đồng thời mua hợp đồng tương lai nguyên liệu thô và bán hợp đồng tương lai thành phẩm từ nguyên liệu ấy.
Tức là để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, các giao dịch mua nguyên liệu sản xuất được xác định trên giá cả cụ thể. Để tạo ra thành phẩm cần một quá trình, giai đoạn thực hiện cụ thể. Tuy nhiên nhà đầu tư hoàn toàn có thể xác định đầu ra cho sản phẩm trước. Cụ thể là tiến hành giao dịch bán sản phẩm ngay khi vừa mới mua nguyên liệu thô. Nó đảm bảo cho họ có thể tìm kiếm đầu ra nhanh nhất cho sản phẩm sản xuất của mình.
Tuy nhiên giai đoạn sản xuất cần các chi phí xác định và các chi phí phát sinh. Giá thành sản phẩm được nhà sản xuất tính dựa trên các giá trị đó cộng với lợi nhuận mong muốn. Khi chưa tiến hành hoạt động sản xuất trên thực tế có thể khó khăn trong xác định chi phí. Do đó mà chênh lệch hàng hóa-thành phẩm được áp dụng. Khi các hoạt động đều được tiến hành trong tương lai nhưng giao dịch phát sinh ở hiện tại. Chênh lệch giúp bảo đảm các lợi ích nhất định cho nhà đầu tư. Cũng như cho họ cơ sở để tính toán lợi nhuận.
Được thực hiện với các doanh nghiệp có khả năng trong sản xuất nhưng nguồn nguyên liệu không sẵn có. Như họ có lợi thế trong máy móc, thiệt bị hay dây chuyền sản xuất.
Nó cũng có thể là trường hợp ngược lại, bán nguyên liệu thô và mua thành phẩm.
Cách hiểu tương tự như đặc điểm bên trên. Khi bên bán có nguồn nguyên liệu dồi dào. Nhưng các khả năng trong chế biến, sản xuất thành phẩm không được đáp ứng. Ví dụ đối với một quốc gia có nguồn dầu mỏ dồi dào có thể khai thác, nhưng hệ thống máy móc hay nhà máy đáp ứng lọc dầu không đủ tiêu chuẩn. Họ phải bán nguyên liệu thô cho các quốc gia khác và mua thành phẩm dầu để sử dụng.
Xác định chênh lệch giúp bên bán được bảo đảm các lợi ích nhất định khi tham gia vào giao dịch. Cơ sở của xác định dựa trên kỳ vọng giá trị của nguyên liệu có thể được tạo ra lớn hơn trong tương lai.
Yếu tố phòng ngừa, đảm bảo lợi nhuận.
Lợi suất được xác định thông qua chênh lệch tương đương với biên lợi nhuận của công ty thực hiện quá trình sản xuất. Do đó càng thể hiện sự tính toán của chênh lệch là có cơ sở. Nó cũng phản ánh bản chất của sản xuất hay kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Mà với nhà đầu tư, lợi nhuận mong muốn phải được tính toán cụ thể. Với:
Lợi nhuận = Giá trên sản phẩm – Tổng các chi phí sản xuất cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Đây cũng là căn cứ để giá trị chênh lệch được xác định. Nhà đầu tư tìm về các lợi nhuận mong muốn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm. Các hợp đồng dựa trên chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm hoạt động như một khoản phòng vệ giá. Bởi họ thực hiện mua nguyên liệu thô về sản xuất. Do đó, đảm bảo chống lại biến động giá hàng hóa ở cả hai đầu chu kì sản xuất. Cách phòng vệ giá này giúp bảo vệ lợi nhuận của công ty. Phòng ngừa việc gia tăng chi phí tương lai phải thực hiện trong giai đoạn sản xuất. Khi mà giá nguyên liệu thô tăng và trong cả trường hợp giá thành phẩm giảm.
4. Những giao dịch chênh lệch thường thấy trong ngành nào?
Dạng chênh lệch giá này thường được thấy trong ngành dầu mỏ và nông nghiệp. Như là:
– Chênh lệch giá Crack.
Được thực hiện với đối tượng hàng hóa tham gia giao dịch là các sản phẩm dầu thô và thành phẩm. Thể hiện chênh lệch giữa giá thùng dầu thô và giá thành phẩm dầu được tinh chế từ nó. Việc thực hiện các hợp đồng tương lai trong giao dịch cần xác định chênh lệch. Giúp đảm bảo rằng các giá trị tương lai mang lại từ thành phẩm dầu là rất cao. Các bên có thể tin tưởng vào căn cứ đó và xác định chênh lệch đối với giá trị hợp đồng mua bán.
Từ “crack” một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành này. Ám chỉ các nhà máy lọc dầu quy trình sử dụng để tách dầu thô ra thành các loại thành phẩm. Điều này bao gồm các loại khí như propan, xăng, nhiên liệu đốt nóng. Cùng với sản phẩm chưng cất nhẹ, sản phẩm chưng cất trung gian và sản phẩm chưng cất nặng.
– Chênh lệch giá Crush.
Được dùng để phòng vệ giá cho khoản khác biệt giữa các hợp đồng tương lai nguyên liệu thô và thành phẩm. Với đậu nành là nguyên liệu thô, dầu và bã đậu nành là các thành phẩm sau quá trình sản xuất. Với chiến lược này, một nhà giao dịch có một vị thế dài đối với hợp đồng tương lai đậu nành và một vị thế bán khống đối với dầu đậu nành và bột đậu tương tương lai. Các giao dịch mua và bán phát sinh có thể được diễn ra theo chiều ngược lại. Nhà giao dịch cũng có thể thực hiện trên hình thức mua và bán ngược lại.
Các chênh lệch thể hiện sự kỳ vọng cũng như cơ sở để sản phẩm thành phẩm có thể mang đến các lợi ích và giá trị lớn hơn trong tương lai.
– Chênh lệch giá Spark.
Với nguyên liệu thô là khí tự nhiên và điện là thành phẩm. Đây là thước đo tiêu chuẩn để ước tính hiệu quả phát điện bằng khí tự nhiên. Là một chiến lược giao dịch, các nhà đầu tư có thể sử dụng giao dịch mua bán không cần kê đơn trong các hợp đồng điện. Để thu lợi nhuận từ những thay đổi trong sự lây lan tia lửa. Điện có thể mang đến nhiều giá trị hơn cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của con người. Đối với than, sự khác biệt được gọi là sự lan truyền tối.
Bình luận nội dung.
Như vậy đối với một số giao dịch đặc thù, việc xác định chênh lệch giá hàng hóa-sản phẩm cần thiết được tiến hành. Với các chênh lệch giá đều mang đến các ý nghĩa nhất định. Nó đảm bảo cho các giao dịch mua hay bán hợp đồng tương lai. Đặc điểm chung đều mang đến và phản ánh các lợi ích chính xác nhất cho các bên trong hoạt động giao dịch. Khi mà hoàn toàn có cơ sở để xác định rằng các thành phẩm hoàn toàn có thể mang đến các lợi ích lớn hơn trong tương lai.