Thuật ngữ chiết khấu thì chắc hẳn đã rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Vậy, chênh lệch chiết khấu thì sao? Về bản chất thì đây chính là mức chênh lệch giữa các điểm kì hạn tiền tệ khi chúng ta lấy tỷ giá giao ngay trừ đi cho tỷ giá kì hạn của một loại tiền tệ cụ thể. Vậy chênh lệch chiết khấu là gì? Điểm kì hạn và Chênh lệch chiết khấu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chênh lệch chiết khấu là gì?
Khái niệm chênh lệch chiết khấu:
Mức chênh lệch chiết khấu được hiểu là mức chênh lệch các điểm kì hạn tiền tệ khi lấy tỷ giá giao ngay trừ cho tỷ giá kì hạn của một loại tiền tệ. Trong đó:
– Tỷ giá giao ngay:
Tỷ giá giao ngay được hiểu là giá báo nhằm mục đích để thực hiện thanh toán một giao dịch hàng hóa, chứng khoán hoặc tiền tệ ngay lập tức.
Tỷ giá giao ngay cũng chính là giá trị thị trường hiện tại của một tài sản tại thời điểm báo giá.
Giá trị thị trường hiện tại sẽ dựa trên số tiền người mua sẵn sàng trả và số tiền người bán sẵn sàng chấp nhận bán, thông thường nó sẽ phụ thuộc vào sự kết hợp các yếu tố giá trị đó là: giá trị thị trường hiện tại và giá trị thị trường dự kiến trong tương lai.
Hay nói đơn giản hơn, tỷ giá giao ngay sẽ cho biết lượng cung và cầu về một tài sản trên thị trường. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà tỷ giá giao ngay cũng sẽ thay đổi liên tục và có thể dao động trong phạm vi lớn nếu các sự kiện hoặc có tin tức quan trọng xảy ra trên thị trường.
– Tỷ giá kì hạn:
Tỷ giá kì hạn được hiểu là lãi suất hay giá của một giao dịch tài chính có thể là chứng khoán hay tiền tệ sẽ diễn ra trong tương lai.
Tỷ giá kì hạn sẽ được tính từ tỷ giá giao ngay được điều chỉnh với chi phí lưu trữ để xác định mức lãi suất tương lai tương đương với tổng lợi nhuận của khoản đầu tư dài hạn so với khoản đầu tư ngắn hạn.
Tỷ giá kì hạn cũng được sử dụng nhằm mục đích chính đó là để chỉ tỉ lệ lãi suất cố định cho một nghĩa vụ tài chính trong tương lai, ví dụ như lãi suất cho một khoản thanh toán tiền vay.
Trong thị trường ngoại hối, tỷ giá kì hạn sẽ được quy định cụ thể trong thỏa thuận tỷ giá tương lai là nghĩa vụ hợp đồng phải được các bên liên quan tuân theo.
Tỷ giá kì hạn cũng được các chủ thể sử dụng một cách rộng rãi để nhằm mục đích giúp các chủ thể phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ, do hợp đồng kì hạn tiền tệ có thể được điều chỉnh theo yêu cầu không giống như hợp đồng tương lai có quy mô hợp đồng và ngày đáo hạn cố định.
Chênh lệch chiết khấu trong tiếng Anh là gì?
Chênh lệch chiết khấu trong tiếng Anh là Discount Spread.
2. Đặc điểm chênh lệch chiết khấu:
Trong thị trường tiền tệ, chênh lệch kì hạn hay điểm kì hạn cũng sẽ có thể được trình bày dưới dạng định giá hai chiều hay có nghĩa là dưới giá hỏi mua và giá chào bán.
Với chênh lệch chiết khấu, giá hỏi mua thông thường sẽ cao hơn giá chào bán, còn với chênh lệch phần bù (premium spread), giá hỏi mua sẽ thấp hơn giá chào bán.
Điểm kì hạn cũng sẽ được sử dụng trong hợp đồng kì hạn bắt buộc (Outright forward) và hợp đồng hoán đổi ngoại tệ. Hợp đồng kì hạn thông thường được thực hiện trong khoảng thời gian trong vòng một năm.
Các hợp đồng với thời gian lâu hơn sẽ vẫn tồn tại nhưng mức thanh khoản của chúng thường sẽ thấp hơn.
Chênh lệch chiết khấu cũng được sử dụng nhằm mục đích chính là để chỉ một tình huống giao dịch hợp đồng tiền tệ kì hạn trong đó giá hỏi mua (bid) cao hơn giá chào bán (ask). Điều này ẩn ý rằng việc mua sẽ có mức chênh lệch thấp hơn so với việc bán, chính bởi vì vậy nó được gọi là giao dịch chiết khấu.
3. Điểm kì hạn và chênh lệch chiết khấu:
3.1. Điểm kì hạn:
Khái niệm điểm kì hạn:
Điểm kì hạn được hiểu cơ bản là mức chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kì hạn đối với một loại hàng hóa hoặc tiền tệ nhất định.
Mức chênh lệch giữa giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kì hạn có thể là phần bù hay phần chiết khấu tương ứng với tỷ giá kì hạn cao hơn hay thấp hơn tỷ giá giao ngay.
Nếu cộng hoặc trừ điểm kì hạn với tỷ giá giao ngay thì chúng ta sẽ có tỷ giá kì hạn.
Điểm kì hạn được đánh giá là khái niệm quan trọng trong các thị trường kì hạn, hay các thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường OTC). Các thị trường chứng khoán phi tập trung sẽ đặt giá của một công cụ tài chính hoặc một tài sản sẽ được chuyển giao trong tương lai.
Điểm kì hạn trong tiếng Anh là gì?
Điểm kì hạn trong tiếng Anh là Forward Margin hoặc Forward Point.
Thị trường kì hạn trong giao dịch ngoại hối:
Các thị trường kì hạn khác nhau giao dịch các công cụ tài chính khác nhau cụ thể như thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán và thị trường lãi suất và thị trường hàng hóa.
Thị trường ngoại hối được hiểu là các sàn giao dịch tiền tệ toàn cầu, đáng chú ý có các sàn giao dịch như London, New York, Singapore, Tokyo, Frankfurt, Hồng Kông và Sydney, nơi các loại tiền tệ được giao dịch hầu như suốt ngày đêm.
Chúng ta đều biết các sàn giao dịch như London, New York, Singapore, Tokyo, Frankfurt, Hồng Kông và Sydney là những thị trường tài chính tập trung các giao dịch lớn và phủ rộng toàn thế giới, có khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày là 1,805 nghìn tỉ đô la trong năm 2018.
Các chủ thể là các nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng, các tập đoàn đa quốc gia, các quĩ phòng hộ và thậm chí cả các ngân hàng trung ương là những thành phần tham gia tích cực vào các thị trường ngoại hối lớn.
Thị trường kì hạn trong giao dịch hàng hóa:
Cũng giống như như thị trường ngoại hối, thị trường hàng hóa có khả năng tham gia hạn chế và chỉ hấp dẫn với một số nhà đầu tư nhất định, thông thường là những người có hiểu biết tai chính rộng.
Hàng hóa thô hoặc sơ chế có thể giao dịch trên thị trường hàng hóa có trụ sở giao dịch hoặc sàn giao dịch trực tuyến. Ví dụ cụ thể như dầu thô, khí đốt tự nhiên, dầu nóng, đường, xăng RBOB, vàng, lúa mì, đậu nành, đồng, dầu đậu nành, bạc, bông và ca cao.
Các chủ thể là các nhà phân tích đầu tư nghiên cứu các nhà sản xuất để nhằm mục đích chính đó là để tìm hiểu các xu hướng vĩ mô về cung và cầu cho các sản phẩm này cùng với các yếu tố chính trị để xác định giá của chúng trong tương lai.
Điểm kì hạn và tỷ giá giao ngay:
Như đã đề cập ở trên, chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kì hạn đó chính là điểm kì hạn.
Tỷ giá giao ngay hay còn được gọi là giá giao ngay chính là giá báo nhằm mục đích để thực hiện thanh toán ngay một giao dịch hàng hóa, chứng khoán hoặc tiền tệ.
Tỷ giá giao ngay chính là giá trị thị trường của một tài sản tại thời điểm báo giá.
Tỷ giá giao ngay cũng sẽ phụ thuộc vào lượng cung cầu của thị trường và bởi vì ngày nay nhu cầu vẫn luôn biến động, tỷ giá giao ngay cũng sẽ thay đổi liên tục.
3.2. Điểm kì hạn và chênh lệch chiết khấu:
Điểm kì hạn thông thường được trích dẫn bằng số, có thể là dương cụ thể như +15,5 điểm hoặc cũng có thể là âm cụ thể như -32,68 điểm. Mỗi điểm sẽ đại diện cho tỉ lệ 1/10.000, chính bởi vì vậy +15,5 điểm có nghĩa là 0.00155 khi +15,5 điểm được thêm vào giá giao ngay.
Nếu đồng Franc Thụy Sĩ có thể được mua so với đồng đô la Mỹ ở mức giá giao ngay là 1,2550 và +15,5 điểm kì hạn, thì ta hiểu tỷ giá kì hạn là 1.25655 (hay 1.2550 + 0.00155). Việc cộng các điểm cũng sẽ tạo thành một mức chênh lệch phần bù (premium spread).
Ngược lại, nếu các chủ thể lấy giá giao ngay trừ đi điểm kì hạn thì sẽ tạo thành một mức chênh lệch chiết khấu nhất định.
3.3. Ví dụ cụ thể về chênh lệch chiết khấu:
– Lấy giá giao ngay trừ đi chênh lệch chiết khấu sẽ có tỷ giá kì hạn.
Ví dụ cụ thể như tỷ giá giao ngay đồng euro là 1 euro =1.4000/ 1.4002 USD và lãi suất trong sáu tháng của đồng euro cao hơn so với đồng USD.
Nếu mức chênh lệch chiết khấu trong sáu tháng là 25/24 thì tỷ giá euro trong sáu tháng sẽ là 1 EUR = 1.3975 / 1.3978 USD hay (1.4000 – 0.0025)/ (1.4002 – 0.0024) USD.
– Một ví dụ cụ thể khác đó là lấy cặp tiền tệ Franc Thụy Sĩ và đô la Mỹ, nếu tỷ giá giao ngay là 1.2550 và điểm kì hạn là âm -32.68, thì tỷ giá kì hạn sẽ được định giá ở mức chiết khấu là: 1.2550 – 0.003268 = 1.251732.
– Với chênh lệch chiết khấu có giá hỏi mua cao hơn giá chào bán, giao dịch tiền tệ kì hạn sẽ được báo giá như sau: cặp tiền tệ đô la Canada và đô la Mỹ sẽ là USD/CAD 1.30 / 1.29.
Chúng ta cũng cần lưu ý rằng việc giá hỏi mua lớn hơn giá chào bán trong trường hợp trên được cho là bất thường và sẽ được phân loại là chênh lệch chiết khấu.