Chế độ tỉ giá hối đoái cố định là chế độ áp dụng của một số quốc gia. Trong việc quy định tỉ giá hối đoái với các đơn vị tiền tệ khác hoặc với giá vàng. Khi đó, có công thức chung nhằm so sánh tỉ giá với loại tiền tệ nhất định. Nó phản ánh các tính chất ổn định cho giao dịch được thực hiện trong một thời gian dài. Vậy chế độ tỉ giá hối đoái cố định là gì? Ưu điểm và những lưu ý?
Mục lục bài viết
1. Chế độ tỉ giá hối đoái cố định là gì?
Chế độ tỉ giá hối đoái cố định trong tiếng Anh được gọi là Fixed exchange rate regime.
Tỉ giá hối đoái cố định là các tỉ giá được quy định mang tính áp đặt trong thực hiện các giao dịch liên quan. Chế độ này được áp dụng bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương của một quốc gia. Đưa ra quy định ràng buộc tỉ giá hối đoái chính thức của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác hoặc giá vàng. Tức là phản ánh tính chất trong đo lường giá trị của đồng tiền một quốc gia qua các giá trị khác. Các áp đặt giá trị tạo ra tính chất trong phản ánh giá trị của tiền tệ qua ngoại tệ khác. Cũng tác động và ảnh hưởng nhất định đến các nhu cầu đầu tư hay giao dịch. Tính chất cố định khác với chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn.
Các quốc gia trong nhu cầu và tính chất tài chính có thể lựa chọn áp dụng chế độ này. Bên cạnh các ưu điểm được ủng hộ. Các quy định tỉ giá phải được đảm bảo thực hiện tốt trên thị trường. Bằng các giao dịch trên các đơn vị tiền tệ khác được so sánh. Trong nhiệm vụ của mình, Ngân hàng Trung ương phải đảm bảo cho thị trường ngoại tệ cân bằng tại mức tỉ giá đã ấn định. Thông qua các cung cấp ngoại tệ vào thị trường để tiến hành các giao dịch thực tế. Sẽ buộc phải can thiệp vào thị trường bằng cách mua/bán ngoại tệ ra thị trường.
2. Mục đích chế độ tỉ giá đối hoái cố định:
Mục đích của hệ thống tỉ giá hối đoái cố định là giữ giá trị của một loại tiền tệ trong một phạm vi hẹp. Bởi các tính chất trong phản ánh giá trị đã được quy định sẵn. Các giao dịch thực hiện phải đảm bảo căn cứ trên tỉ giá. Lợi nhuận lớn hay nhỏ cũng có thể xác định cho cả một giai đoạn. Trong chế độ tỉ giá cố định, tỉ giá sẽ do Ngân hàng Trung ương ấn định tại một mức cụ thể. Tất cả các tác nhân trong nền kinh tế được yêu cầu phải giao dịch tại mức tỉ giá đã quy định này. Nhìn chung cũng mang đến sự đảm bảo trong ổn định giá. Bên cạnh các diễn biến và tác động thị trường không được tận dụng hiệu quả.
3. Ưu điểm và những lưu ý:
Có nhiều luồng quan điểm, trong đó có những người ủng hộ áp dụng chế độ này. Bởi một số lý dó chính được đưa ra dưới đây:
3.1. Phản ánh tính chất nguyên tắc:
Chế độ tỉ giá cố định giúp cho việc điều hành tiền tệ có tính nguyên tắc và kỉ luật cao hơn. Với tiền tệ là phương tiện giao dịch cũng như phản ánh giá trị nền kinh tế. Cho nên các kiểm soát hay quản lý cần thiết được tiến hành. Đặc biệt là khi các quốc gia muốn ổn định, an toàn trong tìm kiếm lợi nhuận. Yêu cầu duy trì tỉ giá cố định sẽ không cho phép Ngân hàng Trung ương có thể tùy tiện tăng cung tiền và gây ra lạm phát. Khi đó, trong một thời gian dài, các sản xuất hay kinh doanh bình ổn trong giá trị. Người tiêu dùng với các nhu cầu không đổi vẫn được phục vụ đầy đủ.
Chính phủ ở một số quốc gia rất tùy tiện trong việc tăng cung tiền để kích cầu. Và hệ quả là lạm phát tăng lên cao sau một thời gian. Khi mà các giá trị phản ánh luôn làm mất giá đồng tiền. Với bản chất là sự quy đổi, định lượng, đồng tiền nên được thể hiện ở giá trị cố định. Việc áp dụng tỉ giá cố định sẽ đảm bảo điều này không xảy ra.
Lưu ý.
Khi ổn định cũng phản ánh nhu cầu cao hơn khó được đáp ứng. Bởi nhà sản xuất phải thêm chi phí cho sản xuất hàng cao cấp. Nó lại không được thị trường tiếp nhận khi thu nhập không tăng. Do đó cũng đồng nghĩa với không tạo ra nhiều phát triển hay bùng nổ trong nền kinh tế. Trong thời gian dài, không mang đến sự nâng cao chất lượng cuộc sống so với các quốc gia áp dụng chế độ khác.
3.2. Mang đến ổn định, đảm bảo các lợi ích:
Thứ hai, họ cho rằng hoạt động đầu cơ luôn hiện hữu trên thị trường. Khi đó, các biến động hay bất ổn có thể xảy ra. Và nếu như theo đuổi chế độ tỉ giá thả nổi thì nền kinh tế sẽ được chứng kiến sự dao động liên tục của tỉ giá. Không đảm bảo tính chất trong ổn định, đồng nghĩa với các rủi ro xảy ra với mức độ cao hơn, nghiêm trọng hơn. Khi tính toán các điều kiện thị trường, con người vẫn phải điều chỉnh liên tục kế hoạch trong quá trình thực hiện.
Nếu hoạt động đầu cơ diễn ra dai dẳng và kéo dài khiến cho tỉ giá thực tế diễn ra bị chệch so với tỉ giá cân bằng dài hạn. Các chênh lệch sẽ làm méo mó giá cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Khi đó, các tỉ giá với ngoại tệ tương ứng cũng thay đổi liên tục. Nó đi chệch với các tính toán ban đầu và không đảm bảo cho lợi ích khi tham gia của nhà đầu tư. Đặc biệt dẫn đến sự sai lệch trong phân bổ nguồn lực.
Như vây, việc lập kế hoạch kinh doanh và đầu tư trở nên khó khăn. Nó có thể cản trở các đầu tư lớn của các doanh nghiệp xuyên quốc gia. Khi họ e dè trong cân đối rủi ro và lợi nhuận. Cũng như các tính chất đầu tư quốc tế sẽ bị hạn chế lại. Khiến cho các lỗ lực trong mở cửa thị trường bị kìm hãm.
Tất cả các nhược điểm này sẽ được khắc phục bởi chế độ tỉ giá cố định. Khi mà tỉ giá luôn đảm bảo ổn định, thúc đẩy tăng trưởng trong giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế.
Lưu ý.
Tuy nhiên, những người ủng hộ chế độ tỉ giá thả nổi lại phân tích các nguyên nhân cho bất ổn thị trường ở khía cạnh khác. Và chế độ họ theo đuổi hoàn toàn có thể điều chỉnh cũng như khắc phục được. Khi có các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm cho các rủi ro về tỉ giá. Các hợp đồng kì hạn, quyền chọn về tỉ giá cũng được ra đời. Mang đến những bảo đảm về mặt lợi ích nhiều hơn trong phòng ngừa và khắc phục các tổn thất có thể. Cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại yên tâm về sự biến động của tỉ giá. Cũng như đưa ra các lợi nhuận khổng lồ có thể tận dụng khi biến động giá.
Các quốc gia theo chế độ tỉ giá thả nổi thường đạt được nhiều thành tựu kinh tế hơn. Khi các giá trị đầu tư có thể tìm kiếm được rộng mở hơn. Nhà đầu tư cần chứng minh bản lĩnh, sự phán đoán và tài năng của mình. Tham gia vào các giao dịch có rủi ro cao hơn mới mong muốn tìm kiếm lợi ích lớn hơn.
3.3. Tạo thuận lợi trong xuất nhập khẩu:
Chế độ này cho phép chính phủ có thể sử dụng công cụ tỉ giá để đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Với các chính sách phù hợp thường tác động tạo hiệu quả trong xuất nhập khẩu. Như lơi ích nhận về trong cân bằng cán cân thương mại, tăng trưởng.
Ví dụ, Ngân hàng Trung ương có thể định giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị thực của nó. Bằng cách mua ngoại tệ/bán nội tệ. Khi đó, so với ngoại tệ của quốc gia đang là đối tác, các giá trị tiền nội tệ phản ánh thấp hơn. Khi đó, giá hàng xuất khẩu sẽ rẻ hơn, dễ dàng xuất khẩu các mặt hàng trong nước đẩy mạnh sản xuất. Khi đó, các hoạt động trong nước tập chung vào sản xuất. Vừa để cung cấp cho tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu ra các nước có nhu cầu. Được mua vào với giá rẻ hơn, các nước sẽ tập chung nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa.
Trong khi đó giá hàng nhập khẩu đắt hơn khiến các nhu cầu dùng hàng nhập khẩu không được đáp ứng. Đây cũng là cách thức chính phủ bảo vệ mậu dịch, bảo vệ hàng hóa trong nước. Nhờ đó cải thiện cán cân thương mại.
Đây là điều mà chính phủ Trung Quốc đã và đang thực hiện. Đồng nhân dân tệ bị định giá quá thấp so với đồng USD và cả một số đồng tiền khác nữa. Mang đến các cán cân phản ánh xuất nhập khẩu theo mong đợi. Bởi Trung Quốc có khả năng lớn trong sản xuất. Từ những hàng hóa chất lượng, hiện đại đến các sản phẩm hàng loạt. Hệ quả là hai quốc gia này đã đạt được thặng dư thương mại rất lớn, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Lưu ý.
Tuy nhiên, những người ủng hộ chế độ tỉ giá thả nổi không cho rằng việc giảm giá đồng nội tệ sẽ đảm bảo cho một sự cải thiện của cán cân thương mại. Nó chỉ phù hợp với một số điều kiện lợi thế nhất định. Trong khi không nhập khẩu khó đáp ứng và duy trì được nền kinh tế. Thậm chí đôi khi còn gây ra thâm hụt thương mại nặng hơn như lạm phát và dẫn tới sự bất ổn trong nền kinh tế.
Khi xuất khẩu có tăng nhưng khó có thể mang đến lợi nhuận khổng lồ như mong muốn. Phải dựa trên nguồn tài nguyên, nguồn lực mạnh,đáp ứng được nhu cầu ở mức ngày càng cao. Trong khi hạn chế nhập khẩu không thể tạo ra nhiều giá trị mới ứng dụng trong nền kinh tế. Do vậy không thể chắc chắn cán cân thương mại có được cải thiện hay không.