Trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu của tín ngưỡng thờ mẫu tứ phủ Việt Nam, chầu Lục là vị chầu bà đứng thứ Sáu. Vậy Chầu Lục Cung Nương là ai? Sự tích, đền thờ và văn khấn?
Mục lục bài viết
1. Chầu Lục Cung Nương là ai?
Tương truyền, Chầu Lục Cung Nương là một vị Thánh Chầu hết sức anh linh trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu. Bà vốn là người Nùng giáng sinh vào nhà họ Trần trên Lạng Sơn. Chầu Lục hay còn gọi là Chầu Sáu Lục Cung.
Ngài là vị Chầu Bà hết sức nổi danh khắp nơi, rất mực anh linh trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu, được con nhang đệ tử khắp nơi tôn thờ. Ngoài danh xưng Chầu Lục Cung Nương, bà còn có nhiều danh hiêu khác nhau như: Chúa Lục, Đệ Lục Thánh Chầu hay Mế Lục Cung Nương, Lục Cung Tiên Chúa…
2. Sự tích đền Chầu Lục Cung Nương:
Theo người xưa truyền tai nhau kể lại rằng, Chầu Lục Cung Nương vốn là một tiên nữ chốn thiên cung bạt ngàn, vì mắc lỗi trong một lần dâng rượu mà đã làm vỡ chén ngọc nên Ngài đã bị Ngọc Hoàng giáng xuống nhân gian 19 năm. Tuy nhiên cũng có nhiều tài liệu ghi chép lại, bà chỉ bị Ngọc Hoàng giáng xuống nhân gian 9 năm hay 15 năm.
Theo lệnh của Ngọc Hoàng, ngày 9 tháng 19, Chầu Lục đã bị giáng trần xuống hạ giới. Ngài giáng sinh vào nhà họ Trần (cha họ Trần, mẹ họ Hoàng) vốn là lệnh tộc trên miền Lạng Sơn tuy nhiên cũng có tài liệu ghi chép rằng Chầu giáng sinh vào nhà họ Quách vào giờ Mão, ngày Mão, tháng Mão, năm Kỷ Mão và được đặt tên là Quách Thị Hồng Hoa.
Sau khi kết thúc 19 năm thì bà được mãn hạn về chầu Đế Đình, nhưng vì Chầu Lục vẫn luôn thương nhớ cha mẹ trên trần gian nên Hoàng Đế cho ngài hiển thánh, cai quản miền non ngàn sơn trang, nơi rừng Chín Tư, Hữu Lũng. Bằng sự gắn bó và tấm lòng thương dân, Bà thường hiện về giúp đỡ người dân nơi đây làm nông, trồng trọt, mùa màng tốt tươi, giúp người dân ấm no hạnh phúc nên đã được nhân dân biết ơn, thờ phụng và tôn kính để tưởng nhớ công ơn và sự đóng góp của Ngài.
3. Đền thờ Chầu Lục Cung Nương ở đâu?
Đền thờ Chầu Lục Cung Nương tọa lạc tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Đây là nơi Ngài giáng trần và hiển thánh được gọi là Đền Lũng hay Đền Chín Tư. Hàng năm, ngày tiệc Chầu Lục có hai ngày là ngày 10/5 âm lịch và ngày 20/9 âm lịch là ngày Chầu hoá về thiên cũng là hai ngày lễ hội tại Đền.
Đền thờ Chầu là nơi thờ chính của Chầu Lục và Cô Sáu Lục Cung. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội 80 km. Đặc biệt, Đền Chầu Lục nằm cách Đền Quan Giám Sát Đệ nhị khoảng hơn 500m, tạo nên một cụm di tích tâm linh. Đền Chầu Lục đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nên đền đã khang trang, tố hảo rất nhiều. Hiện Đền Chầu Lục là một ngôi đền đẹp.
Hiện nay, giao thông thuận tiện cho việc đi lại, đường vào Đền Chầu vô cùng dễ dàng, từ đường quốc lộ 1A đi vào chỉ tầm 2km. Thông thường, trước khi người đi lễ vào viếng thăm Đền Chầu Lục, họ thường ghé vào thăm Đền Quan Giám Sát. Đi từ Đền Quan Giám Sát vào Đền Chầu Lục chỉ còn hơn 1km.
4. Văn khấn Chầu Lục Cung Nương:
4.1. Bản văn chầu Chầu Lục Cung Nương:
4.2. Văn khấn Chầu Lục Cung Nương:
Giãi lòng thành dâng tiến văn ca
Đường lên xứ Lạng bao xa
Đường về Hữu Lũng tuy xa mà gần
Chốn thanh tân long lâu điện các
Ví nào bằng cảnh hạc Lâm san
Đền thờ chầu Lục trên ngàn
Cây xanh che phủ xóm làng lơ thơ
Đường dốc núi quanh co trùng điệp
Nước Sông Thưong uốn lượn bao quanh
Đền thờ cao ngất non xanh
Lô xô đá mọc xung quanh đường đèo
Trên thời vượn hót thông reo
Dưới khe nước chảy ra chiều nghiêm trang
Lơ thơ mấy nóc nhà sàn
Ven bên sườn núi bản làng xa xa
Nghe suối chảy chim ca ríu rít
Bộ người nùng đầu chít khăn lam
Dao quai, xà tích ,áo chàm
Cơm lam,muối ống vượt ngàn lên non
Nhịp chân bước thiên sơn vạn thủy
Bắc Lệ ngàn ,Phố Vị suối ngang
Lắng nghe tiếng hát cung đàn
Điệu then đàn tính âm vang núi rừng
Điệu “soong hao” vang lừng khắp bản
Hội lồng tồng đợi bạn đầu xuân
Lên ngàn trảy hội sơn lâm
Ngôi đền Chầu ngự mấy tầng nguy nga
Trước sân đền cây đa cổ thụ
Nhuốm một màu chen phủ lá cây
Ngất trời gió cuốn sương bay
Chim kêu vượn hót đêm ngày xôn xao
Đường dốc núi lối vào sơn cước
Cảnh non bồng nước nhược bồng lai
Vào ra áo thắm thơ bài
Áo lam khăn củ ấu ,gót hài thêu hoa
Giáng ngự đồng trâm hoa điểm xuyết
Lược trâm cài ngọc tuyết thu ba
Tóc mây rẽ mái mượt mà
Phấn son trang điểm vào ra dập dìu
Cảnh núi rừng đìu hiu hút gió
Thú sơn lâm hoa cỏ tốt tươi
Dâng văn tấu thỉnh khuyên mời
Lục Cung tiên chúa giáng nơi bản đền
Ngôi đền thờ Sơn Lâm công chúa
Chầu Lục Cung tối tú chứng minh
Đền thờ thượng cổ tối linh
Khuông phù đệ tử khang ninh thọ trường
5. Kinh nghiệm đi lễ đền Chầu Lục Cung Nương:
Kinh nghiệm đi lại
Khi đi đền chầu Lục lần đầu chú ý: Nếu bạn đi một mình, không đi theo đoàn thì các bạn nên bắt taxi lên Lạng Sơn sẽ có chỗ ăn nghỉ khá rẻ, hoặc từ chầu Năm, 30k xe ôm, 50k taxi về Đồng Mỏ – Nhà nghỉ, cơm nước ngon bổ rẻ như ở nhà.
Hầu giá Chầu Lục Cung Nương
Chầu Lục Cung Nương là vị Chầu Bà nổi tiếng hay về bắt đồng và được nhiều con đồng đệ tử thỉnh về ngự đồng. Hầu hết mọi giá hầu đồng Ngài đều hiển linh. Khi về ngự đồng, Chầu Lục vận áo màu lam hoặc màu chàm xanh, khăn chít củ ấu, vai đỡ gùi, dao dắt thắt lưng. Sau khi làm lễ khai quang, Chầu Lục múa mồi và ban phát tài lộc cho các con hương bên dưới.
Dâng lễ Chầu Lục Cung Nương
Lễ Hội đền Chầu Lục được diễn ra vào ngày 10/5 âm lịch hàng năm. Bắt đầu những ngày đầu xuân năm mới hoặc ngày tiệc tại đền Lục Cung Linh Từ, nhân dân Lạng Sơn và du khách thập phương lại nô nức đổ về nơi đây chiêm bái cửa đền. Họ vừa tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công lao của Ngài ban ơn, vừa mong Ngài chứng lòng thành các con hương, phù hộ độ trì cho gia đình con cái được bình an, may mắn, sức khỏe, có tài, có lộc trong năm mới.
Việc chuẩn bị lễ vật dâng lên Ngài chỉ cần thành tâm nhất bởi các vị thần “chứng tâm chứ không chứng lễ” nên khi tới đây, mọi người ai nấy cũng đều cố gắng sắm sửa lễ vật cúng dâng thành tâm nhất có thể. Thông thường, mọi người khi tới đây thường sắm một mâm lễ vật chay mặn tùy tâm và tùy vào gia cảnh của mỗi người, bao gồm hoa, quả, cơi trầu, quả cau, xôi thịt, một tập giấy tiền, thẻ hương cùng một cánh sớ trình báo.
Trang phục của mọi người khi tới đây sao cho phải trang trọng và tôn nghiêm nhất!