Chầu Chín Cửu Tỉnh nổi tiếng từ lâu là linh thiêng nên được mọi người rất coi trọng giữ vai trò lớn trong hệ thống đền thờ Mẫu của nước ta. Dưới đây là bài viết tham khảo về Chầu Chín Cửu Tỉnh là ai? Sự tích, đền thờ Chầu Chín Cửu Tỉnh?
Mục lục bài viết
1. Chầu Chín Cửu Tỉnh là ai?
Theo sự tích dân gian truyền miệng, chầu bà Chín Cửu Tỉnh là tiên nữ trên chốn Thiên Đình. Bà đã giáng hạ tại vùng đất Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa làm phúc và phù hộ người dân. Sau khi ông thác hóa, trở thành vị Thánh Chầu Bà kề cận, làm nhiệm vụ biên chép sổ sách bên cạnh vị Cửu Trùng Thiên Cung Vạn Hoa Vương Mẫu. Khi thanh nhàn, chầu Chín Cửu Tỉnh thường cùng bạn cát dạo chơi nhiều nơi, giáng hiện tại ngự tại đất Thanh.
Cũng có một câu chuyện khác khẳng định rằng bà là Thụy Hoa Công Chúa (hay một số tài liệu khác nói là Chầu Quỳnh) ở trên thiên đình. Bà xuống Đồi Ngang tại Phố Cát và kề cận bên cạnh Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Về nguồn gốc bắt đầu của danh hiệu Chầu Chín Cửu Tỉnh thì có tài liệu nói rằng vì bà là người cai quản chín và trấn giữ mạch nước giếng âm dương ở chốn đất Thanh. Mà theo phiên âm tiếng Hán “Cửu” tức là chín, còn “Tỉnh” tức là giếng. Vì vậy Cửu Tỉnh cũng có ý nghĩa là chín giếng và đó chính là ý nghĩa ởdanh hiệu của chầu bà.
Dù vậy, có những lúc, người ta cũng gọi chầu bà là Chầu Cửu Đền Sòng. Bởi đôi khi chầu bà Chín Cửu Tỉnh anh linh cũng giá ngự hầu trong đền Sòng.
2. Đền thờ Chầu Chín Cửu Tỉnh ở đâu?
Không có tài liệu hay câu chuyện truyền miệng nào nói chính xác về ngôi đền chính thờ chầu Chín Cửu Tỉnh là ngôi đền nào. Vì bà là kề cận bên Thánh Mẫu nên Chầu bà thường được thờ tại những ngôi đền thờ chính của Thánh Liễu Hạnh như đền Rồng ở Thanh Hóa và đền Phủ Bóng ở Nam Định. Tuy nhiên, người dân vẫn coi đền thờ Sòng Sơn ở huyện Bỉm Sơn, Thanh Hóa là nơi thờ chính của chầu Chín Cửu Tỉnh.
2.1 Đền Sòng Sơn – Thanh Hóa:
Đền Sòng Sơn thờ Mẫu Liễu Hạnh, vị thần trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt Nam và có thờ cả Chầu Chín Cửu Tỉnh. Trước đây, ngôi đền được biết đến với cái tên là đền Sùng Trân, dựng dưới thời Lê Hiển Tông (1740 – 1786) trên vùng Cổ Đam, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, (hiện nay là phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn).
Đền Sòng Sơn xây dựng theo kiến trúc thời Lê trung hưng kết hợp với thời Nguyễn. Đền Sòng khi mới xây dựng còn đơn sơ về sau ngôi đền được tu sửa khang trang hơn…
Cấu trúc đền Sòng Sơn bao gồm 3 cung liên tiếp. Trong đó Cung tiền đường thờ Hội đồng Thánh quan, các ông Quan Hoàng, Mẫu Cửu Trùng, và phối thờ Đức Thánh Trần.
Cung Trung đường thờ Ngọc Hoàng thượng đế và Ngũ vị vương quan là những quan đồng Thánh Cô, Thánh Cậu của Thánh mẫu Liễu Hạnh (trong đó có chầu bà Chín Cửu Tỉnh).
Trong gian giữa chính thờ Thánh Mẫu.
Đền Sòng Sơn nổi tiếng từ lâu là linh thiêng nên được mọi người rất coi trọng giữ vai trò lớn trong hệ thống đền thờ Mẫu của nước ta.
2.2 Đền Rồng – Thanh Hóa:
Nền móng đầu tiên của ngôi đền Rồng xây dựng vào thế kỷ XVI. Nơi đây hội tụ nhiều linh khí, là khu vực có phong cảnh hữu tình “hậu tựa sơn, tiền đạp thủy”. Ngôi đền nhìn ra dòng suối bốn mùa nước tạo ra trong đền Rồng một “giếng tiên”. Giếng này có nước trong vắt, đặc biệt là không bao giờ cạn. Vào mùa hè nước mát mẻ. Các du khách mỗi khi đến đền Mẫu đều xin nước để cầu được may mắn, sức khỏe, cầu chữa được bệnh.
Đến năm 1975, đền được tôn tạo và sửa chũa lại khang trang hơn. Đến năm 1993, đền Rồng và cả đền Nước bên cạnh được công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh thu hút nhiều du khách đến lễ bái hơn. Hiện nay, kiến trúc của ngôi đền kết hợp giữa nét hiện đại và cổ kính hòa với thiên nhiên. Không gian xung quanh đền được xây dựng bằng đá.
2.3 Đền Phủ Bóng – Nam Định:
Phủ Bóng Nguyệt Du Cung ở tỉnh Nam Định có thờ Chầu Chín Cửu Tỉnh với vị trí thế đẹp, đắc địa, tọa lạc ngay bên cạnh lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, nơi đây cách khoảng chừng 100m hướng nhìn về Lăng Mẫu. Trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử và đặc biệt là qua các cuộc chiến tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ngôi đền đã bị xuống cấp chỉ còn lại duy nhất nền móng cơ sở, tuy nhiên đến những năm 1995 đến hiện nay với tâm huyết bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá lịch sử vốn cổ của dân tộc, Thủ nhang của ngôi đền Phủ Bóng là ông Trần Vũ Toán đã cùng nhân dân địa phương góp sức, góp của để trùng tu xây dựng lại ngôi đền khang trang và to đẹp tạo điều kiện cho nhân dân và du khách thập phương về chiêm bái lễ Mẫu. Và cứ đến mỗi dịp tết đến xuân về vào khoảng thời gian tháng 3 hằng năm tại khu di tích lịch sử Phủ Bóng Nguyệt Du Cung – Nam Định lại rộn rã tiếng hát văn đón khách chung về chung vui mở hội Phủ Dầy.
3. Bản văn Chầu Chín số 1 chuẩn nhất:
Chín mươi chín suối bao xa
Thỉnh mời chầu Cửu ngự tòa thiên cung
Ngôi cao vâng lệnh cửu trùng
Nghe lời triệu thỉnh giáng đồng chứng tri
Thần thông biến hóa nương gió cưỡi mây
Dạo bốn phương nam bắc đông tây
Tìm những trốn non bồng nước nhược
Kìa non nọ nước,sơn thủy hữu tình
Cảnh thành đô đâu chẳng xinh xinh
Nguồn hội ngộ phỉ lòng trăng gió
Đài kia gác nọ,quán Sở lầu Tần
Giải giang sơn,đâu chẳng thanh tân
Từng dạo khắp trời nam muôn ngả
Thanh hoa đất lạ mạch án thủy huyền
Đền Sòng Sơn đất tốt tự nhiên
Cảnh thiên tạo thực miền long huyệt
Địa linh nhân kiệt thiên lý lai long
Giếng âm dương leo lẻo nước trong
Thừa bóng mát trăng trong phơi phới
Bốn mùa hằng lại ,tám bức bình phong
Thấy cảnh thanh tiên chúa vừa lòng
Hiện chân tính duyên ưa tình nặng
Áo xanh quần trắng tóc phượng lưng ong
Chỉnh chiện thay nhan sắc não nùng
Hợp tiên nữ dăm ba làm bạn
Phấn nhồi má hạc yếm thắm mày ngài
Áo mớ ba phơn phớt đào phai
Mùi thơm nức hương đưa trầm sạ
Chim truyền cá nhắn trăm sự đinh ninh
Gẩy đàn ca tang tính tang tình
Tiếng thánh thót giọng loan to nhỏ
Giữa đường chính xứ khách quý vãng lai
Quán âm dương dọn quán bán hàng chơi
Trốn thanh lịch cùng người thanh quý
4. Văn Chầu Chín Cửu Tỉnh số 2 thiêng nhất:
Dâng văn chầu Cửu xứ Thanh
Anh linh hiển hách quyền hành gần xa
Đồi Ngang hầu cận Mẫu Bà
Sòng Sơn – Phố Cát thực là trang nghiêm
Dung nghi tính hạnh thảo hiền
Khăn điều áo thắm dịu hiền thanh tân
Danh thơm truyền khắp xa gần
Chầu Cửu linh ứng tài thần linh thông
Thướt tha vẻ nguyệt bóng hồng
Ngày ngày phụng mệnh cửa công ra vào
Sòng Sơn, Chầu ngự ngôi cao
Đền thanh cảnh lịch ai nào dám đương
Đền thờ phong thủy là nhường
In đồ bát cảnh cát tường phong quang
Đền thờ lập ở bên đàng
Cây cao bóng mát trang hoàng uy nghi
Sơn son thếp bạc đan trì
Rồng bay phượng múa tức thì chầu lên
Dạo chơi các phủ các đền
Cây Đa phủ Bóng khi miền Nghệ An
Trên đền đẹp nhất hoa lan
Nhất thanh nhì sắc làm quan trong triều
Thành tâm lễ bái thỉnh kiều
Chân quỳ vai kiệu trước sau trình bày
Xe loan giá ngự đền đây
Hồng vân sáng tỏ tầng mây cửu trùng
Ngự ra vẻ đẹp lạ lùng
Cô hầu cô hạ tùy tùng khâm sai
Chân giận cánh phượng văn hài
Kim xa, mã não hoa tai hột cườm
Trang hoàng sạch sẽ tinh tươm
Hộp trầu phấn sáp lược gương bên mình
Lưng đeo túi gấm xinh xinh
Ba ngàn thế giới vạn hình ngự ra
Thiêng thay là phép Chầu Bà
Danh truyền Nam Việt gần xa tiếng đồn
Chầu nay phụng mệnh thiên tôn
Quản đền quản phủ sớm hôm chuyên cần
Ai mà hữu phúc hữu nhân
Chầu Bà Đệ Cửu có phần dành cho
Kẻ nào bụng dạ quanh co
Chầu Bà Đệ Cửu cho lo suốt ngày
Chầu Bà có phép thiêng thay
Không phải ai cũng thỉnh rày được đâu
Chầu bà phép thuật nhiệm màu
Ngự ra Chầu phán một câu rõ ràng
“Ta đây lịch sự đàng hoàng
Ngự đồng những chốn trang hoàng thanh cao
Những kẻ giả dối tầm phào
Ăn gian nói dối ta sao ngự về
Một khi cách trở giang khê
Thành tâm một dạ ta về chứng minh
Khó khăn trăm nối ngàn hình
Ta về giáng phúc điện đình chính nơi
Kể cho không phải thỉnh mời
Ta đây sẽ giúp mọi nơi mọi đường
Chỉ cần một nén tâm hương
Phụng sự Tiên Thánh từ đường quanh năm
Ngày tư cho chí ngày rằm
Các ghế vọng bái chữ “tâm” làm đầu
Không cần cầu đảo đâu đâu
Thiết tha khấn nguyện hữu cầu ắt linh
Ta nay có lệnh Thiên Đình
Phải về khải tấu tâu trình Mẫu vương”
Phán xong kíp giá lên đường
Trẻ già trai gái tỏ tường biết ra
Hôm nay con thỉnh chầu bà
Xin bà giá ngự điện tòa trang nghiêm
Ban cho vạn phúc muôn niên
Cửu nhà khang khái thiên niên thọ trường.