Chất làm dày là một loại chất phụ gia được sử dụng nhiều trong thực phẩm ăn uống hàng ngày của chúng ta; tuy nhiên hầu như chúng ta không thể nhận biết được các chất có trong sản phẩm đã được hòa tan vào thực phẩm. Cùng bài viết giải đáp những thắc mắc về chất làm dày.
Mục lục bài viết
1. Chất làm dày là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu chuyên sâu về chất làm dày chúng ta sẽ đi tìm hiểu đôi chút về bản chất của chất làm dày. Chất làm dày thực chất là một loại chất phụ gia được sử dụng trong các sản phẩm là thực phẩm. Theo đó:
Chất phụ gia được hiểu là những chất mà khi dùng sẽ đưa tới hoặc có thể gián tiếp hay trực tiếp trở thành một thành phần của thực phẩm hoặc thay đổi đặc tính của thực phẩm. Định nghĩa này bao gồm tất cả các chất được dùng trong sản xuất, chế biến, đóng gói, chuyên chở hoặc tồn trữ thực phẩm.
Với người sử dụng thì đây là các chất có mùi vị cay, thơm, mặn, ngọt khác nhau… Nó giống như là gia vị dùng để thêm vào các món ăn có tác dụng giúp làm tăng mùi vị của món ăn hay đồ uống. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc tạo màu sắc cho món ăn được đẹp, hấp dẫn hơn hay để giữ cho thực phẩm không bị hư hỏng hoặc để tăng giá trị chất dinh dưỡng có trong thực phẩm chế biến. Một số trong những chất phụ da được lấy ra từ thực phẩm, một số khác được tổng hợp trong phòng thí nghiệm.
Chất làm dày hay chất ổn định là một chất phụ gia dùng trong thực phẩm, thường có dạng như bột, chất này có vai trò trong việc duy trì sự phân tán của hai hay nhiều thành phần nhằm tạo nên sự đồng nhất cho sản phẩm, tạo gel, giữ cho cấu trúc thành phần của thực phẩm ở trạng thái ban đầu trong khoảng thời gian lâu hơn.
2. Trong Tiếng Anh chất làm dày có tên gọi là gì?
Trong Tiếng Anh Chất làm dày có tên gọi là Food stabilizer.
3. Chất làm dày trong thực phẩm có làm hại cho sức khỏe không?
Bạn đang muốn sử dụng chất làm dày để có thể thêm vào các loại thực phẩm của hàng ngày của mình những bạn lại không biết chất làm dày sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người khi sử dụng, thì sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn đi vào tìm hiểu và làm rõ thêm về độ an toàn, cũng như lợi ích của chất làm dày mang lại cho cơ thể con người:
Chất làm dày là một loại chất đã được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược mỹ phẩm, công nghiệp dầu mỏ… chất làm dày sẽ được sử dụng để làm dày, đông đặc các loại kem hoặc có thể được sử dụng như một chất tạo béo giả mà không có giá trị dinh dưỡng. Chất làm dày được sử dụng trong ngành thực phẩm và không có độc tính.
Trong thực phẩm chất làm dày khi được sử dụng với một khối lượng thấp thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng. Tuy nhiên để yên tâm hơn về chất lượng của chất làm dày thì bạn nên lựa chọn mua các loại thực phẩm ở các siêu thị, cửa hàng lớn, có độ uy tín cao vì nơi những nơi này các sản phẩm thực phẩm đã số được tiến hành kiểm tra về lượng chất ổn định và mức độ an toàn khi sử dụng sản phẩm.
Về mức độ dinh dưỡng thì chất làm dày là một loại chất không có chứa chất dinh dưỡng cho cơ thể, Xét về mặt dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm hoàn toàn không cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Chính vì vậy nếu bạn lạm dụng, sử dụng nhiều đến thực phẩm thì rất có thể nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Bên cạnh đó việc sử dụng quá nhiều chất làm dày cũng không tốt cho đường tiêu hoá, có thể gây ra các căn bệnh ung thư mà ta không thể lường trước được. Chính vì vậy nếu bạn đang có ý định sử dụng chất làm dày để thêm vào thực phẩm của mình thì bạn cần phải thật lưu ý về lưu lượng sẽ sử dụng để sử dụng chất làm dày một cách thích hợp và hiệu quả tránh trình trạng sử dụng vượt mức an toàn gây tổn hại đến sức khỏe của bản thân cũng như mọi người xung quanh.
Thế nhưng, nếu xét về mặt văn hóa ẩm thực và công nghệ chế biến thực phẩm, phụ gia trong đó có chất làm dày lại hầu như là thành phần không thể thiếu. Người tiêu dùng luôn đưa ra tiêu chí là thực phẩm phải có màu sắc đẹp đẽ bắt mắt, mùi phải thơm tho, vị phải đậm đà, phải dai, phải đòn… Thế là người sản xuất cứ theo các tiêu chí đó mà cải thiện thực phẩm của mình theo hướng “phục vụ tối đa yêu cầu của thượng đế khách hàng”
4. Chất làm dày có trong các sản phẩm nào?
Chất làm dày là một loại chất phụ gia được sử dụng trong hầu hết các loại sản phẩm chế biến sẵn, trong các loại sữa, nước giải khát, trong các gia vị, mì ăn liền, các loại bánh kẹo,… và một số loại sản phẩm khác. Một số chất làm dày thường gặp trong thực phẩm có thể kể đến như:
E471 và E418 giúp ngăn chặn quá trình phân tách giữa bột sữa hoặc chất béo sữa và nước, tức là giữ cho các protein lơ lửng trong sữa thay vì bị phân tách ra và nổi trên bề mặt. Các chất nhũ hóa E471 có một trong những đặc tính sau đây:
Giảm sức căng bề mặt của một chất lỏng bằng cách làm giảm sức căng bề mặt tại bề mặt tiếp xúc của hai chất lỏng.
Nếu có nhiều hơn hai chất lỏng không hòa tan thì chất hoạt hóa bề mặt làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất lỏng đó.
Khi hòa chất làm dày E471 vào trong một chất lỏng thì các phân tử của chúng có xu hướng tạo đám (micelle), nồng độ mà tại đó các phân tử bắt đầu tạo đám được gọi là nồng độ tạo đám tới hạn. Nếu chất lỏng là nước thì các phân tử sẽ nối đuôi kị nước lại với nhau và quay đầu ưa nước ra tạo nên những hình dạng khác nhau như hình cầu, hình trụ, màng.
Các chất cao phân tử hòa tan được trong pha liên tục và để tăng cường độ nhớt của pha này hoặc để được hấp thụ vào bề mặt liên pha.
Các chất không hòa tan và có mức độ phân chia rất nhỏ và có thể thấm ướt được bởi các hai pha, khi được hấp thụ vào bề mặt liên pha sẽ tạo ra vật chắn chống lại hiện tượng hợp giọt.
E410 là một chất polyme có chứa các phân tử không ion được đại diện bởi dư lượng của các monosaccharide phức tạp và đơn giản. Carob gum là chất bột mịn màu trắng vàng, không vị, không mùi, chất này chỉ tan tốt trong nước nóng, trong môi trường mặn và axit vẫn không thay đổi. chất làm đặc E410 được dùng trong các sản phẩm ngọt mà tiêu biểu là socola.
E410 được lấy từ nội nhũ của đậu carob, phổ biến ở các nước Địa Trung Hải. Đặc tính chính của E410 là làm chậm quá trình hình thành băng kết tinh trong quá trình làm lạnh thực phẩm và tạo ra một lớp gel đồng nhất. Chất này không ảnh hưởng đến hương vị và mùi của thực phẩm theo bất kỳ cách nào, nó truyền tải chúng một cách đầy đủ.
Chất làm dày E410 được xếp vào danh sách các chất tương đối an toàn, không thể phân hủy trong đường tiêu hóa của cơ thể, do cơ thể không có đủ các enzym cần thiết cho quá trình phân hủy. Kẹo cao su Carob rời khỏi cơ thể con người khá nhanh ở dạng chưa qua chế biến. Lượng kẹo cao su carob E410 cho phép hàng ngày là 20 mg trên 1 kg trọng lượng cơ thể.
E409 dùng trong chất làm dày trong thực phẩm, kẹo cao su, đồ ngọt, bánh mì, chocolate, bánh kẹo, thực phẩm không có đường, nước sốt, cá đông lạnh và mù tạc.
E401 dùng trong bánh nướng, bơ sữa, nước sốt, và trong sản phẩm được chế biến từ thịt.
5. Một số quy định về chất ổn định:
5.1. Công bố hợp quy về chất ổn định:
Các chất ổn định phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.
Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.
5.2. Kiểm tra đối với chất ổn định:
Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất ổn định phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.
5.3. Trách nhiệm tổ chức cá nhân về chất ổn định:
Tổ chức, cá nhân phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.
Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các chất ổn định sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với các quy định của pháp luật.
5.4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện về chất ổn định:
Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này. Trường hợp hướng dẫn của quốc tế về phương pháp thử và các quy định của pháp luật viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.