Chấp nhận giải pháp kém lí tưởng là gì? Ứng dụng trong thực tiễn về chấp nhận giải pháp kém lí tưởng? Để có một giải pháp lí tương trong kinh doanh cần có những yếu tố nào?
Trong cuộc sống của chúng ta, có những việc không thể hoàn hảo được tất cả, mà thay vào đó người ta chỉ nên chọn giải pháp khả quan thay vì cứ hướng tới sự tối ưu. Trong kinh tế cũng vậy các giải pháp kinh doanh đôi khi chỉ đạt được ở mức độ thỏa đáng mà thuongf hay được gọi với thuật ngữ kinh tế là ” Chấp nhận giải pháp kém lí tưởng”.
Mục lục bài viết
1. Chấp nhận giải pháp kém lí tưởng là gì?
Chấp nhận giải pháp kém lí tưởng tiếng Anh là Satisficing.
Một giải pháp đúng như tên của nó chúng ta hiểu đây là một chiến lược ra quyết định nhằm đạt được kết quả khả quan hoặc thỏa đáng, thay vì theo đuổi giải pháp tối ưu, thay vì nỗ lực tối đa để đạt được kết quả lí tưởng, chiến lược này tập trung vào nỗ lực khả thi và thực tế để giải quyết nhiệm vụ và ta thấy điều này là do việc nhắm đến giải pháp tối ưu có thể dẫn đến phải tiêu tốn lượng thời gian, năng lượng và tài nguyên phí phạm, không cần thiết.
Giải pháp kém lí tương có thể bao gồm các việc áp dụng các cách để thu được giải pháp ban đầu tạo ra kết quả chấp nhận được và việc chấp nhận giải pháp kém lí tưởng cụ thể sẽ làm thu hẹp phạm vi của các lựa chọn được cân nhắc để tạo ra kết quả, bỏ qua những lựa chọn sẽ đòi hỏi những nỗ lực chuyên sâu, phức tạp hơn hoặc không khả thi khi cố gắng đạt được kết quả tối ưu.
2. Ứng dụng trong thực tiễn:
Như trên chúng ta cũng đã thấy với các nội dung trong lí thuyết chấp nhận giải pháp kém lí tưởng được áp dụng trong một số lĩnh vực bao gồm kinh tế, trí tuệ nhân tạo và xã hội học với lí thuyết này ngụ ý rằng khi người tiêu dùng phải đối mặt với vô số lựa chọn cho một nhu cầu cụ thể, họ sẽ chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ đủ tốt, thay vì cố tìm kiếm lựa chọn tối ưu nhất.
Theo đó ta thấy rằng khi người tiêu dùng cần một công cụ xử lí và giải quyết vấn đề, theo chiến lược chấp nhận giải pháp kém lí tưởng, họ sẽ tìm đến thiết bị đơn giản nhất, dễ tiếp cận nhất, bất kể các lựa chọn hiệu quả hơn đòi hỏi phải bỏ ra thời gian và chi phí cao hơn.
Ví dụ cụ thể hơn về lí thuyết được áp dụng về chấp nhận giải pháp kém lí tưởng là Anh A chỉ mua gói phần mềm cơ bản thay vì mua toàn bộ phần mềm có các tính năng bổ sung và cao cấp hơn.
Các lưu ý về chiến lược chấp nhận giải pháp kém lí tưởng:
Hiện nay trong kinh doanh có các tổ chức sử dụng lí thuyết của chiến lược chấp nhận giải pháp kém lí tưởng với mục đích tìm cách đáp ứng những kì vọng tối thiểu về doanh thu và lợi nhuận do hội đồng quản trị và cổ đông đặt ra trái ngược với nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận thông qua các yêu cầu cao đối với hiệu suất của tổ chức đối với bộ phận bán hàng, marketing và các bộ phận khác.
Theo đó ta thấy với cách đặt mục tiêu nhắm đến những kết quả khả thi hơn, nỗ lực đưa ra có thể công bằng với kết quả cuối cùng và chiến lược này cũng có thể được áp dụng nếu lãnh đạo của doanh nghiệp muốn ưu tiên sử dụng các nguồn lực để đạt được các giải pháp tối ưu cho mục tiêu khác.
Ví dụ, lãnh đạo doanh nghiệp có thể quyết định giảm nhân sự tại một xưởng làm việc xuống mức hoạt động tối thiểu để phân công nhân sự vào các bộ phận và dự án khác cần nhiều lao động hơn để thu được quả tối đa.
Bên cạnh đó chiến ược này cũng sẽ có những hạn chế nhất định đó là định nghĩa về những gì được coi là “chấp nhận được” không được xác định rõ ràng, và liệu rằng kết quả như vậy có thực sự khác với kết quả tối ưu hay không.
3. Để có một giải pháp lí tương trong kinh doanh cần có những yếu tố nào?
Như chúng ta có thể quan sát trên thực tế với việc kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh đi kèm với đó là những khó khăn cũng trở nên phổ biến hơn thì việc tuyển dụng và đào tạo đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí là vô cùng quan trọng.
Nếu theo như trước thì vấn đề quản lý lao động là xét về hiệu quả của đầu tư là tốt nhất nhưng cũng gặp phải một số khó khăn tiềm ẩn và với công nghệ thay đổi nhanh chóng, sự phát triển của phương tiện kỹ thuật số và số hóa các ngành công nghiệp, mô hình kinh doanh mới, phát triển hành vi của khách hàng và điều kiện kinh tế đầy thách thức, tất cả đóng một phần quan trọng trong cách thức mà chúng ta vận hành kinh doanh.
Mhuw vậy chúng ta thấy rằng, để đảm bảo nhân viên có các kỹ năng tốt nhất và cần thiết để thành công trong kinh doanh, có các yếu tố cần thiết với lĩnh vực trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, chúng ta cần phỉa xác định điểm mạnh và điểm yếu chung của nhân viên tức là việc hiểu được những kĩ năng nền tảng của nhân viên hiện tại gồm kĩ năng và kiến thức cá nhân, ảnh hưởng đến tập thể và hiệu quả kinh doanh của họ, thêm vào đó là sử dụng số liệu bán hàng, dữ liệu hiệu quả kinh doanh, quản lý chất lượng và số năm công tác để phân tích và cung cấp điểm chuẩn hiệu quả.
Thứ hai, đối với mục tiêu chúng ta thường đặt câu hỏi với mục tiêu nhóm và mục tiêu tổ chức là gì? Chắc chắn rằng cả bạn và nhóm của mình đều hiểu mục tiêu sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và phân tích cho phép bạn xác định các yếu tố cần thiết để đạt kết quả mong muốn và phát hiện những yếu tố không hiệu quả.
Thứ ba, chúng ta có thể thực hiện việc thiết lập liên hệ giữa những gì bạn có và những gì bạn muốn cụ thể nó được liên hệ giữa những kiến thức và kĩ năng của nhân viên và kết quả kinh doanh tối ưu của bạn và có thể so sánh với mục tiêu của tổ chức, sau đó xác định chỗ thiếu sót và chấp nhận các số liệu hiệu suất phù hợp để thực hiện các mục tiêu này.
Thứ tư, chúng ta cần tìm và điều chỉnh những thiếu sót trong công việc hiện tại và theo đó so sánh từng nhân viên thông qua phân tích hiệu quả đê phát hiện rra những thiếu sót về kĩ năng, rút ra xu hướng tài năng và cải thiện mục tiêu kinh doanh liên quan thay vì đào tạo chung chung, huấn luyện cụ thể có thể mang lại lợi tức đầu tư lớn hơn và khi chúng ta cần một nhân viên mới, hãy tuyển người có kỹ năng phù hợp không phạm phải thiếu sót.
+ Phân tích và sàng lọc
Ở bước này chúng ta cần phải tiến hành đo đếm và phân tích dài hạn một cách đều đặn điều này cho phép bạn thực hiện các hoạt động liên quan và tập trung, đồng thời duy trì hiệu quả tích cực và với các doanh nghiệp có thể liên tục đầu tư vào đúng lĩnh vực dựa trên các mô hình cải tiến tập trung và có thể lặp lại, thay vì các lĩnh vực được cho là cần thiết.
Ở các doanh nghiệp như ta thường thấy họ vẫn thường chỉ chú ý về sự phù hợp giữa thị trường và sản phẩm nhưng đối với những người bắt đầu khởi nghiệp, sự phù hợp giữa sản phẩm và nhà sáng lập mới là quan trọng và với các ý tưởng được triển khai bởi người sáng lập, sản phẩm được thực thi từ những ý tưởng đó. Mối quan hệ giữa người sáng lập và sản phẩm luôn phải chặt chẽ, liên kết và rõ ràng. Ý tưởng kinh doanh sẽ quyết định sản phẩm bạn cho ra đời sẽ như thế nào.
Như vậy để có thể duy trì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã khó, mở rộng kinh doanh lại càng khó hơn và nếu doanh nghiệp không có sự tăng trưởng hay ký kết bất cứ hợp đồng nào là điều không bình thường chút nào đối với những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, nếu lợi nhuận tăng bất ngờ, cổ phần sẽ bùng nổ. Nếu chúng ta đặt lợi nhuận đột ngột giảm, cổ phần sẽ vỡ vụn theo doanh nghiệp nào cũng cần có hoài bão phát triển công ty lớn mạnh hơn với các ý tưởng khởi nghiệp của bạn sẽ không có tính bền vững nếu bạn không có khả năng tận dụng một mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận và sự tăng trưởng.
Theo đó chúng ta sẽ được hiệu quả và đạt được nhất định trong công tác tuyển dụng là một việc làm liên tục đối với mỗi cá nhân cải thiện bản thân thì hiệu quả tổ của chức cũng sẽ được nâng cao nếu chúng ta nghĩ nguồn nhân tố quan trọng nhất trong việc thúc đẩy thành công kinh doanh thì chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên trong tổ chức là đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí.