Các tác động nhận thức cho thấy vai trò và ý nghĩa của chân lý. Phải có chân lý mới có các định hướng, sự kiên định và theo đuổi mục tiêu. Các chân lý cũng mang đến tính đúng đắn không thể phủ nhận. Do đó mà chân lý vừa thể hiện sự khách quan, vừa thúc đẩy vận động và phát triển.
Mục lục bài viết
1. Chân lý là gì?
Theo nghiên cứu của lý luận nhận thức của Chủ nghĩa Mác – Lên nin:
Chân lý là định nghĩa dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan. Sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Từ đó mang đến kết luận, kiến thức luôn đúng được đúc kết.
Có thể hiểu, chân lý thực chất là thực tại được nhận thức một các đúng đắn. Từ đó mà con người có được kết luận của một vấn đề theo tiêu chuẩn nhất định. Chân lý là một sự thật của loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian.
Các nhận thức triết học giúp ta thấy được tính đúng đắn của chân lý. Khi một kiến thức được xem là chân lý, ta không cần phải chứng minh đúng sai qua kiến thức được nhận diện đó.
Khái niệm chân lý khi xét về bản chất:
Chân lý chính là sự nhận thức một cách đúng đắn hiện thực khách quan của con người. Các chân lý phải đến từ kiến thức mà loài người quan tâm. Qua đó thực hiện hoạt động chứng minh tính đúng đắn của nó.
Không có một loại chân lý nào nằm ngoài nhận thức của con người. Bởi vì kiến thức này phải được tiếp cận và tiếp thu hiệu quả trên thực tế.
Và không có con người thì cũng không có khái niệm chân lý. Chân lý tồn tại độc lập với nhân loại. Tuy nhiên lại mang đến kết quả của kiến thức đối với thực tiễn của con người.
Các phân tích nhận thức:
Nhận thức của con người không đứng yên mà sẽ thay đổi theo thời gian để ngày càng đến gần chân lý hơn. Các chân lý vì thế mà cũng được công nhận nhiều hơn.
Có những khẳng định được con người xem là “chân lý hiển nhiên” vì mọi người có thể kiểm nghiệm một cách dễ dàng bằng trực quan như “toàn thể thì lớn hơn thành phần”. Càng có nhu cầu khám phá, nhận thức về thế giới, các chân lý càng được đúc rút một cách đa dạng.
Quan niệm “chân lý là điều mà hầu hết mọi người cùng nghĩ như nhau” là một định nghĩa hoàn toàn không chuẩn xác, vì đôi khi đa số hay đám đông thì vẫn mắc sai lầm. Bởi vậy mà các tính chất thực tế, khoa học chứng minh mới được xem là sự tồn tại đúng của chân lý.
Thậm chí có những điều mà mọi người cùng đồng ý vẫn có thể không phải là chân lý, mà mới chỉ tạo ra niềm tin của đám đông rằng đó là chân lý. Con người phải có được kiến thức, được tiếp cận nhiều hơn với thế giới để thực hiện nghiên cứu.
Ví dụ: chân lý: “không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là ngược lại, trái đất xoay quanh mặt trời”. Nếu khi coi mặt trời đứng yên, ta có thể thấy trái đất đang chuyển động và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có trái đất quay quanh mặt trời mới là chân lý đúng đắn.
2. Tính chất của chân lý:
Mọi chân lý đều mang bốn thuộc tính: tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.
2.1. Tính khách quan của chân lý:
– Chân lý có tính phù hợp với tri thức và thực tại khách quan. Phản ánh các kiến thức và sự dung nạp kiến thức của con người về các lĩnh vực khác nhau.
– Chân lý không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Chân lý là các sự thật hiển nhiên và đúng đắn mà con người tìm ra. Do đó trên thực tế, con người đang khám phá để tìm hiểu các kiến thức chứ không sáng tạo ra chân lý.
Ví dụ, sự phù hợp giữa quan niệm “không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là ngược lại, trái đất xoay quanh mặt trời”.” là phù hợp với thực tế khách quan. Nó không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã từng có từ trước. Mang đến các kiến thức đúng đắn, được chứng minh bằng các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Ví dụ, sự phù hợp giữa quan niệm “quả đất có hình cầu chứ không phải hình vuông” là phù hợp với thực tế khách quan. Nó không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã từng có hàng nghìn năm trước thời Phục hưng. Từ đó giúp con người tiếp nhận, nhận thức được nhiều hơn về thế giới xung quanh.
2.2. Tính cụ thể của chân lý:
Chân lý có tính có điều kiện của mỗi tri thức, thể hiện kiến thức về thế giới. Chân lý phản ánh sự vật trong các điều kiện xác định không gian, thời gian, góc độ phản ánh,…). Từ đó mang đến cái nhìn về nhận thức đúng đắn cho con người.
Ví dụ, mọi nhà khoa học khi phát biểu định lý đều kèm theo các điều kiện xác định nhằm đảm bảo tính chính xác của nó: “Trong giới hạn của mặt phẳng, tổng các góc trong của một tam giác là 2 vuông; nước sôi ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp suất 1 atmotphe,…”. Do đó tùy thuộc vào các điều kiện cố định mà hệ quả mới tồn tại.
Nếu các chân lý đó không được thể hiện trong điều kiện cụ thể, có thể không đảm bảo tính đúng đắn.
2.3. Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý là nói:
– Mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhất định, còn ngoài giới hạn đó thì nó có thể không đúng. Tức là nó đúng trong điều kiện các yếu tố khác phải được đảm bảo đi kèm. Thể hiện tính đúng tương đối mà không phải là tuyệt đối.
– Mặt khác, mỗi chân lý, trong điều kiện xác định, nó mới chỉ phản ánh được một phần thực tại khách quan. Qua đó mà con người phải gắn các điều kiện cụ thể mới có thể khẳng định tính đúng đắn của chân lý đó.
Ví dụ:
+ Tính tuyệt đối của chân lý: Trong mặt phẳng có độ cong bằng không thì tổng các góc trong tam giác tuyệt đối bằng hai góc vuông;
+ Tính tương đối của chân lý: Nếu điều kiện thay đổi độ cong khác không thì định lý đó không còn đúng nữa.
Như vậy thông thường phải gắn chân lý với các điều kiện cố định. Khi một trong các điều kiện không còn thì chân lý cũng không còn đúng.
2.4. Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối:
+ Chân lý tương đối là chân lý chưa phản ánh được đầy đủ đối với thực tại khách quan; Tức là chỉ nhìn nhận ở một đặc điểm, khía cạnh trong bản chất vấn đề.
+ Chân lý tuyệt đối là chân lý phản ánh được đầy đủ đối với thực tại khách quan. Từ đó cho ta nhìn nhận bao quát, khái quát đối tượng. Chân lý tuyệt đối là sự tổng hợp vô tận những chân lý tương đối. Không một tri thức cụ thể nào của con người có thể xem là chân lý tuyệt đối mà chỉ là một phần rất nhỏ của chân lý tuyệt đối.
Ví dụ, hai khẳng định sau đây đều là chân lý, nhưng chỉ là chân lý tương đối: (1) Bản chất của ánh sáng có đặc tính sóng; (2) Bản chất của ánh sáng có đặc tính hạt.
Trên cơ sở hai chân lý đó có thể tiến tới một khẳng định đầy đủ hơn: ánh sáng mang bản chất lưỡng tính là sóng và hạt. Từ đó thấy được các khía cạnh đầy đủ của bản chất ánh sáng.
3. Vai trò của chân lý đối với thực tiễn:
3.1. Chân lý bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn:
Để sinh tồn và phát triển, con người phải tiến hành những hoạt động thực tiễn. Đó là các hoạt động cải biến môi trường tự nhiên và xã hội. Từ đó phân tích, tìm hiểu về thế giới để tiếp cận nhiều kiến thức hơn. Đồng thời cũng qua đó con người thực hiện một cách tự giác hay không tự giác quá trình hoàn thiện và phát triển chính bản thân mình.
Chính quá trình này đã làm phát sinh và phát triển hoạt động nhận thức của con người. Cũng như mang đến các kiến thức ngày càng được mở rộng.
Thế nhưng hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công và có hiệu quả một khi con người vận dụng được những tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong chính hoạt động thực tiễn của mình. Tức là con người tìm được kiến thức, vận dụng nó vào thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu phải đưa ra các kết luận đúng.
3.2. Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn:
Chân lý phát triển nhờ thực tiễn. Thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn. Từ đó mang đến sự liên quan, tác động và thể hiện hiệu quả trong từng hoạt động. Phải có các nghiên cứu, khám phá ngoài thực tiễn mới mang đến kiến thức, kinh nghiệm được đúc kết của con người.
Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong hoạt động nhận thức con người cần phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, phải coi chân lý cũng là một quá trình. Con người thông qua cách thức, thời gian để tiến hành các nghiên cứu, tìm tòi và công nhận chân lý.
Chính vì vậy, phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào trong hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải biên giới tự nhiên và xã hội. Bởi vì chân lý vẫn luôn ở đó, chỉ là con người có tìm ra, có công nhận đúng các chân lý đúng đắn hay không mà thôi.
Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri thức đó vào trong các hoạt động kinh tế – xã hội, nâng cao hiệu quả của những hoạt động đó về thực chất cũng chính là phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay. Từ đó mang đến các cơ hội cũng như thực hiện hiệu quả hoạt động nhận thức của con người.