Cha mẹ cần làm gì để con không ốm, sốt khi trở lại trường? Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến lứa tuổi học sinh?
Sau gần một năm triển khai học trực tuyến ở tất cả các cấp học phổ thông và đại học vì tác động của đại dịch Covid 19 thì các em học sinh đã được đi học trở lại. Dù độ phủ vắc-xin cũng đã trên 90% nhưng khối cấp 1 và cấp 2 thì mới chỉ là mũi 1 hoặc một số ít đã được tiêm mũi hai. Vì vậy phải rất cẩn trọng trong việc đưa con trẻ đến trường. Bố mẹ phải làm gì để con không ốm, sốt khi trở lại trường.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Cha mẹ cần làm gì để con không ốm, sốt khi trở lại trường?
1.1 Trang bị các đồ dụng cá nhân để hạn chế lây lan Covid:
Trong trường học, thường mỗi lớp có từ 20 đến 40 học sinh, việc tiếp xúc với các học sinh khác liên tục nên tỉ lệ nhiễm Covid rất lớn. Bố mẹ cần trang bị các trang thiết bị cần thiết theo thông điệp 5K của bộ Y tế :
Khẩu trang: Khẩu trang là một rào cản đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để ngăn giọt bắn từ đường hô hấp của chính mình hoặc giảm việc hít trược tiếp giọt bắn lan truyền trong không khí. Phải dặn con đeo khẩu trang thường xuyên trong suốt thời gian ở trường.Đeo khẩu trang giúp các ngon giảm 53% nhiễm Covid.
Việc đeo khẩu trang đúng cách cũng phải chú ý hướng dẫn để cho con đeo khẩu trang đúng cách. Khẩu trang phải là loại khẩu trang y tế 3 lớp hoặc loại N95 do bộ Y tế khuyên dùng để có tác dụng cao nhất. Ngoài ra cách đeo khẩu trang như đeo phải kín mũi, che toàn bộ miệng để. Đeo khẩu trang là bước cơ bản nhưng vô cùng hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây virut ốm, sốt từ những người xung quanh. Khi tháo khẩu trang, dạy trẻ cầm 2 tay vào 2 quai để tháo khẩu trang và tuyệt đối không được chạm vào mặt ngoài và mặt trong của khẩu trang. Nếu đã có tiếp xúc thì phải rửa tay sát khuẩn ngay, tránh đưa lên miệng. Bỏ khẩu trang đúng nơi quy định và trong thùng rác phải có nắp đậy.
Nước khử khuẩn, nước rửa tay khô: Tay là bộ phận mà có thể dễ dàng đưa lên miệng nhất, chính vì thế nó cũng là một tác nhân lây lan các bệnh về đường hô hấp. Cha mẹ cần chuẩn bị cho các con nước khử khuẩn, nước rửa tay khô trong Balo cho các con. Hướng dẫn con cách sử dụng nước khử khuẩn đúng cách. Sau khi tiếp xúc các đồ vật công cộng thực sự cần thiết như tay nắm cửa, nhà vệ sinh….
Không được sử dụng đồ dùng công cộng: Đồ dùng công cộng như cốc nước, đồ chơi, các thẻ tính… Những đồ vật cũng là tác nhân lây lan trong trường học. Chính vì thế cha mẹ cần dặn dò con hạn chế tối đa việc tiếp xúc. Cha mẹ cần chuẩn bị những chai nước riêng đủ để cho con uống trong một buổi hoặc một ngày. Dụng cụ cá nhân như khăn mặt, khăn tay riêng để con sử dụng nếu lớp học không có vật dụng riêng.
Dặn dò trẻ hạn chế tiếp xúc nơi đông người: Cha mẹ cần dặn dò tới hành vi của con mình, tránh tiếp xúc trực tiếp nơi đông người. Nếu tiếp xúc phải giữ khoảng cách và luôn đeo khẩu trang trong khi tiếp xúc.
Không cho con đi học nếu nhận thấy một số biểu hiện bất thường: Để giữ gìn sức khỏe cho cả cộng đồng thì cha mẹ cần đo thân nhiệt hoặc test nhanh nếu như thấy con có các triệu chứng như ốm, sốt, ho. Dù các dấu hiệu đó xảy ra là chuyện bình thường ở con trẻ nhưng bố mẹ không được chủ quan.
Giữ ấm cho trẻ: Trong thời tiết của Miền Bắc và Miền trung đang bước vào mùa lạnh, chính vì thế việc giữ ấm cho con trẻ khi đến trường để tránh việc cúm sốt cho các con là việc vô cùng quan trọng. Mặc ấm cho trẻ, giữ ấm nhất là ở phần cổ bằng việc dùng khăn quàng cổ. Chuẩn bị cho con một bình giữ nhiệt, đảm bảo cho các con luôn được uống nước ấm.
Thuốc hạ sốt: Bố mẹ cần chuẩn bị thuốc hạ sốt cho con. Tuy ở trường có phòng y tế nhưng để phòng trừ trường hợp quá tải, Cha mẹ vẫn phải chuẩn bị thuốc hạ sốt cho con từ ở nhà. Một liều lượng nhỏ vừa đủ dùng sẽ đảm bảo các con sử dụng đúng cách, không sử dụng quá liều. Phải phối hợp với giáo viên theo dõi và cho các con uống thuốc đúng cách, đúng thời điểm. Tránh xảy ra hậu quả không mong muốn.
1.2 Tăng cường sức đề kháng:
Ngoài những thông điệp trực tiếp của bộ Y tế, thì việc tăng cường sức đề khàng cho trẻ cũng là một biện pháp vô cùng cần thiết.
– Chuẩn bị dinh dưỡng đầy đủ cho con cũng là một kỹ năng của cha mẹ. xây dựng một hệ sức đề khàng giúp con phát triển tốt nhất, chống lại cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là Covid-19.Thứ nhất, phải đảm bảo trẻ ăn đủ bữa, nhất là bữa sáng. Bữa sáng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho một ngày năng động của trẻ. Ăn nhiều thực phẩm bổ sung dinh dưỡng như trái cây, rau củ, thịt cá, trứng sữa… đủ cung cấp các chất như bột đường, đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Cung cấp thêm tỏi trong các món ăn với các con để tăng cường hệ miễn dịch một cách tối ưu nhất.
– Tránh cho con ăn uống những loại thực phẩm như nước ngọt có gas, bánh kẹo, bim bim…. Hạn chế các con uống nước đá lạnh, hoặc ăn các đồ có nhiệt độ thấp như Kem, nước đá….
– Uống đủ nước giúp trẻ đảm bảo thanh lọc cơ thể. từ 1- 1,5 lít nước/ngày đối với trẻ nhỏ. Đây cũng là một phương thức hữu hiệu để giảm các vấn đề liên quan đến hô hấp. Nước phải đảm bảo là nước ấm khoảng 35-40 độ là nhiệt độ lý tưởng nhất cho một cốc nước giữ ấm.
– Dạy trẻ thói quen tập thể dục thường xuyên: trong những ngày tựu trường trở lại sau khi học online bằng covid, các trường học sẽ hạn chế tập thể dục tập thể. Chính vì thế, cha mẹ cần rèn thói quen tập thể dục cho con giúp con tăng sức đề kháng. GIúp con có một hệ miễn dịch tốt, sức khỏe tốt.
– Ngoài sức đề kháng thể chất thì sức đề khàng về tinh thần cũng là vấn đề mà các ông bố bà mẹ phải quan tâm. Việc trẻ hào hứng khi gặp lại bạn bè sau gần 1 năm xa cách nhưng lại có không ít đứa trẻ quen với nếp sống khi học online. Không ít trẻ ngại đi học, chây lười, chính vì thế cha mẹ phải nói chuyện với trẻ về việc sắp đi học lại. Kích thích niềm hứng thú của trẻ để trẻ tới trường trong một tâm trạng vui nhất. Ngoài ra việc lập thời gian biểu sinh hoạt giúp con thực hiện cũng là một biện pháp khoa học giúp trẻ có những thói quen tốt.
Việc tiêm chủng Covid 19 cho các em học sinh các khối còn lại của cấp 1, cấp 2 ,. cấp 3 đang được nhà nước gấp rút thực hiện. Sau khi các em đã đủ thẻ xanh (tiêm từ 2 mũi trở nên) thì sẽ giúp các phụ huynh bớt lo lắng cho con em của mình.
2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến lứa tuổi học sinh:
Việc học sinh ở nhà quá lâu và phải học online đã gây ảnh hưởng tới sự phát triển về tâm lý, thê chất và đặc biệt chất lượng học tập của các em cũng đã bị ảnh hưởng một cách to lớn.
– Thời gian trẻ ở nhà trong một ngày trừ thời gian ngủ là khoảng 15 tiếng. Với các thiết bị điện tử ở nhà, trẻ có thể tiếp xúc thường xuyên gây ra các bệnh về mắt. Ngoài ra tre còn tiếp xúc với các thông tin, video clip không đúng chuẩn mực cũng gây đau đầu cho các phụ huynh khi ở nhà.
– Ăn uống không điều độ: Vì cha me không có thể sát sao con 24/24, nhất là ở những gia đình mà cha mẹ không có nhiều thời gian cho con, chính vì thế viec ăn uống của trẻ thất thường, không khoa học. Dẫn tới các vấn đề về tiêu hóa vì trẻ thường ăn các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
– Giao tiếp: Việc trẻ ở nhà nhiều sẽ làm trẻ không tự tin khi đứng trước đám đong hoăc sẽ bối rối khi gặp người khác. Kĩ năng giao tiếp của trẻ bị giảm đi trông thấy. Nhất là trong thời gian dài không được gặp nhau.
– Học tập: Không thể phủ nhận việc học Online là rất tiện lợi. Nhưng trong một thời gian dài, học online không thể đáp ứng đủ nhu cầu học đều tất cả các môn ở trên trường lớp. Việc truyền đạt của giáo viên tới các em học sinh sẽ không được đầy đủ và sát sao như khi các em học trực tuyến. Việc tắc mạng, nghẽn mạng của các em chính vì thế sẽ gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Nếu như cha mẹ không có thể kèm cặp các em thì một lượng kiến thức hổng vô cùng lớn. Ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy là khả năng tiếp thu vấn đề.
Trong tình hình sống chung với dịch như hiện tại thì việc chuẩn bị các kĩ năng tốt cho trẻ tới trường là vô cùng quan trọng. Việc học online an toàn nhưng về mặt hiệu quả thì chúng không bao giờ có thể bằng học trực tiếp được. Chính vì thế việc chuẩn bị tốt cho các con về mặt tinh thần và thể chất tốt cũng giúp các con tự tin đến trường hơn. Cha mẹ bớt lo lắng hơn khi làm việc. Trên đây chúng tôi đã chia sẻ một chút kiến thức về bảo vệ sức khỏe của trẻ khi tới trường. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi.