Trung du và miền núi Bắc bộ có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc biệt, tạo nên nét đặc trưng cho việc phát triển thế mạnh riêng về nông nghiệp của vùng như phát triển cây công nghiệp lâu năm. Để hiểu rõ, mời các bạn tham khảo bài viết về cây công nghiệp lâu năm góp phần quan trọng nhất ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ là?
A. Cây chè
B. Dừa
C. Hồ tiêu
D. Cà phê
Đáp án: A
Giải thích: Cây chè được coi là cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất ở khu vực vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, bởi loài cây này phù hợp phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nơi có mùa đông lạnh với đất fe-ra-lit đồi núi của vùng.
2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở khu vực Trung du và Miền núi Bắc bộ:
Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía Bắc của quốc gia. Nơi đây có vị trí địa lý đặc biệt, với sự đầu tư trong lĩnh vực mạng lưới giao thông vận tải và ngày càng có xu hướng phát triển, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng lân cận trong lãnh thổ Việt Nam và xây dựng nền kinh tế mở.
Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với 3 tỉnh của Trung Quốc lần lượt là Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam ở mạn phía Bắc, phía Tây tiếp giáp với Lào, phía nam tiếp giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ và phía đông tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ.
Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc. Vùng núi Tây Bắc là một khu vực với chủ yếu là các dãy núi cao, bị chia cắt sâu và hiểm trở. Các dạng địa hình đặc trưng ở đây bao gồm các dãy núi bị chia cắt sâu, cao, các thung lũng hun hút hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh núi cao trên 2500 mét, đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Fansipan (3143 mét) là một ví dụ điển hình về đặc trưng địa hình ở vùng núi Tây Bắc. khác với những dãy núi cao ngút ngàn, hiểm trở ở Tây Bắc thì vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là các đồi và núi thấp. Khối núi ở thượng nguồn sông Chảy là nơi có nhiều đỉnh với độ cao trên dưới 2000 mét là khu vực cao nhất của vùng. Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc xuống dưới vùng đồng bằng sông Hồng, từ khu vực Vĩnh Phúc đến Quảng Ninh mang đặc điểm địa hình chủ yếu là những dải đồi có đỉnh tròn, sườn thoải. Đây là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định.
Khí hậu ở khu vực Trung du miền núi Bắc bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè chịu ảnh hưởng gió mùa từ Tây Nam thổi sang gây ra hiện tượng thời tiết nóng khô, mưa nhiều, mùa đông có gió mùa Đông Bắc tràn xuống hình thành nên hiện tượng thời tiết lạnh, khô, ít mưa. Chế độ gió khiến cho thời tiết ở khu vực này có phần khắc nghiệt, là nguyên nhân của loạt các hệ quả thời tiết cực đoan gồm khô nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
3. Khả năng và tình hình phát triển cây công nghiệp của khu vực Trung du và Miền núi Bắc bộ:
Đất ở khu vực Trung du và Miền núi Bắc bộ phần lớn là đất fe-ra-lit trên đá vôi hoặc đá phiến hoặc một số đất phù sa cổ ở mạn các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi…
Khu vực này với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên nơi đây có mùa đông lạnh nhất cả nước. Chính vì thế nên đây là vùng thích hợp trồng các loại cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới.
Ngoài ra, một số tỉnh vùng núi giáp biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn, hay trên dãy núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại cây thuốc quý (như sâm tam thất, đương quy, giảo cổ lam, đẳng sâm, bình vôi…), các cây ăn quả (hạt dẻ,mận, hồng, đào và lê). Ở Sa Pa có thể trồng các loại rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
Khu vực Trung du và Miền núi Bắc bộ có tiềm năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất trông và sản xuất các loại cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của địa phương là rất lớn. Người dân địa phương có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, vùng cũng đã bắt đầu xuất hiện như các cơ sở công nghiệp chế biến, các mô hình hợp tác xã…
Mặc dù vậy, các tỉnh Trung du và Miền núi Bắc bộ vẫn còn một số khó khăn như khí hậu mùa đông rét đậm rét hại, sương muối khiến cây khó phát triển. Mạng lưới giao thông còn thấp kém chưa được đầu tư nhiều, các cơ sở công nghiệp chế biến chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng…
4. Câu hỏi trắc nghiệm liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nhằm mục đích chủ yếu là:
A. Bảo vệ môi trường, nâng cao mức sống, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
B. Phát huy thế mạnh khu vực, tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của người dân.
C. Thay đổi cơ cấu kinh tế, phát huy tiềm năng, tạo việc làm cho người dân.
Đáp án: B.
=> Giải thích: Phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nhằm mục đích chủ yếu là nâng cao mức sống, tăng trưởng kinh tế, phát huy thế mạnh. Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi phù hợp để phát triển sản xuất cây công nghiệp, trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp của nước ta: đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, lao động đông, có kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 2: Thế mạnh nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi nước ta là:
A. chăn nuôi gia súc lớn và cây lượng thực.
B. cây lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
C. cây lâu năm và chăn nuôi gia cầm.
D. cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Đáp án: D
=> Giải thích: Cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh nông nghiệp của Trung du, miền núi nước ta
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Dân số đông nhất so với các vùng khác.
B. Thế mạnh ở nơi đây là trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
C. Diện tích lớn nhất so với các vùng khác.
D. Tiếp giáp cả Trung Quốc và Lào.
Đáp án: A
=> Giải thích:Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm cả Trung Quốc và Lào, diện tích tích lớn nhất so với các vùng khác với thế mạnh của vùng là trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 3: Một trong các thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển
A. Cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
B. Cây công nghiệp, cây lương thực, cây rau quả nhiệt đới.
C. Cây lương thực, cây thực phẩm, cây đặc sản vụ đông.
D. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, khai thác gỗ.
Đáp án: A
Giải thích: Một trong các thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Câu 4: Nguyên nhân quan trọng nhất để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được cây công nghiệp cận nhiệt đới là bởi có:
A. Người dân cần cù lao động, giàu kinh nghiệm.
B. khí hậu cận nhiệt đới và có mùa đông lạnh.
C. nhiều bề mặt cao nguyên đá vôi bằng phẳng.
D. đất feralit, đất xám phù sa cổ bạc màu.
Đáp án: B
Giải thích: Khí hậu cận nhiệt đới và có mùa đông lạnh là nguyên nhân quan trọng nhất để Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới.
Câu 5: Khó khăn trong việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là khó khăn nào sau đây?
A. Người dân sống thưa thớt, thói quen sinh hoạt từ phong tục cũ còn nhiều.
B. Tình trạng du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi.
C. Trình độ thâm canh còn thấp, đầu tư vật tư ít.
D. Công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển, còn nhiều hạn chế.
Đáp án: D
Giải thích: Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu là do việc đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở chế biến nông sản chưa phù hợp với thế mạnh của vùng, dẫn đến việc hạn chế khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp; giá trị sản phẩm cây công nghiệp cũng bị hạn chế.
Câu 6: Khí hậu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ảnh hưởng tích cực đối với phát triển nông nghiệp trong việc tạo điều kiện để:
A. sản xuất nông sản nhiệt đới.
B. đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
C. nâng cao hệ số sử dụng đất.
D. nâng cao trình độ thâm canh.
Đáp án: B
=> Giải thích: Khí hậu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc trưng là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh lại phân hóa theo đai cao nên vừa có thể phát triển cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, vừa có thể phát triển cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới vào mùa đông hoặc trên vùng núi cao như Sa Pa => Thuận lợi chủ yếu của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là tạo điều kiện để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
THAM KHẢO THÊM: