Mục lục bài viết
1. Cây công nghiệp chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ là?
A. Cây chè
B. Cây đỗ tương
C. Cây hồ tiêu
D. Cây bơ
Đáp án: A. Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông ở Trung du và miền núi Bắc bộ thường lạnh kết hợp với đất feralit đồi núi của vùng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chè. Vì vậy, chè là cây công nghiệp chính của vùng này.
2. Vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nhiều nhất cả nước gồm 15 tỉnh trong đó tiểu vùng Tây Bắc gồm có 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình còn lại là 11 tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc.
Về diện tích, thì diện tích của Trung du miền núi Bắc Bộ là trên 101.000 km vuông chiếm tới 30,5% diện tích cả nước. Như vậy đây là vùng có diện tích rộng lớn nhất của nước ta về số dân năm 2019 là 12,5 triệu người
Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, Trung du miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Trung Quốc và Lào, nằm liền kề vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ
Vị trí địa lý của vùng đã tạo thuận lợi để Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng cường giao lưu hợp tác với các vùng kinh tế trong nước cũng như thực hiện chính sách kinh tế mở rộng mạng lưới giao thông. Tuy nhiên, thì vị trí địa lý nơi đây cũng gây ra không ít những cái khó khăn trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng chẳng hạn như vấn đề cạnh tranh phát triển kinh tế với các vùng khác trong nước, đảm bảo an ninh quốc phòng về các thế mạnh ở phát triển kinh tế của vùng.
Trung du miền núi Bắc Bộ có một số thế mạnh nổi bật đó là thế mạnh về khai thác chế biến khoáng sản và thủy điện; thứ hai là thế mạnh về chồng chế biến các nông sản của vùng cận nhiệt và ôn đới; thứ ba là thế mạnh trong chăn nuôi gia súc và thứ tư là phát triển kinh tế biển.
3. Phát triển thế mạnh trồng cây công nghiệp ở khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Trung du miền núi Bắc bộ là khu vực có điều kiện thích hợp để trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Về điều kiện phát triển. Trước hết, nơi đây có những thuận lợi chính như đất đai của vùng có diện tích lớn với nhiều loại đất khác nhau như là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi, đất phù sa cổ ở vùng trung du, đất phù sa ở các cái đồng bằng giữa núi dọc các cái lưu vực sông nên thích hợp để trồng nhiều loại cây trồng khác nhau.
Về khí hậu thì nhìn chung là khí hậu ở Trung du miền núi Bắc Bộ mang khí hậu nhiệt ẩm gió mùa nhưng khu vực này vào mùa đông thì lạnh và phân hóa rõ rệt theo độ cao địa hình. Chính vì vậy đất đai địa hình đã giúp nơi đây có điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng với thế mạnh là các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.Ngoài ra nơi đây còn có những thế mạnh khác như người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất; thị trường tiêu thụ thì ngày càng được mở rộng
Bên cạnh những thuận lợi thì trong sản xuất các cái cây trồng, khu vực này cũng gặp không ít những khó khăn trở ngại. Trước hết đó là sự thất thường của thời tiết và khí hậu với các cái biểu hiện cụ thể như rét đậm rét hại hay sương muối; tình trạng thiếu nước về mùa đông. Tất cả những điều đó đã làm hạn chế việc mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây trồng của vùng. Thứ hai đó là mạng lưới cơ sở chế biến nông sản thì chưa tương xứng với thế mạnh của khu vực. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
Về tình hình phát triển, Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn thứ ba cả nước với các cây công nghiệp chính đó là chè hay hồi, quế,…trong đó nổi bật nhất là cây chè. Trung du miền Bắc Bộ là vùng chuyên canh chè lớn nhất cả nước chè được trồng nhiều ở các địa phương như Phú Thọ hay Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Thứ hai ở các cái khu vực vùng núi sát biên giới Cao Bằng Lạng Sơn cũng như ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn thì điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho vùng trồng các cái cây dược liệu quý hiếm như tam thất , đương quy cũng như các loại rau ôn đới như su hào, bắp cải, đào, lê,.. Ngoài ra thì Sapa nơi có thể trồng đa dạng các loại rau ôn đới cũng như sản xuất hạt rau giống quanh năm, một số địa điểm trồng các loại hoa xuất khẩu ở trên quy mô tương đối lớn việc đẩy mạnh sản xuất các cái cây trồng trên cho phép vùng phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao. Đồng thời cũng có một vài hạn chế còn tồn tại như lạm dụng du canh là du cư; đốt nương.
4. Bài tập trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ có:
A. Khí hậu cận xích đạo trên núi
B. Nhà máy thủy điện công suất lớn
C. Mạng lưới giao thông rất hiện đại
D. Dân cư thưa thớt ở vùng trung du
Đáp án: B
=> Giải thích: nhà máy thủy điện công suất lớn là một đáp án đúng bởi hai nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất của nước ta hiện nay đều thuộc trung du và miền Bắc Bộ đó là nhà máy thủy điện Hòa Bình và nhà máy thủy điện Sơn La
Câu 2: Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?
A. Thiếu lao động có kinh nghiệm
B. Khí hậu có sự phân hóa đa dạng
C. Công nghiệp chế biến còn lạc hậu
D. Tình trạng thiếu nước về mùa đông
Đáp án: D
=>Giải thích: Mùa đông ở nơi đây lạnh và khô gây ra tình trạng thiếu nước vào mùa đông làm hạn chế khả năng mở rộng diện tích cũng như nâng cao năng suất cây trồng của vùng Trung du miền núi Bắc bộ.
Câu 3: Hạn chế lớn nhất trong phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa ở trung du và miền Bắc Bộ hiện nay là:
A. Thiếu lao động có kinh nghiệm
B. Nguồn thức ăn chưa đảm bảo
C. Giao thông vận tải còn khó khăn
D. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra
Đáp án: C
=> Giải thích: Chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò giao thông bị hạn chế bởi tình hình giao thông vận tải cản trở trong việc vận chuyển sản phẩm ở chăn nuôi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhất là đến vùng đồng bằng và các cái đồ thị lớn
Câu 4: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta là do:
A. Có nhiều dãy núi cao hướng tây bắc- đông nam
B. ảnh hưởng của vị trí và dãy núi hướng vòng cung
C. Có vị trí giáp biển và đảo ven bờ nhiều
D. Các đồng bằng đón gió
Đáp án: B
=>Giải thích : Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên và cả những đợt gió mùa Đông Bắc cuối cùng thổi vào nước ta. Cùng với đó là địa hình Đông Bắc với các cánh cung mở rộng về phía Bắc đón gió.
Câu 5: Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả là:
A. đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn
B. địa hình núi cao hiểm trở.
C. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông.
D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét lũ ống.
Đáp án: C
=>Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông bắc nên mùa đông lạnh, khô đã gây ra hiện tượng rét đậm rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông ảnh hưởng đến hoạt động canh tác cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc sản của vùng.
Câu 6: Yếu tố tự nhiên nào quyết định đến việc phát triển thế mạnh trồng rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Thổ nhưỡng.
D. Sông ngòi.
Đáp án: B
=>Giải thích: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh là nhân tố quyết định đến việc phát triển thế mạnh trồng rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Một số cây tiêu biểu như chè, quế, mận, đào, lê,… và nhiều cây dược liệu quý.
THAM KHẢO THÊM: