Tiếng Anh là một ngôn ngữ được cho là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng trên khắp các khu vực và các quốc gia trên thế giới. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về một kiểu câu trong tiếng Anh như câu khẳng định, câu phủ định. Vậy trước tiên câu khẳng định là gì?
Mục lục bài viết
1. Câu khẳng định là gì?
Câu khẳng định được hiểu là một câu trái ngược với câu phủ định; nếu câu phủ định là câu dùng để phủ nhận một sự việc, vấn đề nào đó. Bên cạnh đó, câu phủ định nó còn phủ nhận tính chất, trạng thái, hành động trong câu. Còn đối với câu khẳng định thay vì phủ nhận một vấn đề, một mệnh đề thì câu phủ định chấp nhận vấn đề đó, một mệnh đề đó. Câu khẳng định là câu dùng để diễn đạt sự thật, hợp lý hay chân lý hiển nhiên. Câu khẳng định sẽ kết thúc bằng dấu chấm. Nói cách khác, bất kỳ câu hoặc tuyên bố nào là tích cực là một tuyên bố khẳng định.
Ví dụ: Tôi đã bỏ tiết học ngày hôm qua để đi chơi với bạn của tôi.
Tôi chắc chắn ngày hôm qua đã thấy anh ý đi qua nhà tôi.
2. Câu khẳng định trong Tiếng Anh:
2.1. Câu khẳng định trong tiếng Anh là gì?
Cũng giống như trong tiếng việt hay trong các ngôn ngữ khác câu khẳng định trong tiếng anh là câu nói dùng để tuyên bố hoặc diễn đạt một thông tin. Câu nói này thể hiện tính đúng đắn, khẳng định sự thật đáng tin cậy của thông tin chứa trong một câu nói.
Ví dụ: I have worked here for 10 years. (Tôi đã làm việc ở đây 10 năm.)
Last night she and I went to the movies. (Tối hôm qua cô ấy và tôi đã đi xem phim.)
2.2. Cấu trúc của câu khẳng định trong tiếng Anh:
Thứ nhất, Câu khẳng định với động từ to be
S + Tobe + O (tân ngữ) …
Lưu ý: TOBE ở thì hiện tại là am/ is/ are và ở quá khứ là was/ were.
Ex: I am a teacher. (Tôi là giáo viên).
2.2.1. Câu khẳng định với động từ thường:
– Trong thì đơn:
Hiện tại đơn: S + V(hiện tại) + (O) …
Ví dụ: I walk to school every day. (Tôi đi bộ tới trường mỗi ngày).
Quá khứ đơn: S + V-ed/V2 + (O) …
Ví dụ: He went to bed late yesterday (Hôm qua anh ấy thức khuya).
Quá khứ tiếp diễn: S + will + V.inf + (O) …
Ví dụ: I will visit my grandparents. (Tôi sẽ ghé thăm ông bà của tôi).
– Trong thì tiếp diễn:
Hiện tại tiếp diễn: S + am/ is/ are + V.ing + (O) …
Ví dụ: I am watching TV. (Tôi đang xem TV)
Quá khứ tiếp diễn: S + was/ were + V.ing + (O) …
Ví dụ: I was watching TV at 7 p.m last night. (Tôi đã xem TV lúc 7 giờ tối qua).
Tương lai tiếp diễn: S + will + be + V.ing + (O) …
Ví dụ: I will be watching TV tonight. (Tối nay tôi sẽ xem TV)
– Trong thì hoàn thành
Hiện tại hoàn thành: S + have/ has + V-ed/V3 + (O) …
Ví dụ: I have studied English for 10 years. (Tôi đã học tiếng Anh trong 10 năm.)
Quá khứ hoàn thành: S + had + V-ed/V3 + (O) …
Ví dụ: I had played volleyball. (Tôi đã chơi bóng chuyền.)
Tương lai hoàn thành: S + will + have + V-ed/V3 + (O) …
Ví dụ: I will have played volleyball. (Tôi sẽ chơi bóng chuyền.)
2.2.2. Câu khẳng định với động từ khuyết thiếu:
Với các thì tương ứng vừa nêu, chắc bạn đã biết cấu trúc của câu khẳng định là gì. Tuy nhiên, sẽ có một dạng động từ khuyết thiếu, hay còn gọi là động từ khiếm khuyết. Bạn nên lưu ý dưới đây, nó cũng rất dễ gặp:
Cấu trúc: S + động từ khiếm khuyết (can/ could/ should/…) + V.inf + (O) …
Các động từ khiếm khuyết/động từ tình thái thường gặp là can, could, may, might, would…
Ex: She can be a little stubborn, but she can have her work done neatly. (Cô ấy có thể hơi cứng đầu một chút, nhưng cô ấy cũng có thể hoàn thành công việc một cách tử tế.)
3. Câu phủ định trong tiếng Anh:
3.1. Câu phủ định là gì?
Câu phủ định trong tiếng Anh (Negative sentences) là loại câu được dùng để bộc lộ ý kiến về một điều gì đó là sai hay không đúng với sự thật của nó. Thông thường, câu phủ định trong tiếng Anh được tạo thành bằng cách cho thêm từ “not” vào trong một câu khẳng định.
Ví dụ:
(+): Max wants to be a lawyer. (Max muốn trở thành một luật sư) .
(-): Max doesn’t want to be a lawyer. (Max không muốn trở thành một luật sư).
(+): I cooked fried beef for lunch yesterday. (Tôi đã nấu món thịt bò xào cho bữa trưa ngày hôm qua).
(-): I didn’t cook beef stir-fry for lunch yesterday. (Tôi đã không nấu món thịt bò xào cho bữa trưa hôm qua).
3.2. Các dạng câu phủ định trong tiếng Anh:
Cũng giống như đa số các dạng câu khác trong tiếng Anh câu phủ định là dạng câu có chứa nhiều dạng cùng các quy tắc tạo thành khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các dạng của câu phủ định để qua đó có thể sử dụng tốt hơn trong giao tiếp và sử dụng tiếng Anh
Câu phủ định với có chưa từ “Not”
Ở dạng này để tạo thành một câu phủ định trong tiếng Anh, ta chỉ cần đặt thêm từ “not” vào sau trợ động từ hoặc động từ tobe hoặc một số động từ khuyết thiếu. Trong các thì hiện tại đơn, quá khứ đơn khi chuyển sang dạng phủ định phải chia phù hợp dạng của các từ do/does/did
Ví dụ:
– She can go out tonight => She can not go out tonight. (Cô ấy có thể đi chơi vào tối nay => Cô ấy không thể đi chơi vào tối nay).
– Hoa likes listening to music in her free time => Hoa doesn’t like listening to music in her free time. (Hoa thích nghe nhạc trong thời gian rỗi của cô ấy). => (Hoa không thích nghe nhạc trong thời gian rỗi của cô ấy.)
– Wehave eaten in the this restaurant. => We haven’t eaten in the this restaurant. (Chúng tôi từng ăn ở nhà hàng này => Chúng tôi chưa từng ăn ở nhà hàng này).
Ở dạng câu phủ định này, chúng ta cần phải lưu ý một số điểm như sau:
Cấu trúc khẳng định: Think, suppose, believe, imagine + (that) + clause.
Chuyển sang dạng phủ định: S + Trợ từ + not + V (think, suppose, believe, imagine) + that + clause.
Ví dụ:
– I think you must borrow Max’s book to review lessons soon. => I don’t think you must borrow Max’s book to review lessons soon. (Tôi nghĩ bạn cần phải mượn sách của Max để ôn bài sớm => Tôi không nghĩ bạn phải mượn sách của Max để ôn lại bài sớm.)
– I believe she will call me soon => I don’t believe she will call me soon. (Tôi tin rằng cô ấy sẽ gọi lại cho tôi sớm => Tôi không tin cô ấy sẽ gọi cho tôi sớm).
Câu phủ định sử dụng cấu trúc “Any/No”
Đây là một dạng câu phủ định mà trong giao tiếp, sử dụng tiếng Anh chúng ta thường hay bắt gặp đó là sử dụng “any/no” để nhấn mạnh ý nghĩa câu phủ định cho câu nói/viết.
Cách thức chuyển đổi ở dạng này sẽ là: “some” trong câu khẳng định chuyển thành “any/no” + danh từ trong câu phủ định.
Ví dụ:
– There is some bread in the fridge => There isn’t any bread in the fridge. (Có một ít bánh mì trong tủ lạnh) => (Không có một ít bánh mì nào trong tủ lạnh).
– Max has some money. => Max doesn’t have any money. (Max có một ít tiền.) => (Max không có chút tiền nào cả).
Câu phủ định song song
Dạng câu phủ định song song không chỉ giúp người sử dụng ghi điểm trong bài luận tiếng Anh mà còn giúp tiện lợi trong giao tiếp thường ngày.
Cấu trúc:
Mệnh đề phủ định 1, even/still less/much less + Danh từ hoặc động từ ở hiện tại đơn = Đã không …, chứ đừng nói đến…/ Không…, mà càng lại không …
Ví dụ:
– Mary doesn’t like reading magazines, much less textbooks. (Mary không thích đọc tạp chí, chứ đừng nói đến sách giáo khoa).
– I can’t remember this poem, even the passage. (Tôi không thể nhớ bài thơ này, đừng nói đến đoạn văn.)
– He doesn’t know how to answer this question, still less get a high score. (Anh ta không biết cách trả lời câu hỏi này, chứ đừng nói tới đạt điểm cao.)
Phủ định đi kèm với so sánh:
Giữa các dạng cấu trúc câu phủ định trong tiếng Anh cũng có sự khác biệt về mức độ phủ định. Và trong ngữ pháp tiếng Anh, câu phủ định đi kèm so sánh là loại câu có tính chất phủ định mang ý nghĩa tuyệt đối, bày tỏ mạnh mẽ nhất.
Cấu trúc: Mệnh đề phủ định + so sánh hơn (more/less) = so sánh tuyệt đối
Ví dụ:
– I couldn’t agree with you more = I absolutely agree with you. Tôi không thể đồng ý với bạn hơn nữa = Tôi hoàn toàn đồng ý với cậu.
– We don’t talk anymore. (Chúng ta đừng nói gì thêm nữa).
Phủ định dùng kèm với các trạng từ chỉ tần suất
Một số trạng từ chỉ tần suất cũng có thể mang nghĩa phủ định “không, hầu như không” các từ thường được sử dụng làm câu tử định trong tiếng anh như: Hardly, scarcely, barely = almost not at all/almost nothing = hầu như không.
Hardly ever, rarely, seldom= almost never = hiếm khi, hầu như không bao giờ.
Ví dụ:
– Max hardly ever comes to work. (Max hầu như không đi làm muộn).
– Junny hardly does exercise everyday so she can’t keep fit. (Hoa hầu như không luyện tập thể dục mỗi ngày vì thế cô ấy không thể giữ dáng được).
Câu phủ định với “No matter…”
No matter + who/which/what/where/when/how + S + V: Dù có… đi chăng nữa… thì
Ví dụ:
– No matter who calls, say I will call back later. (Dù là ai gọi đến, thì cũng nói là tôi gọi lại sau nhé).
– No matter where I go, I will call you regularly. (Dù tôi đi đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng sẽ gọi bạn thường xuyên.)
Câu phủ định với Not … at all
Để tạo thành câu phủ định trong tiếng Anh, chúng ta còn có thể sử dụng cụm “Not… at all” với nghĩa không chút nào cả. Cụm từ này thường đứng ở cuối câu phủ định.
Ví dụ:
– This car is not comfortable at all (Chiếc ô tô này không thoải mái chút nào).
– This phone is not good at all (Cái điện thoại này không tốt chút nào).