Câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp mới nhất có đáp án. Bài kiểm tra bao gồm các câu hỏi thú vị và đáp án chi tiết để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức giao tiếp hiệu quả. Hãy thử sức với bài kiểm tra này và khám phá thêm những điểm mạnh và yếu của bạn trong việc giao tiếp.
Mục lục bài viết
1. Câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp mới nhất có đáp án:
Câu 1. Để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất?
a. Nội dung thông điệp
b. Giọng nói
c. Hình ảnh và cử chỉ
Đáp án: c
Câu 2. Bạn hãy cho biết những định nghĩa nào sau đây mô tả chính xác nhất bản chất của giao tiếp?
a. Giao tiếp là sự tương tác và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe.
b. Giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm khi những đối tượng giao tiếp tiếp xúc cùng nhau.
c. Giao tiếp là quá trình truyền tải thông điệp một cách chính xác từ người nói đến người nghe.
d. Giao tiếp bao gồm sự tương tác giữa người nói và người nghe trong một hoàn cảnh nhất định
e. Giao tiếp là một quá trình truyền tải, chia sẻ thông điệp từ người nói đến người nghe nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác nhất, tránh gây hiểu nhầm.
Đáp án: e.
Câu 3. Theo bạn, hiệu suất lắng nghe trung bình của những người tham gia vào quá trình giao tiếp là bao nhiêu?
a. 80%
b. 30%
c. 50%
d. 20%
Đáp án: b
Câu 4. Khi giao tiếp với nhau, theo bạn những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng lớn nhất đến sự sai lệch của thông điệp truyền tải? (Hãy chọn 2 đáp án đúng)
a. Tiếng ồn khi giao tiếp
b. Tâm trạng thời điểm giao tiếp
c. Sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa
d. Bộ lọc thông tin của người tham gia giao tiếp e. Thiếu tự tin khi giao tiếp
Đáp án: c, d.
Câu 5. Quy trình nào sau đây mô tả phương pháp giải quyết xung đột trong giao tiếp một cách hiệu quả nhất khi hai đồng nghiệp của bạn xung đột với nhau?
a. Lắng nghe – Đặt câu hỏi thu thập thông tin – Đưa ra giải pháp
b. Tách ra – Uống nước – Lắng nghe – Đặt câu hỏi – Đưa ra giải pháp c. Đặt câu hỏi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp
d. Mời ngồi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp e. Đặt câu hỏi – Đưa ra giải pháp – Cảm ơn
Đáp án: b.
Câu 6. Lắng nghe và nghe thấy là hai khái niệm giống nhau theo bạn đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Đáp án: b.
Câu 7. Trong quá trình giao tiếp, bạn có bao nhiêu thời gian để gây ấn tượng tốt cho người khác?
a. 20 giây
b. 5 phút
c. 1 phút
Đáp án: a.
Câu 8. Khi giao tiếp xã giao với phụ nữ, theo bạn ai sẽ là người chủ động được quyền bắt tay người kia?
a. Bạn
b. Phụ nữ
Đáp án: b.
Câu 9. Theo bạn, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của bạn trong công việc và cuộc sống?
a. 20%
b. 50%
c. 85%
d. 70%
Đáp án: c.
Câu 10. Theo bạn các yếu tố nào sau đây sẽ quyết định đến sự thành công của bạn trong quá trình giao tiếp? Hãy chọn 3 đáp án.
a. Thông điệp truyền tải rõ ràng
b. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả
c. Sự khéo léo trong xử lý tình huống giao tiếp
d. Địa vị xã hội
e. Bằng cấp và trình độ
Đáp án: a, b, c.
Câu 11. Cách tư duy nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công hơn trong quá trình giao tiếp?
a. Hãy đơn giản hóa vấn đề
b. Luôn nhìn người khác với con mắt tích cực
c. Xem người khác sai gì để mình trách
d. Luôn xem mình có thể học được gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như thế nào để tốt hơn
Đáp án: d.
Câu 12. Ba bí quyết nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công, luôn được những người khác yêu mến trong cuộc sống và công việc?
a. Góp ý thẳng thắn, Lắng nghe và Tôn trọng
b. Luôn tươi cười, Học cách khen ngợi, Lắng nghe
c. Đặt câu hỏi, Giúp đỡ nhiệt tình, Phê bình khi có sai sót
Đáp án: b.
Câu 13. Đáp án nào sau đây mô phỏng chuẩn xác nhất quy trình lắng nghe trong giao tiếp?
a. Tập trung – Tham dự – Hiểu – Ghi nhớ – Hồi đáp – Phát triển
b. Tập trung – Hiểu – Hồi đáp
c. Tập trung – Hiểu – Tham dự – Hồi đáp – Phát triển
d. Tập trung – Quan sát – Hiểu – Hồi đáp – Tham dự
Đáp án: a.
Câu 14. Theo bạn đâu là tư thế ngồi thể hiện bạn là người lắng nghe chuyên nghiệp?
a. Mắt nhìn thẳng, lưng tựa vào ghế, chân vắt chéo
b. Mắt nhìn thẳng, người ngả về phía trước c. Mắt nhìn thẳng, tay để trên bàn
d. Mắt nhìn thẳng, Người hướng về phía trước, tay để trên bàn, đầu gật theo lời kể
Đáp án: d.
Câu 15. Ấn tượng đầu tiên bạn ghi điểm với người giao tiếp với mình là yếu tố nào sau đây?
a. Dáng điệu, cử chỉ và trang phục
b. Cách nói chuyện hài hước
c. Lời chào thân ái
d. Cách mở đầu câu chuyện của bạn
Đáp án: a.
Câu 16. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn điều gì trong quá trình giao tiếp?
a. Chủ động hơn trong giao tiếp
b. Khiến người nghe nghĩ rằng bạn hiểu những gì họ đang nói
c. Giúp bạn thấu hiểu thông điệp một cách trọn vẹn
d. Giúp bạn gây ấn tượng với mọi người nhờ kiến thức sâu rộng của mình
Đáp án: c.
Câu 17. Tại sao việc đưa ra ý kiến phản hồi trong giao tiếp lại quan trọng?v
a. Giúp người tham gia giao tiếp có thể chấp thuận hoặc bác bỏ thông điệp.
b. Nó cho phép người gửi xác nhận thông điệp rõ hơn.
c. Những người làm việc với con số cần thông tin chính xá
d. Đó quá trình đánh giá giúp người nói kiểm chứng xem người nghe có lắng nghe mình nói hay không.
Đáp án: a.
Câu 18. Giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả chính nào?
a. Xảy ra hiểu nhầm
b. Mọi người không lắng nghe nhau
c. Người nói không thể đưa ra chỉ dẫn rõ ràng
d. Mọi người không làm theo bạn
Đáp án: a.
Câu 19. Áp dụng được các kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ mang lại cho bạn những lợi ích gì? Hãy chọn ra 3 đáp án
a. Các chỉ dẫn đưa ra rõ ràng, dễ hiểu và dễ theo dõi
b. Hiểu được các thông tin quan trọng được truyền tải
c. Giao tiếp được bằng ngôn ngữ cơ thể
d. Lắng nghe hiểu quả
Đáp án: a, b, d.
Câu 20. Xác định được các yếu tố quan trọng trong giao tiếp sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn như thế nào?
a. Tạo, thấu hiểu, chia sẻ cảm xúc qua thông điệp, phản hồi thông điệp một cách tích cực và đồng thời nhận biết được các yếu tố gây nhiễu
b. Giúp bạn tiết kiệm thời gian khi giao tiếp
c. Giúp giao tiếp dễ dàng hơn
d. Lắng nghe hiệu quả hơn
Đáp án: a.
Câu 21. Để tạo ra một thông điệp hiệu quả, bạn sẽ làm theo hướng dẫn nào sau đây?
a. Sử dụng biệt ngữ và từ địa phương
b. Dùng ngôn từ khó hiểu
c. Sử dụng tiếng lóng
d. Lựa chọn từ phù hợp, dễ hiểu
Đáp án: d.
Câu 22. Giao tiếp công việc nơi công sở thường không sử dụng hình thức nào sau đây?
a. Giao tiếp điện thoại
b. Giao tiếp qua email
c. Giao tiếp trực tiếp
d. Giao tiếp bằng văn bản
e. Giao tiếp bằng fax
Đáp án: e.
Câu 23. Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện của cơ thể?
a. Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng b. Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi
b. Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu
c. Ngôn ngữ hành vi phụ thuộc vào văn hóa
Đáp án: a.
Câu 24. Trong các yếu tố gây nhiễu quá trình giao tiếp, đâu là các yếu tố chính?
a. Môi trường ồn ào
b. Yếu tố bên trong
c. Thiếu tập trung
d. Sức khỏe
Đáp án: b.
Câu 25. Giai đoạn giải mã thông điệp diễn ra khi nào?
a. Khi bạn diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng của mình.
b. Khi người nghe tiếp nhận thông tin.
c. Khi người nghe lý giải thông tin.
d. Khi các thông tin được truyền tải đi.
Đáp án: c.
Câu 26. Bạn nên thực hiện những chỉ dẫn nào sau đây để đảm bảo truyền tải thông tin thành công? Hãy chọn 2 đáp án.
a. Trình bày một cách thân thiện.
b. Trình bày một cách trịnh thượng.
c. Quan sát và lắng nghe để xem mọi người có chú ý vào thông tin bạn trình bày không.
d. Chỉ cám ơn người nghe khi họ đặt câu hỏi.
Đáp án: a, c.
Câu 27. Giao tiếp trực tiếp có những lợi ích gì hơn so với giao tiếp qua điện thoại?
a. Thông tin được truyền tải tại một thời điểm và không gian cụ thể.
b. Người giao tiếp không bị mất tập trung.
c. Giao tiếp diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi.
d. Những thông tin phức tạp được truyền tải chính xác hơn.
e. Bạn có thể đạt được nhiều mục đích trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Đáp án: a, b, d.
Câu 28. Cách tốt nhất để kiểm tra xem thông tin có được hiểu đúng nghĩa không là?
a. Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người nghe.
b. Đặt các câu hỏi mở cho người nghe.
c. Hỏi người nghe xem họ có hiểu bạn không.
d. Chỉ khi nào người nghe đặt câu hỏi, bạn mới biết họ hiểu bạn.
Đáp án: b.
Câu 29. Bạn nên tuân theo những chỉ dẫn nào sau đây khi truyền tải thông tin? Hãy chọn 3 đáp án
a. Trình bày khái quát nội dung thông tin.
b. Giải thích các thông tin cần thiết để tạo ra một ngữ cảnh cụ thể cho nội dung.
c. Giải thích lý do thông tin này đóng vai trò quan trọng đối với bạn.
d. Sau khi trình bày xong mới đặt và trả lời các câu hỏi
Đáp án: a, b, c.
Câu 30. Khi nào thì giao tiếp bằng văn bản phù hợp hơn giao tiếp trực tiếp?
a. Khi bạn muốn đưa ra nhiều câu hỏi.
b. Khi bạn muốn nhanh chóng nhận được ý kiến trả lời về một vấn đề.
c. Khi bạn muốn trình bày một ý tưởng phức tạp.
d. Khi bạn muốn tránh nói chuyện với ai đó.
Đáp án: c.
Câu 31. Cách tốt nhất để chuẩn bị cho một cuộc giao tiếp qua điện thoại là gì?
a. Nghĩ trước hoặc chuẩn bị trước nội dung cuộc gọi.
b. Không chuẩn bị gì cả.
c. Nghĩ trước một vài câu hỏi người giao tiếp có thể sẽ hỏi.
Đáp án: a.
Câu 32. Ưu điểm của việc giao tiếp qua điện thoại là gì?
a. Bạn có thể tiết kiệm được thời gian và công sức đi lại.
b. Có thể có những yếu tố gây sao nhãng mà bạn không thể phát hiện ra.
c. Bạn có thể tránh việc gặp mặt trực tiếp.
d. Bạn có khả năng tiếp cận với nhiều người chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Đáp án: a, c, d.
Câu 33. Bạn cần bao nhiêu giây để có thể thu hút sự chú ý của người nghe bằng giọng nói và ngôn từ của bạn khi giao tiếp qua điện thoại?
a. 6 giây
b. 5 giây
c. 3 giây
d. 4 giây
Đáp án: d.
Câu 34. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, đối tác giao tiếp với bạn?
a. Giọng nói
b. Cách lựa chọn từ ngữ
c. Cú pháp
d. Điệu bộ
e. Tư thế
Đáp án: c.
Câu 35. Nếu bạn muốn thể hiện rằng bạn đang lắng nghe người nói bạn nên duy trì giao tiếp bằng mắt trong khoảng thời gian bao lâu?
a. 100% thời gian nói chuyện.
b. 90% thời gian nói chuyện.
c. 70% thời gian nói chuyện.
d. 50% thời gian nói chuyện.
Đáp án: b.
Câu 36. Trong khi khách hàng đang nói chuyện với bạn, bạn nên… Hãy chọn 3 đáp án
a. Ngồi hoặc đứng thẳng
b. Liếc nhìn chiếc đồng hồ trên tường.
c. Luôn tươi cười và thường xuyên gật đầu.
e. Duy trì khoảng cách giao tiếp là 1 cánh tay
Đáp án: a, c, d.
Câu 37. Những hành động nào sau đây thường gắn liền với phương pháp lắng nghe chủ động? Hãy chọn 3 đáp án.
a. Trình bày lại thông tin nhận được
b. Phản ứng lại thông tin nhận được
c. Đặt câu hỏi
d. Tóm tắt thông tin nhận được
e. Ngắt lời người đối thoại
Đáp án: a, c, d.
Câu 38. Khi giao tiếp bạn cần tuân thủ các nguyên tắc nào sau đây? Hãy chọn 3 đáp án a. Quyền ưu tiên phụ nữ, khách hàng và người cao tuổi
a. Nguyên tắc 1 chạm
b. Không đụng chạm vấn đề tôn giáo, chính trị, văn hóa
c. Mỉm cười khi giao tiếp
Đáp án: a, b, c.
Câu 39. Khi trả lời điện thoại, bạn nên:
a. Nhấc máy sau 2 hồi chuông.
b. Luôn xưng tên của bạn trước.
c. Dừng một chút để cho người gọi nhận biết rằng bạn sắp nói.
d. Nói bằng giọng bình thường, không trang trọng.
Đáp án: b.
Câu 40. Để đảm bảo thực hiện đúng các nghi thức cần thiết khi sử dụng điện thoại, là người gọi, bạn nên:
a. Chỉ gọi khi bạn có hẹn trước.
b. Kiểm tra với người nhận để xác định thời gian thích hợp cho cuộc điện thoại.
c. Ngay lập tức giải thích lý do vì sao bạn gọi điện.
d. Đừng bao giờ thông báo cho người nhận điện thoại những thông tin mới một cách bất ngờ.
Đáp án: b.
2. Câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp mới nhất có đáp án ngắn gọn:
Câu 1. Khi viết thư điện tử, bạn nên… Hãy chọn 2 đáp án.
a. Luôn ghi rõ mục đích của thư trong mục “Tiêu đề thư” (Subject).
b. Nêu rõ những yêu cầu của bạn (nếu có) trong bức thư.
c. Sử dụng phong cách và giọng văn khác với người nhận, không bao giờ được bắt chước phong cách của họ
d. Trình bày một cách thoải mái vì e-mail không phải là một loại hình thư chính thức trong kinh doanh.
Đáp án: a, b.
Câu 2. Bạn phải làm gì để gây ấn tượng và tạo mối quan hệ với người khác? Hãy chọn 3 đáp án.
a. Đồng tình với những gì họ nói.
b. Thay đổi âm lượng giọng nói cho phù hợp với người bạn đang đối thoại.
c. Bắt chước tư thế giao tiếp của họ
d. Thường xuyên giao tiếp bằng mắt với họ.
Đáp án: b, c, d.
Câu 3. Hành động ngồi ngả người về phía trước ám chỉ điều gì khi giao tiếp?
a. Người đó đang có thái độ hạ mình hoặc thái độ hách dịch.
b. Người đó rất tự tin.
c. Người đó đang rất hứng thú và sẵn sàng hồi đáp.
d. Người đó đang cố kiềm chế.
Đáp án: c.
Câu 4. Đâu là những hình thức và dấu hiệu biểu hiện của ngữ điệu trong giao tiếp? Hãy chọn 2 đáp án.
a. Những biểu hiện trên khuôn mặt.
b. Những biến đổi của âm điệu.
c. Những cử động của tay.
d. Các mức cao độ của âm thanh phát ra.
e. Sự co giãn của đồng tử.
Đáp án: b, d.
Câu 5. Ngôn ngữ cơ thể, thể hiện điều gì nếu một người thường siết chặt tay và gõ chân xuống sàn trong quá trình giao tiếp?
a. Suy tư
b. Sẵn sàng phản hồi.
c. Trốn tránh
d. Thách thức
e. Trầm ngâm
Đáp án: d.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp mới nhất có đáp án chọn lọc:
Câu 1. Đâu là cách tốt nhất để chắc chắn rằng bạn đã hoàn toàn hiểu thông điệp của một ai đó?
a. Xem xét ngữ cảnh mà người đó đang nói.
b. Xem xét giọng điệu của người nói.
c. Sử dụng ngữ điệu phù hợp để trình bày lại thông điệp của người nói.
d. Ghi chép hết những gì người nói trình bày
Đáp án: c.
Câu 2. Bạn có thể làm gì để hiểu rõ những điều người khác đang nói?
a. Đưa ra những đánh giá dựa trên những điều họ đang nói.
b. Cố gắng hiểu các ngôn ngữ cơ thể
c. Sử dụng ngữ điệu.
d. Giao tiếp bằng mắt
e. Đặt ra các câu hỏi.
Đáp án: e.
Câu 3. Lắng nghe tích cực có đặc điểm như thế nào? Hãy chọn 3 đáp án đúng
a. Mỉm cười với người nói.
b. Gật đầu khi người đó đang nói.
c. Đặt câu hỏi.
d. Diễn giải lại thông điệp của người nói.
e. Thể hiện tư thế sẵn sàng phản hồi.
Đáp án: a, b, e.
Câu 4. Đâu là những đặc điểm của tính quyết đoán trong giao tiếp? Hãy chọn 2 đáp án đúng
a. Khoe khoan
b. Thái độ kể cả, bề trên
c. Tự tin
d. Thích cạnh tranh
e. Tôn trọng người khác
Đáp án: c, e.
Câu 5. Khi bắt tay trong giao tiếp, bạn nên đứng ở khoảng cách bao xa là vừa phải?
a. 50 cm
a. 1 Sải tay
b. 1 cánh tay của người cao hơn
c. Tùy mỗi trường hợp
Đáp án: c.