Cắt giảm quy mô nhân sự là một thuật ngữ được sử dụng cho những doanh nghiệp có sử dụng nhân sự. Quy mô nhân sự sau cắt giảm sẽ mang những lợi ích gì cho doanh nghiệp. Vâyắt giảm quy mô nhân sự là gì? Đặc điểm và các hình thức cắt giảm quy mô nhân sự?
Mục lục bài viết
1. Cắt giảm quy mô nhân sự là gì?
“Cắt giảm qui mô nhân sự” là một thuật ngữ thường được sử dụng trong doanh nghiệp. Thuật ngữ này được dịch trong tiếng Anh là Downsizing.
Định nghĩa:
Cắt giảm qui mô nhân sự là hoạt động diễn ra nhằm cắt giảm vĩnh viễn lực lượng lao động của một công ty. Được thực hiện thông qua việc loại bỏ các nhân viên hoặc bộ phận không có năng suất. Các công việc đang được thực hiện sẽ được xem xét và giao cho các nhân viên hoặc phòng ban khác tiếp tục thực hiện. Mục đích của cắt giảm nhằm hướng đến tổ chức công ty chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
Như vậy, cắt giảm quy mô nhân sự có thể được thực hiện thông qua hai hình thức:
– Cắt giảm số lượng nhân viên.
– Cắt giảm các bộ phận hoạt động không năng suất.
Các nội dung liên quan đến hai hình thức này được trình bày trong mục 2.2 về các hình thức cắt giảm quy mô nhân sự.
Trên thực tế có thể diễn ra hoạt động đồng thời cắt giảm quy mô nhân sự dưới nhiều hình thức khác nhau. Phụ thuộc vào nhu cầu trong từng thời kì nhất định. Doanh nghiệp có thể cắt giảm quy mô nhân sự dựa trên việc đồng thời cắt giảm số lượng nhân viên và các bộ phận không cần thiết duy trì.
Kết quả:
Sau hoạt động cắt giảm, quy mô nhân sự của công ty có sự thay đổi. Có thể là giảm ít hay nhiều nhân viên, bộ phận. Nhưng về tổng thể thì sẽ dẫn đến quy mô của doanh nghiệp giảm. Việc cắt giảm này được xem là hướng đến mục đích thu gọn các bộ phận làm ra giá trị không đáng kể cho công ty. Từ đó mà làm cho bộ máy công ty hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
Quy mô nhân sự là độ lớn được xác định trong số lượng các nhân viên, bộ phận trong doanh nghiệp. Quy mô tỉ lệ thuận với trình độ phát triển của doanh nghiệp được xem là sự thành công trong hoạt động của doanh nghiệp.
Thực hiện hoạt động cắt giảm quy mô nhân sự khi nào?
Cắt giảm qui mô nhân sự là một thông lệ tổ chức phổ biến. Thường xuyên diễn ra trong hoạt động của một doanh nghiệp.
– Hoạt động này được thực hiện khi doanh nghiệp có dấu hiệu về sự cồng kềnh trong bộ máy. Và không mang lại kết quả như mong muốn. Việc tiếp tục duy trì tạo sự phức tạp cho công tác quản lý. Gây ra tốn chi phí hoạt động không mang lại giá trị.
– Hay diễn ra trong thời kì suy thoái kinh tế. Dẫn đến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm, vấn đề trả lương, và tạo các giả giá trị trong tương lai. Lúc này doanh nghiệp sẽ tính đến phương án tối ưu hóa các chi phí phát sinh.
Cắt giảm vị trí công việc là cách nhanh nhất để cắt giảm chi phí. Cũng giúp giải phóng nhiều tài sản để bán trong quá trình tái cơ cấu công ty. Thông qua việc cắt giảm qui mô toàn bộ cửa hàng, chi nhánh hoặc bộ phận.
2. Đặc điểm cắt giảm quy mô nhân sự:
Hoạt động này là cách thức diễn ra đặc trưng cho nhân sự trong một doanh nghiệp. Nó liên quan mật thiết đến các chế độ giải quyết việc làm. Kèm theo là các giải quyết trong trường hợp kết thúc hợp đồng lao động với người lao động. Điều này liên quan trực tiếp đến giải quyết quyền lợi cho người lao động. Do đó, các đặc điểm đặc trưng có thể kể đến như sau:
Một là, hoạt động này giúp cho quy mô doanh nghiệp tinh gọn hơn, hoạt động hiệu quả hơn
Việc sắp xếp, điều chỉnh lại nhân sự trong doanh nghiệp giúp cho hoạt động của họ trong tương lai. Các hướng kinh doanh mới yêu cầu nhân sự phải đáp ứng đòi hỏi đặt ra. Như vậy mặc dù đang tham gia vào thị trường lao động, mỗi người vẫn cần phải làm mới, biến hóa để đáp ứng các đòi hỏi của thực tế.
Cắt giảm quy mô nhân sự đôi khi được sử dụng ở một số giai đoạn của chu kì kinh doanh. Bất cứ khi nào doanh nghiệp cách thức tổ chức không còn phù hợp. Tuy nhiên, cần đưa ra các chính sách, phương hướng rõ ràng và lộ trình cắt giảm nhân sự. Mục đích hướng đến để tạo ra các doanh nghiệp tinh gọn hơn, hiệu quả hơn.
Một công ty có thể thực hiện cắt giảm quy mô để loại bỏ nhân viên với các kĩ năng lỗi thời. Như không có sự học hỏi, phát triển bản thân phù hợp với đòi hỏi cao hơn của công việc. Có thể là các vi trí nhân sự không hữu ích, không còn phù hợp đối với định hướng trong tương lai. Đòi hỏi công việc có căn cứ cho thấy các nhân sự này không đủ điều kiện và kinh nghiệm để hoàn thành công việc trong tương lai.
Một số công ty cũng cho nhân viên cơ hội tự đào tạo, trợ cấp một phần chi phí học. Vừa giúp doanh nghiệp có những nhân sự phù hợp nhu cầu hoạt động. Vừa cho nhân viên thấy được giá trị của họ đối với doanh nghiệp. Hoặc tuyển dụng lại công nhân đã bị sa thải sau khi doanh thu ổn định.
Việc cắt giảm nhân sự không dựa trên nguyên tắc, căn cứ có thể tạo ra hậu quả bất lợi cho công ty
Việc cắt giảm quy mô có thể gây ra hậu quả lâu dài bất lợi. Một số công ty khó khắc phục hiện trạng được. Nghiêm trọng hơn có thể làm tăng khả năng phá sản thông qua giảm năng suất, tiến độ hoàn thành công việc. Làm mất đi sự hài lòng, thỏa mái của khách hàng. Và ảnh hưởng tinh thần làm việc, logic công việc nhiệt huyết của người lao động.
Sau khi cắt giảm, thời gian đầu có thể làm thay đổi cách thức các nhân sự còn lại tiếp xúc và giải quyết công việc.Các nhân viên còn lại có thể phải quản lí khối lượng công việc lớn hơn và gây ra căng thẳng. Việc tiếp cận và xử lý theo cách thức mới khiến họ mất nhiều thời gian để làm quen. Có thể thấy với nhu cầu cắt giảm nhân sự phải làm hài lòng các nhân sự còn lại. Tránh tạo suy nghĩ công việc gia tăng làm ra áp lực với họ. Thời gian đầu có thể tạo chính sách, động lực cho nhân viên bằng các khoản thưởng, động viên.
Mất niềm tin vào quản lí chắc chắn dẫn đến sự suy giảm về lòng nhiệt thành. Sự chuyên nghiệp, sáng tạo trong công việc. Dẫn đến chán nản với công việc, doanh nghiệp đang làm.
Do đó thấy được cần có phương thức, cách giải quyết và lộ trình rõ ràng để tiếp cận mục đích cuối cùng. Các lộ trình đặt ra cũng tạo cho doanh nghiệp cơ sở cho các bước tiếp theo. Cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn có thể sử dụng như cắt giảm giờ làm việc, nghỉ không lương hoặc khuyến khích nhân viên nghỉ hưu sớm.
3. Các hình thức cắt giảm quy mô nhân sự:
Theo mục đích cắt giảm được đề cập phía trên, có thể thấy hai hình thức phổ biến được sử dụng là:
Một là Cắt giảm số lượng nhân viên.
Hành vi được thực hiện là xem xét giá trị nhân sự đem lại cho doanh nghiệp. Thực hiện hoạt động cắt giảm về số lượng nhân viên trên căn cứ và tiêu chí cụ thể. Kết quả làm giảm nhân sự về mặt số lượng. Điều này giúp công ty vẫn đảm bảo khối lượng công việc nhất định. Vẫn đem lại giá trị lợi nhuận trong kinh doanh, Giảm thiểu chi phí dành cho việc trả lương và các các nghĩa vụ với nhân sự.
Đây là việc xem xét các giá trị mà nhân viên đem lại cho doanh nghiệp. Cùng với đó là khối lượng công việc nhân viên đó tiếp nhận và xử lý trong thời gian nhất định. Nếu xét thấy các công việc này có thể dễ dàng thực hiện và không cần giao cho một người nhất định. Các nhân viên khác hoàn toàn có thể tiếp nhận thêm một lượng công vẫn đảm bảo tiến độ và duy trì. Khi đó đặt ra nhu cầu cắt giảm vị trí công việc và được doanh nghiệp thực hiện.
Cắt giảm các bộ phận hoạt động không năng suất
Đây thể hiện sự cồng kềnh của bô máy hoạt động khi có quả nhiều phòng ban hoạt động. Trên thực tế các bộ phận khác có thể đảm nhận trách nhiệm và thực hiện khối lượng công việc này. Việc cắt giảm còn giúp công ty giảm thiểu sự cồng kềnh trong công tác quản lý và duy trì hoạt động của các bộ phận đó.
Hành vi được thực hiện là việc xem xét các bộ phận có hoạt động không hiệu quả, không đem lại giá trị cho công ty. Hoặc khối lượng này loàn toàn có thể gia cho một bộ phận liên quan khác đảm nhận mà vẫn mang lại giá trị tương xứng. Như vậy, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu chi phí chi trả hoạt động cho các bộ phận này.
Trên thực tế, doanh nghiệp có thể kết hợp sử dụng cả hai hình thức này
Phụ thuộc vào tình hình thực tế và đòi hỏi của doanh nghiệp trong hướng phát triển kinh doanh mới.
Quy mô nhân sự lớn hay không không phải là căn cứ để xem xét các giá trị mà công ty tạo ra. Trên thực tế phải nhìn vào các giá trị mà họ mang lại cho doanh nghiệp. Có thể với quy mô nhân sự nhỏ nhưng hoạt động hiệu quả. Chất lượng làm việc vẫn có thể tạo ra các giá trị lớn cho công ty. Như vậy việc điều chỉnh và cân đối quy mô nhân sự là việc làm của các nhà quản lý. Sắp xếp hiệu quả là hoạt động của các nhà lãnh đạo tài giỏi, đáp ứng với đòi hỏi của thị trường và hoạch định cho công ty.