Chắc hẳn khi nhắc đến thị trường chứng khoán chúng ta đã rất quen thuộc với thuật ngữ capex và ngoài ra khi chúng ta muốn đề ra những quyết định tài chính đối với một doanh nghiệp nào đó sẽ được phê duyệt thông qua capex. CAPEX là gì? Ứng dụng trong phân tích và định giá cổ phiếu?
Mục lục bài viết
1. CAPEX là gì?
Đây được xem là một quyết định tài chính lớn đối với 1 doanh nghiệp, sẽ được phê duyệt tại cuộc họp cổ đông thường niên hoặc một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng quản trị. Tóm lại, CAPEX sẽ bao gồm:
+ Mua sắm tài sản cố định mới, đôi khi đó có thể là tài sản vô hình;
+ Sửa chữa tài sản cố định hiện có để kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của tài sản;
+ Nâng cấp tài sản cố định để tăng hiệu suất hoạt động…
2. Ứng dụng trong phân tích và định giá cổ phiếu như thế nào?
Phân tích CAPEX thích hợp với những mô hình kinh doanh thâm dụng vốn (capital intensive), đó là những công ty công nghiệp sản xuất, tiện ích, dầu khí, vận tải,… vì mô hình của chúng phụ thuộc lớn vào đầu tư tài sản cố định để tạo ra doanh thu. Do đó, chi phí đầu tư CAPEX của họ chiếm phần lớn trên tổng chi phí.
Ngược lại những công ty tiêu dùng, dịch vụ, công nghệ thường ít thâm dụng vốn vì tài sản của họ hầu hết nằm ở giá trị thương hiệu, kênh phân phối, hệ thống công nghệ, nhân lực. Bạn có thể bỏ qua CAPEX đối với những trường hợp này.
Chỉ số Capex có nhiều ứng dụng trong các hoạt động của công ty. Điều này còn cho thấy được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào. Chỉ số Capex được ứng dụng xung quanh rộng rãi trong đầu tư doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư có thể xem xét và lựa chọn đầu tư một cách hiệu quả nhất.
2.1. Tỷ lệ CFO trên Capex:
Công thức áp dụng:
CF0/ CAPEX = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/ CAPEX
Nhưu vậy ta thất tại đây tỷ lệ này được tính theo cách sau:
+ Nếu tỷ lệ này > 1, cho thấy được hoạt động kinh doanh này của doanh nghiệp tạo ra tiền mặt. Và nó đủ để tài trợ cho hoạt động gồm tài sản cố định của doanh nghiệp.
+ Nếu tỷ lệ này < 1, cho thấy được hoạt động của doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn. Doanh nghiệp có thể cần phải vay thêm tiền để tài trợ cho hoạt động mua sắm tài sản cố định của mình.
2.2. Tính toán dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF):
Công thức áp dụng:
FCFF = EBIT x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi VLĐ
Dòng tiền tự do của doanh nghiệp được tính bằng cách áp dụng chỉ số Capex này. Dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF) nhằm giúp nhà đầu tư có thể đo lường dòng tiền sau thuế tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phân phối cho chủ sở hữu và chủ nợ.
2.3. Tính toán dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (FCFE):
Công thức áp dụng:
FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi VLĐ + (Vay nợ mới – Trả nợ cũ)
Đây được xem là dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (FCFE). Nó là dòng tiền sau thuế mà dành riêng cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Nhìn chung, Capex chính là một loại chi phí nhằm xác định chi phí vốn của công ty, doanh nghiệp. Thuật ngữ này xuất hiện ở hầu hết các quá trình đầu tư. CapEx có thể được tìm thấy trong dòng tiền từ hoạt động đầu tư vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty.
3. Vai trò của CAPEX:
CAPEX có thể cho bạn biết một doanh nghiệp đang đầu tư bao nhiêu vào tài sản cố định mới và hiện có để duy trì hoặc phát triển?
CAPEX là phần mà Warren Buffett cho là quan trọng nhất trong dòng tiền từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Đừng đầu tư vào những doanh nghiệp luôn đòi hỏi quá nhiều CAPEX hàng năm
Theo ông, những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh dài hạn thường chỉ cần sử dụng một phần nhỏ lợi nhuận hàng năm cho hoạt động đầu tư TSCĐ (CAPEX) để duy trì vị thế và hoạt động kinh doanh của mình so với những đối thủ cạnh tranh khác.
Bạn hãy thử so sánh CAPEX với Lợi nhuận sau thuế…
Tính tổng CAPEX mà doanh nghiệp đã sử dụng trong khoảng thời gian 7 – 10 năm, và so sánh với tổng lợi nhuận sau thuế trong cùng khoảng thời gian đó.
Nếu:
+ Tổng CAPEX < 50% Lợi nhuận sau thuế: đây là 1 dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh.
+ Còn nếu con số này < 25%, đây là 1 doanh nghiệp tuyệt vời với lợi thế cạnh tranh lớn. Bạn có thể cân nhắc đầu tư.
Ví dụ với CTCP Sữa Việt Nam (Mã: VNM)
Đvt: Tỷ đồng
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | Cộng | |
CAPEX | 3,117 | 1,470 | 805 | 1,024 | 1,091 | 2,552 | 3,091 | 2,044 | 15,196 |
LNST | 5,819 | 6,534 | 6,068 | 7,770 | 9,364 | 10,278 | 10,206 | 10,554 | 66,593 |
CAPEX / LNST | 22.82% |
Có thể thấy…
Trong giai đoạn 2012 – 2019, VNM chỉ cần sử dụng ~22.82% lợi nhuận sau thuế của mình để sử dụng cho hoạt động đầu tư TSCĐ Và không ai có thể phủ nhận được lợi thế cạnh tranh mà VNM có được từ trước đến nay đã giúp doanh nghiệp này tăng trưởng mạnh như thế nào.
Như vậy thông qua các thông tin như trên ta thấy CAPEX là chỉ số tương đối dễ tính toán, nhưng lại giúp bạn dễ dàng tìm kiếm lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp sản xuất. Bên canhjd dó chúng ta cũng không thể nào phủ nhận được tầm quan trọng của CAPEX trong việc xác định dòng tiền tự do để ứng dụng trong định giá doanh nghiệp.
4. CAPEX bao nhiêu là tốt?
Việc nhìn nhận CAPEX bao nhiêu là tốt cần được đánh giá tương quan với những yếu tố sau:
(1) Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: thông thường, doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô dự án sẽ cần dòng tiền lớn phục vụ cho xây dựng, mua sắm mới hoặc nâng cấp nhà xưởng, máy móc. Nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn sản xuất ổn định thì chủ yếu sẽ chi tiền để sửa chữa tài sản cố định. Việc đánh giá chiến lược đầu tư CAPEX với năng lực tài chính hiện có của doanh nghiệp sẽ cho bạn cái nhìn về tính khả thi của dự án.
(2) Năng lực tài chính: các dự án sản xuất xây dựng mới cần rất nhiều tiền. Thậm chí, có doanh nghiệp còn phải đi vay nợ ngân hàng tới 70% tổng giá trị đầu tư hoặc tìm cách huy động thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Nhưng nếu dự án đang triển khai dở dang thì đột ngột dòng tiền CAPEX “đứt gãy” do biến động kinh tế khiến ngân hàng không giải ngân thêm tiền hoặc cổ phiếu không ai mua thì sao?
(3) Biên lợi nhuận gộp (gross margin): đối với những doanh nghiệp sản xuất không thể thiếu việc tái đầu tư vào CAPEX. Nâng cấp quy mô sản xuất, cải thiện hiệu quả máy móc không chỉ là để gia tăng sản lượng hàng hóa mà còn là để cải thiện biên lợi nhuận gộp. Nếu cứ đầu tư liên tục vào CAPEX mà biên lợi nhuận gộp không được cải thiện thì việc đầu tư không có hiệu quả, thậm chí còn bào mòn lợi nhuận và tiền mặt của doanh nghiệp.
(4) Lợi nhuận sau thuế: nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet cho rằng “không nên đầu tư vào những doanh nghiệp luôn đòi hỏi CAPEX quá nhiều hàng năm”. Theo ông, những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh dài hạn thường chỉ cần sử dụng một phần nhỏ lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư vào tài sản cố định. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần cắt giảm chi phí CAPEX thừa thãi mà vẫn nâng cao được hiệu quả sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận thông qua cải thiện biên lợi nhuận gộp.
(5) Sản lượng thực tế so với kế hoạch đề ra: doanh nghiệp đầu tư lượng lớn tiền vào CAPEX cần phải nhanh chóng thu hồi vốn thông qua ký kết thật nhiều đơn hàng và sản xuất hết công suất máy móc. Tuy nhiên, lượng hàng hóa được sản xuất trong thực tế thường thấp hơn so với kế hoạch của ban lãnh đạo đề ra bởi nhiều yếu tố tác động. Còn nếu doanh nghiệp đạt mức sản lượng lý tưởng, chứng tỏ năng lực quản trị sản xuất và bán hàng của họ rất tốt.