Chắc hẳn trong xây dựng chúng ta đã rất quen thuộc đối với những nội dung như đo cao độ, vì đây là một quá trình rất cần thiết đối với xây dụng để thiết kế độ ca và hướng dốc của khu vực chuẩn bị để đảm bảo an toàn.
Mục lục bài viết
1. Cao độ trong xây dựng là gì?
Cao độ trong xây dựng còn được gọi với cái tên khác là “cốt” công trình (cos). Trong quá trình thi công thiết kế xây dựng công trình chúng ta có thể sử dụng 2 cách gọi chính thức này. Cao độ trong xây dựng là nghiên cứu và đo đạc chi tiết độ cao, hướng dốc, độ dốc của khu vực chuẩn bị xây dựng.
Việc tiến hành đo đạc cao độ trong xây dựng có vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là chỉ số có ảnh hưởng đến toàn bộ các thiết kế công trình trên mảnh đất đó sau này. Việc xác định được chính xác cao độ sẽ giúp cho quá trình quy hoạch diễn ra thuận lợi và có tiến độ nhanh hơn.
Khi có chỉ số cao độ chính xác, chúng ta mới có thể thiết kế được các công trình nhà ở, quy hoạch được các công trình phụ trợ: hệ thống giao thông, cống thoát nước, hệ thống đường ống… Từ đó giúp tăng cường hiệu quả chống ngập úng, bố trí quy hoạch phù hợp với địa hình.
Trong xây dựng chi tiết: Cao độ trong xây dựng là khoảng cách tính từ mặt phẳng làm chuẩn (Ví dụ như sàn tầng 1) đến một vị trí khác (cao hoặc thấp hơn). Cao độ được tính bằng mét, độ chính xác lấy đến 3 chữ số sau dấy phẩy. Ký hiệu của cao độ là hình tam giác đều, nửa trắng nửa đen có chú thích số bên trên. Mặt chuẩn được quy định có cao độ là ±0.000. Các vị trí cao hơn sàn chuẩn sẽ có cao độ dương, các vị trí thấp hơn mức chuẩn là cao độ âm.
Trong công tác khảo sát, cao độ giúp thể hiện độ cao của vị trí cần đo, giúp vẽ các bản đồ trong không gian 3 chiều, đường đồng mức…. Trong xây dựng, cao độ là chỉ số bắt buộc phải có. Khi có chỉ số cao độ chính xác, chúng ta mới có thể thiết kế được các công trình nhà ở, quy hoạch được các công trình phụ trợ: hệ thống giao thông, cống thoát nước, hệ thống đường ống… Từ đó giúp tăng cường hiệu quả chống ngập úng, bố trí quy hoạch phù hợp với địa hình.
Cao độ trong xây dựng tiếng anh là ” Elevation in construction”.
2. Tổng quan về cao độ trong xây dựng:
2.1. Cách tính – Ký hiệu cao độ trong xây dựng:
Đo Vẽ Nhanh xin được tổng hợp cách tính cũng như ký hiệu cụ thể của cao độ được quy định trong khi xây dựng công trình. Từ đó giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quát về việc tiến hành đo cao độ công trình – Một bước vô cùng quan trọng trong quy hoạch.
Cách tính độ cao trong xây dựng
Khi tiến hành đo đạc địa hình quy hoạch, cao độ sẽ là khoảng cách lấy mặt phẳng làm chuẩn đến vị khác trên cùng mảnh đất đó (có thể cao hơn hoặc thấp hơn). Cao độ trong xây dựng được tính theo đơn vị mét (m). Kết quả chuẩn cuối cùng được lấy đến 3 chữ số sau dấu phẩy thập phân.
Quy định ký hiệu của cao độ
Quy định ký hiệu của cao độ trong xây dựng là hình tam giác đều có nửa trắng và nửa đen kèm số chú thích bên trên. Trước con số kết quả đo chiều cao mặt bằng công trình có thêm dấu (+) hoặc dấu (-). Ký hiệu (+) thể hiện cao độ dương có vị trí cao hơn mức độ chuẩn. Ký hiệu (-) thể hiện cao độ âm có vị trí thấp hơn mức độ chuẩn.
2.2. Phương pháp đo cao độ chuẩn xác thường dùng:
Ngoài nắm rõ được cao độ trong xây dựng là gì, chúng ta còn cần hiểu được phương pháp đo cao độ bằng các thiết bị chuyên dụng. Hiện nay, máy thủy bình là thiết bị đo lường cao độ trong xây dựng chuẩn xác nhất và được sử dụng phổ biến.
Cách đo cao độ bằng máy thủy bình
Việc đo cao độ bằng máy thủy bình chính là tìm ra sự chênh lệch về độ cao giữa các điểm được quy định sẵn. Từ đó chúng ta sẽ tính ra được cao độ của vị trí cần đo. Cách đo này được áp dụng phổ biến tại các công trình quy hoạch đô thị hiện nay. Việc đo cao độ bằng máy thủy bình được tiến hành qua các bước sau:
Xác định vị trí đặt máy thủy bình
Tùy thuộc vào từng địa hình khác nhau mà chúng ta sẽ có những vị trí cần đo cao độ khác nhau. Tuy nhiên khi lựa chọn vị trí đặt máy thủy bình chúng ta cần chọn địa điểm có độ cao cao hơn vị trí làm mốc. Vị trí đặt máy cần có nền đất khô ráo, không bị sụt lún. Giá của máy thủy bình phải được đặt chắc chắn và cân bằng.
Tiến hành đo cao độ
Người đo sẽ ngắm các điểm hiện lên nhờ mia, sau đó điều chỉnh sao cho hình ảnh hiển thị rõ ràng nhất. Thông số trên mia được đọc theo hàng m và hàng dm, mỗi khoảng đen trắng đỏ trên mia tương ứng là 0.1 dm. Cuối cùng dựa vào các chỉ số để tính toán chúng ta sẽ cho ra được chỉ số cao độ cuối cùng.
Lưu ý: Để có được chỉ số cao độ chuẩn xác nhất, chúng ta cần tìm đến các địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ đo đạc uy tín như Đo Vẽ Nhanh. Tại đây các bạn sẽ được cung cấp dịch vụ trắc địa chuẩn nhất với giá cả siêu ưu đãi.
3. Hướng dẫn cách dựng máy và cân bằng máy thủy bình trong đo cao độ:
Thứ nhất, Dựng máy và lắp máy thủy bình lên chân:
Đầu tiên, quý khách mang chân máy ra khu vực đo và đặt máy vào điểm đứng máy. Theo ý muốn của người đứng máy mà có thể nâng chân máy cao hay thấp. Đồng thời, quý khách tiến hành khóa 3 ốc chân máy lại. Để dễ dàng cho việc cân bằng máy, quý khách nên dựng chân máy sao cho mặt đế chân máy ở vị trí nằm ngang.
Sau đó, đặt máy thủy bình lên đế chân máy sao cho tam giác của đế máy và tam giác của đế chân máy trùng nhau. Giữa đế chân máy và đế máy có ốc nên quý khách cần vặn chặt lại để chắc chắn hơn. Kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo máy đã đặt chắc chắn chưa.
Thứ hai, Cách cân bằng máy thủy bình
Nâng và hạ các chân máy sao cho bọt thủy tròn lọt vào tâm tương đối là được, không cần phải vào tâm 100%.
Để cân bằng máy, quý khách nên dựa vào 3 ốc cân và bọt thủy tròn. Như hình 6 dưới đây, quay máy thủy bình để ống kính song song với 2 ốc cân 1 và 2. Xoay đồng thời hai ốc cân máy 1 và 2 cùng tốc độ và ngược chiều nhau cho đến khi quý khách thấy bọt thủy tròn nằm trên đường thẳng nối tâm của ốc số 3 với trung điểm của đường thẳng nối giữa tâm của hai ốc 1 và 2 như hình 6b. Dùng ốc cân thứ 3 đưa bọt thủy tròn vào vị trí chính giữa của ống thủy giống như hình 6c.
Thứ ba, Cách đo cao độ bằng máy thủy bình trong xây dựng
Chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách cách đo cao độ bằng máy thủy bình trong xây dựng chuẩn nhất.
Bước 1: Chọn vị trí đặt máy thủy chuẩn
Quý khách hãy đặt máy thủy bình tại vị trí bất kỳ trên mặt sàn hay nơi cần đo đạc. Vị trí để đặt máy thủy bình tốt nhất là cao hơn vị trí của mốc gốc (mốc độ cao chuẩn để truyền cao độ).
Quý khách có thể chọn vị trí đặt máy thủy bình có nền chắc chắn, không bị sụt lún. Đặt máy sao cho mặt chân máy ở vị trí ngang bằng nhất.
Bước 2: Cân máy thủy bình
Trước khi tiến hành cân bằng máy nên đặt máy thủy bình lên chân máy. Đầu tiên, quý khách sẽ đặt bọt thủy tròn sao cho nó nằm trên đường thẳng tưởng tượng đi qua 2 ốc trên máy. Để đưa bọt nước tròn vào vị trí cân bằng nên vặn 2 ốc trên đế máy cùng chiều nhau. Sau đó dùng ốc thứ 3 để điều chỉnh sao cho bọt nước vào vị trí cân bằng chính xác.
Bước 3: Khởi đầu đo đạc
Hãy ngắm mia trước khi khởi động. Sau đó, tiến hành điều quang để hình ảnh mia trong ống ngắm của máy thủy bình rõ ràng nhất. Có 2 số đọc ghi trên mia khi đọc là hàng m và hàng dm. Hàng cm và mm là 2 số đọc ghi trên chữ E. Cứ mỗi khoảng đen, trắng, đỏ trên mia tương ứng là 10mm.
Bước 4: Tính cao độ máy thủy bình
Giả sử quý khách muốn dẫn truyền độ cao từ điểm A (có độ cao là hA) đến điểm B chưa biết độ cao.
Bắt ảnh mia dựng tại điểm A và đọc được số đọc chỉ giữa a. Quay máy sang điểm B, đọc số đọc chỉ giữa trên mia tại điểm B là b. Cách tính cao độ bằng máy thủy bình chênh cao giữa điểm A đến điểm B là: h = a – b. Vậy độ cao của điểm B là: hB = h + (a – b).