Sự cạnh tranh về kinh tế giữa các nhà kinh doanh là điều không thể thiếu. Bằng các phương thức khác nhau nhằm mục đích để giành được nhiều nhất về phía mình khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường, qua đó các doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận nhiều hơn. Cạnh không không hoàn hảo chắc hẳn là một thuật ngữ còn khá xa lạ với nhiều đối tượng cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về cạnh tranh:
Cạnh tranh là một quy luật quan trọng của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh không những là một động lực quan trọng dùng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, điều tiết hệ thống thị trường, mà cạnh tranh còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Cạnh tranh giúp thúc đẩy các nhà kinh doanh phải luôn đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để tăng năng suất lao động, tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng và chính bởi vì vậy mà cạnh tranh mang lại sự tăng trưởng và cải thiện hiệu quả kinh tế.
Cạnh tranh sẽ cần phải được diễn ra trong môi trường pháp lí tự do và bình đẳng cho mọi chủ thể kinh doanh, nếu không có môi trường pháp lí đó, cạnh tranh có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.
Cạnh tranh có thể biểu hiện bằng các hình thức với những tính chất khác nhau như cạnh tranh tự do, cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.
Ta hiểu cạnh tranh như sau:
Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao… và có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về cạnh tranh.
Theo cách hiểu phổ thông ta có thể hiểu cạnh tranh là một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế tuyệt đổi về phía mình. Theo Từ điển tiếng Việt, cạnh tranh là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau.
Trong khoa học kinh tế, đến nay các chủ thể là nhà khoa học dường như chưa thoả mãn với bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh. Bởi vì, cạnh tranh là hiện tượng kinh tế chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, ở mọi lĩnh vực, mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh và gắn với mọi chủ thể kinh doanh đang hoạt động trên thị trường. Chính bởi vì thế mà ta nhận thấy rằng cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tuỳ thuộc vào ý định và hướng tiếp cận nghiên cứu của các nhà khoa học.
Mặc dù cạnh tranh được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh song nhìn chung theo các cách giải thích trên, trong khoa học kinh tế cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích để có thể lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng. Cạnh tranh cũng có thể xuất hiện giữa những người bán hàng và cũng có thể xuất hiện giữa những người mua hàng nhưng cạnh tranh giữa những người bán hàng vẫn là phổ biến.
Cạnh tranh có vai trò đặc biệt không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cả người tiêu dùng và nền kinh tế. Cụ thể như sau:
– Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh chính là yếu tố quan trọng dùng để quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp do khả năng cạnh tranh tác động đến kết quả tiêu thụ mà kết quả tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định trong việc doanh nghiệp có nên sản xuất nữa hay không. Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
– Đối với người tiêu dùng: Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà các chủ thể là người tiêu dùng có cơ hội nhận được những sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng với chất lượng và giá thành phù hợp với khả năng của họ.
– Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh cũng chính là động lực phát triển của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Cạnh tranh là biểu hiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Cạnh tranh còn là điều kiện giáo dục tính năng động của nhà doanh nghiệp bên cạnh đó góp phần gợi mở nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của các sản phẩm mới. Điều này chứng tỏ chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên cạnh tranh cũng dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo có thể dẫn tới xu hướng độc quyền trong kinh doanh.
2. Cạnh tranh không hoàn hảo:
Từ phân tích được nêu trên, ta nhận thấy, cạnh tranh là sự thi đua, đấu tranh giữa các nhà kinh doanh về mặt kinh tế để có thể đạt được những điều kiện thuận lợi trên cùng thị trường bằng một số phương thức khác nhau.
Cạnh tranh cũng là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong một số lĩnh vực như: kinh tế, thương mại, chính trị, thể thao…để có thể phát triển và đưa tổ chức mình đi lên, cần phải có những mục tiêu cạnh tranh nhất định nhằm đáp ứng được nhu cầu và sự phát của tổ chức.
Cạnh tranh hướng tới nhiều mục đích khác nhau, giúp các chủ thể giành được nhiều lợi nhuận từ cá nhân, tổ chức khác. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp có chỗ đứng trong thị trường, nguồn nguyên liệu dồi dào, thu hút nhiều khách hàng. Cạnh tranh cũng giúp giành được nhiều lợi thế, tránh được những rủi ro và thiệt hại trong suốt quá trình kinh doanh. Không những thế mà cạnh tranh là động lực để cá nhân, tổ chức phấn đấu, thay đổi và nỗ lực phát triển về mọi mặt. Hiện nay, cạnh tranh đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và coi trọng, mục đích là phát triển kinh tế, các mối quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết toàn xã hội. Ta nhận thấy, cạnh tranh là con đường để tồn tại , duy trì của doanh nghiệp.
Khái niệm cạnh tranh không hoàn hảo:
Cạnh tranh không hoàn hảo cũng chính là một dạng trong các thị trường, theo lí thuyết hoặc thực tế, vi phạm các lí thuyết tân cổ điển và cạnh tranh hoàn hảo.
Các lí thuyết hiện đại của khái niệm cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh hoàn hảo đều bắt buồn từ đại học Cambridge của những suy nghĩ kinh tế hậu cổ điển.
Cạnh tranh không hoàn hảo trong tiếng Anh là gì?
Cạnh tranh không hoàn hảo trong tiếng Anh là Imperfect Competition.
Đặc điểm của Cạnh tranh không hoàn hảo:
Cạnh tranh không hoàn hảo được giải thích như sau:
Thị trường hoàn hảo là khái niệm lí thuyết trong kinh tế vi mô, được sử dụng như một tiêu chuẩn để đo lường tính hiệu quả và hiệu suất của các thị trường trong thế giới thực.
Trong một môi trường cạnh tranh hoàn hảo, các tiêu chí sau phải được đáp ứng cụ thể đó là:
– Các công ty bán sản phẩm giống hệt nhau.
– Các công ty không thể tác động đến giá mà họ tính cho các sản phẩm này.
– Thị phần không ảnh hưởng đến giá cả Mọi người đều được biết thông tin như nhau.
– Các công ty có thể tham gia hoặc thoát khỏi thị trường mà không phải chịu bất kì chi phí nào
Ta nhận thấy, có rất ít doanh nghiệp trong thế giới thực hoạt động theo cách này, có lẽ sẽ một vài trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như các nhà cung cấp tại chợ nông dân.
Khi các tiêu chí được liệt kê cụ thể nêu trên không được đáp ứng, cạnh tranh đó được gọi là cạnh tranh không hoàn hảo. Sự khác biệt đó dẫn đến một số công ty có lợi thế hơn các công ty khác, cho phép họ tạo ra lợi nhuận cao hơn so với các công ty cùng ngành.
Cạnh tranh không hoàn hảo đã tạo cơ hội để có thể giúp các doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, không giống như trong một môi trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi các doanh nghiệp chỉ kiếm được vừa đủ để duy trì hoạt động.
Trong một môi trường cạnh tranh không hoàn hảo, các công ty bán các sản phẩm và dịch vụ khác nhau, có quyền đặt mức giá riêng của họ, phải đấu tranh giành thị phần và thường được bảo vệ bởi các rào cản gia nhập và rút lui, khiến các công ty mới gặp khó khăn hơn khi cạnh tranh.
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo rất phổ biến rộng rãi, bao gồm các loại thị trường sau: độc quyền bán, độc quyền nhóm bán, cạnh tranh độc quyền, độc quyền mua và độc quyền nhóm mua.
Hạn chế của cạnh tranh không hoàn hảo:
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo sẽ có những hạn chế so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cụ thể những hạn chế cơ bản sau đây:
– Tính cạnh tranh giữa các công ty xuất hiện trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
– Các hàng hóa được bán trong thị trường không hoàn hảo thì không tương tự nhau và với các mức giá khác nhau.
– Trong thị trường không hoàn hảo, quảng cáo được sử dụng, hàng hóa phải khác biệt với nhau, có yếu tố nhận diện thương hiệu.
– Thị trường không hoàn hảo hiện nay rất phổ biến trong thực tế. Trong khi đó, không có thị trường trong thực tế nào mà thị trường đó có thể đáp ứng các đặc điểm của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
– Cạnh tranh không hoàn hảo cũng có nhiều yếu tố tác động, gồm giới hạn vốn phát triển và vốn đầu tư, hoạt động kinh doanh và sự thay đổi về nguồn lực khan hiếm.