Ông Hoàng Bảy là vị thần linh rất quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ông luôn che chở, phù hộ cho những người tâm đức được may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Có nhiều người thắc mắc rằng Căn ông Hoàng Bảy là gì? Có lộc gì? Cần phải làm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này.
Mục lục bài viết
1. Sự tích Căn ông Hoàng Bảy?
Ông Hoàng Bảy là con của Đức Vua Cha, ông còn được gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Vào cuối thời Lê, theo lệnh vua, ông giáng trần và hạ sinh thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn. Dưới triều vua Lê Cảnh Hưng, khi giặc từ Vân Nam Trung Quốc tràn sang nước ta cướp bóc, phá hoại. Lúc đó triều đình bèn cử ông đi đánh đuổi quân giặc dọc theo sông Hồng và ông trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà thuộc tỉnh Lào Cai.
Tại vùng biên ải Bảo Hà, ông thống lĩnh đội quân lục thủy và đánh cho lũ giặc phải chạy về vùng Vân Nam. Sau đó người Dao, người Thổ, người Nùng được ông và các thổ hào địa phương mà ông đã chiêu dụ đón lên khẩn điền lập ấp. Sau này ông đã bị giặc bắt trong một trận chiến đấu mà chúng ta thua thiệt nhiều. Khi bị bắt ông Bảy vẫn một lòng trung kiên, quyết không đầu hàng giặc dù cho chúng cho tra tấn, hạnh hạ rất dã man và tàn bạo. Sau những lần tra khảo ông nhưng không thành, cuối cùng chúng sát hại rồi đem thi thể của ông vứt xuống dòng sông. Thi thể của ông trôi theo dòng nước dọc theo sông Hồng và dừng lại ở phà Trái Hút, Bảo Hà, tỉnh Lào Cai.
Ngoài ra, kì lạ thay bầu trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ kết lại thành hình thần mã – một con ngựa trong lúc quân giặc sát hại ông. Một đạo hào quang phi trên thân ngựa được phát ra từ thi thể của ông Bảy và đến Bảo Hà thì dừng lại. Khi ấy trời bỗng dưng quang đãng như ban đầu, hình tứ linh chầu hội được mây ngũ sắc kết thành. Sau này khi hiển linh ông ngự tại dinh Bảo Hà và ông được giao quyền trấn giữ vùng đất Lào Cai. Nhân dân luôn được ông khuyên bảo phải ăn ở có nhân, có đức, tu tâm dưỡng tính để con cháu đời sau được hưởng phúc. Dưới triều vua Minh Mạng, ông được Thiệu Trị sắc tặng danh hiệu Trấn An Hiển Liệt và dưới các triều vua nhà Nguyễn khác ông Bảy được tôn với danh hiệu Thần Vệ Quốc – Ông Hoàng Bảy Bảo Hà.
2. Đền thờ ông Hoàng Bảy ở đâu?
Nằm ở vị trí cách Hà Nội khoảng 240km đi về phía Tây Bắc, Đền ông Hoàng Bảy hay còn có tên gọi là đền Bảo Hà nằm ở dưới chân Đồi Cấm, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Ngôi đền nằm cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 60km và cách Hà Nội khoảng 240km đi về phía Tây Bắc. Vào năm 1977, đền Bảo Hà đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Ngôi đền nằm giữa khung cảnh núi rừng thơ mộng và bình yên. sự kết hợp khung cảnh thiên nhiên sơn thủy rất hữu tình, thơ mộng: khi trước đền là dòng sông Hồng và tựa lưng vào núi non vô cùng thoáng đãng. Hiện nay, ngôi đền Bảo Hà đã được người dân tu sửa rất khang trang, đẹp mắt, để cho việc di chuyển của du khách hành hương được thuận lợi hơn.
3. Đi lễ đền ông Hoàng Bảy cầu gì?
Ngày lễ chính của ông Hoàng Bảy được tổ chức vào ngày 17 tháng 7 âm lịch. Vào ngày này, ở đền ông du khách thập phương đến rất đông để chiêm bái, cầu tài lộc.
Đa số du khách đi lễ đền ông Hoàng Bảy thường cầu may, cầu tài, cầu lộc. Trong nhiều năm trở lại đây, sự linh thiêng của ông khi xin lô, đề,… để cầu may về những con số đã được người ta truyền tai nhau. Không biết linh thiêng thực hư thế nào nhưng nhiều người sau khi đến xin tài lộc đã quay lại đền ông Hoàng Bảy để làm lễ tạ.
4. Đặc điểm tính cách người có căn ông Hoàng Bảy:
Đặc điểm tính cách của người có căn ông Hoàng Bảy thường khá rõ ràng:
– Là người hào hoa phong nhã.
– Luôn có một tâm hồn bay bổng, những đặc điểm về văn chương được bộc lộ rõ ràng.
– Sớm ngộ tâm linh, lấy đức độ lấy người, khéo cầm kỳ văn xướng, khéo động lòng trắc ẩn, ghét những kẻ cường bạo cậy cao, thương người nghèo ghét kẻ nịnh, coi tiền bạc danh vọng phù du, xả thân trượng nghĩa.
– Thường ghét nghe nói năng thô tục.
– Lúc vui thì nở mày nở diện, đẹp tựa như ánh trăng, lúc giận thì lôi đình sấm dậy. Người hiệp nghĩa, xả thân cứu lấy người, bảo vệ chính nghĩa.
– Khi đến tháng 7 âm lịch, nếu như không có tâm linh hiểu lễ thánh, thì bản thân thường hay có nhiều chuyện xảy ra xung quanh.
5. Hướng dẫn cách xin lộc ông Hoàng Bảy:
– Kêu cầu gia tiên: Những người luôn đi theo sát và cũng bạn kêu cầu mỗi khi đến đền phú chính là gia tiên. Vì vậy, khi đi xin lộc ông Hoàng Bảy hoặc đi cầu cúng ở bất cứ ngôi đền thờ nào, thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải kêu cầu gia tiên cẩn thận chứ không phải là đồ lễ sang trọng hay bày biện vàng hương mã ngựa đẹp và hoành tráng.
– Đi đến nơi, về đến chốn: Những người đi lễ là đại diện cho gia đình dòng họ của mình. Và các gia tiên của dòng họ đó đã đến đền để trình báo và hẹn với các thánh thần ở nơi này. Vậy nên kể từ lúc bạn đi mua sắm đồ lễ, vàng mã, hay hoa quả đến lúc bạn lên đường xuất phát, bạn phải đi thẳng đến ông Bảy và không nên tranh thủ rẽ ngang rẽ dọc, ghé chỗ này hay thăm chỗ nọ trên quãng đường đến đền. Bởi vì như vậy thì mới giữ đúng lời hẹn mà gia tiên bạn hứa với các Thánh. Sau khi làm lễ xong thì bạn đi đâu cũng được.
– Mua đồ lễ phải tươi tốt: Để tránh tình trạng bị chặt chém với giá cao khi mua tại đền thì bạn có thể sắm lễ trước tại nhà. Bạn cũng đừng nên ham rẻ mà sắm lễ không được tươi tốt và cũng đừng quá kì kèo, chê bai để mua được đồ lễ với giá thấp. Vì là đồ lễ nên ngay cả lời nói bạn phải thể hiện cho trọn lòng thành của gia đình.
– Tạ lễ khi hương cháy được ⅔: Khi vào đặt lễ, bằng cả tấm lòng bạn cần phải cầu khấn 1 cách thật thành tâm. Lưu ý đặc biệt là không nên nhanh nhanh chóng chóng để hạ lễ và dành thời gian đi lễ tiếp ở những nơi khác, bởi đó được coi là tham lam lộc thánh. Đồng thời, ở nơi linh thiêng bạn không được tranh cướp hay kỳ kèo một thứ gì đó. Và hãy kiên trì đợi cháy được ⅔ nén hương rồi tạ lễ và khi lễ xong không nên hạ lễ vội mà hãy để nguyên đó.
– Không nên đặt hay giải tiền lẻ khắp nơi: Nhiều gia đình có thói quen đổi nhiều tiền lẻ mỗi khi đi lễ để rải khắp các ban. Bạn chỉ cần đặt ở ban Công Đồng từ 1 đến 2 tờ tiền chẵn để cho các quan phân chia và ban phát theo thứ bậc. Ai cũng mong được các thanh ban lộc lớn mà khi đến lễ lại đổi thành tiền lẻ, mà khi phát không thành tâm thì rất phải tội.
– Công đức không cần ai ghi nhận: Tiền đóng góp vào công đức được viết vào tờ phiếu, và được các gia đình hóa cùng vàng mã luôn để được các ngài chứng cho.
– Không tham cầu lợi: Đồ lễ sau khi lễ xong hay lộc của nhà chùa, nhà đền sẽ phân phát cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Đặc biệt là không nên tranh cướp người nghèo và cảm thấy thích thú, thấy vui sướng khi mà lấy được nhiều. Khi đó các Ngài nghĩ bạn chỉ mong cầu như vậy thôi và không cần độ thêm, như vậy phần thiệt sẽ là bạn.
6. Bài văn khấn ông Hoàng Bảy ngắn gọn:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con kính lạy Chín phương trời, con kính lạy Mười phương đất, con kính lạy Chư Phật Mười phương, Mười phương Chư Phật.
Con kính lạy toàn thể Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh.
Con kính lạy Thánh Hoàng Bảy tối linh
Đệ tử con là: …… tuổi: …….
Ngụ tại địa chỉ: ………
Hôm nay là ngày …. tháng … năm ….. Chúng con đến đây có chút lễ vật là: phẩm quả, hương hoa, vàng mã, lễ mặn (dâng vật gì thì khấn vật đó, không nên bày đặt lễ mặn ở nơi thờ cúng Phật) xin dâng lên các vị Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh để cảm tạ ơn đức bao la của các Ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con trong suốt quãng thời gian vừa qua. Chúng con xin được dâng lễ để cảm tạ ơn đức của tất cả các Ngài.
Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả tấm lòng thành tâm thành kính của mình xin các Ngài phù hộ độ trì cho chúng con các việc như sau: ……
Một lần nữa, con xin thay mặt toàn thể gia chung của chúng con, xin tất cả các Ngài thương xót, dang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ ân đức của Ngài …( tên của vị thánh bản đền) và toàn thể các Chư Tiên, Chư Thánh.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”