Cán cân vãng lai là một bộ phận rất quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Nó phản ánh các nghiệp vụ trao dồi thường xuyên về xuất nhập khẩu hàng hoá, cung ứng và nhận dịch vụ. Cán cân vãng lai là gì? Thực trạng cán cân vãng lai tại Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Cán cân vãng lai là gì?
Cán cân vãng lai hay còn được gọi là tài khoản vãng lai là một trong những bộ trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia là khoản mục ghi chép những giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và thu nhập đầu tư trực tiếp thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật. Các cầu vãng lai bao gồm 4 khoản mục: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập, cán cân chuyển giao vãng lai một chiều.
Cán cân thương mại: là tổng hợp trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những biến đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân dịch vụ: là số tiền chi trả từ lợi tức cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài làm chủ sở hữu, cũng như số tiền thu và chi từ các hoạt động du lịch Quốc tế và các giao dịch khác. Thực chất cán cân dịch vụ là cán cân thương mại nhưng đối tượng như tên gọi của mình gắn với việc xuất nhập khẩu các sản phẩm là dịch vụ của các doanh nghiệp cung ứng.
Cán cân thu nhập: Phản ánh các dòng tiền có nguồn gốc thu nhập chuyển vào và chuyển ra bao gồm: Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền thưởng,… thu nhập khác) của người lao động là người làm thuê cho người sử dụng lao động ở nước ngoài, sẽ được mở một tài khoản thanh toán quốc tế để chủ sử dụng lao động chuyển lương của người lao động ở nước ngoài làm việc cho mình và các Thu nhập từ các hoạt động đầu tư, các khoản thanh toán và được thanh toán từ tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ đầu tư ở nước ngoài.
Chuyển giao đơn phương: là việc chuyển giao tiền xuất phát từ ý chí đơn phương của một bên gửi đến một chủ thể nhất định với mục đích chính là hỗ trợ bao gồm các khoản tiền tặng cho hay viện trợ không hoàn lại của Chính phủ của các quốc gia hỗ trợ các quốc gia khác hay của doanh nghiệp hỗ trợ nhà nước.
Cán cân vãng lai có tên gọi trong tiếng anh là Current Balance
2. Các khoản mục thuộc cán cân vãng lai:
The quy tắc về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do Qũy tiền tệ quốc tế (IMF)soạn năm 1993, cán cân vãng lai sẽ bao gồm các khoản mục sau đây:
Thứ nhất, Cán cân thương mại hàng hóa. Cán cân thương mại hay cán cân phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu đến chi phí nhập khẩu hàng hóa. Xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối nên được ghi có (+) trong cán cân thanh toán, nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ và cung nội tệ trên thị trường ngoại hối nên được ghi nợ (-) trong cán cân thanh toán. Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu hàng hoá thì cán cân thương mại thặng dư. Ngược lại, khi thu từ xuất khẩu nhỏ hơn chi cho nhập khẩu thì cán cân thương mại thâm hụt. Tất cả các số liệu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá được ghi chép trong cán cân thanh toán theo giá FOB và hoặc FAS, việc trả cước phí thuộc trách nhiệm của người nhập khẩu.
Có thể phân hàng hoá thành những loại sau:
– Hàng hoá thông thường.
– Hàng gia công, chế biến.
– Hàng nhiên liệu và hàng mua tại cảng.
– Hàng sửa chữa.
– Hàng viện trợ.
– Vàng phi tiền tệ, các kim loại và đá quý.
– Hàng quân sự.
Có thể nói cán cân thương mại là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cán cân thanh toán vãng lai vì phần lớn thu chi quốc tế của một quốc gia là thu chi xuất nhập khẩu hàng hoá .
Thứ hai, Cán cân thương mại phi hàng hóa:
- Cán cân dịch vụ: Vận tải, du lịch, các dịch vụ khác
- Cán cân thu nhập: Kiều hối, thu nhập từ đầu tư
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều: Chuyển giao khu vực nhà nước, chuyển giao khu vực tư nhân
Trong những khoản mục này, cán cân thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai (đối với hầu hết các quốc gia). Nhưng với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn trong cán cân vãng lai. Điều này tùy thuộc vào hoạt động của mỗi quốc gia.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai:
Cán cân vãng lai chịu rất nhiều các yếu tố tác động từ môi trường khách quan và chủ quan quan nhưng tựu chung lại cán cân vãng lai chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi năm yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, yếu tố Tỷ giá
Tỷ giá là yếu tố quan trọng đối với cán cân vãng lai, nó tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại và cán cân dịch vụ Khi tỷ giá có sư thay đổi, biến động đối với hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thì hai cán cân thương mại và dịch vụ cũng thay đổi theo nhằm phù hợp với hoàn cảnh đặt ra. Yếu tố này không ảnh hưởng đến cán cân thu nhập và Chuyển giao đơn phương.
Thứ hai, yếu tố Lạm phát
Lạm phát tác động đến cán cân vãng lai trường hợp lạm phát ở một quốc gia cao hàng hóa, dịch vụ tăng giá và giá trị đồng tiền giảm đi sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ cùng loại của nước đó trên thị trường tiêu thụ quốc tế, lúc này tỷ lệ khối lượng hàng hóa xuất khẩu của nước đó cũng sẽ giảm theo. Ngược lại lạm phát sẽ làm cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa trở nên đắt đỏ khiến cho khoản thu từ hoạt động xuất khẩu không đủ để bù đắp cho khoản chi phải bỏ ra cho nhập khẩu của đất nước đó. Kết quả là cán cân thương mại bị thâm hụt và gây ảnh hưởng xấu đến cán cân vãng lai.
Thứ ba, yếu tố thu nhập của người không cư trú
Khi mà các nhân tố về kinh tế – xã hội không đổi trong khi thu nhập của người không cư trú lại tăng sẽ khiến cho nhu cầu xuất khẩu của những người không cư trú tăng; Từ đó sẽ làm cho cán cân cầu nội tệ và cung ngoại tệ tăng giúp tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và ngoại tệ. Thâm hụt của cán cân vãng lai và cán cân thanh toán sẽ được bù đắp bởi cán cân thương mại. Như vậy yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến cán cân vãng lai.
Thứ tư, yếu tố Thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu
Đây là sự thiết lập các rào cản bằng việc đánh thuế cao vào các mặt hàng nhập khẩu nhằm hạn chế sự xuất hiện của hàng hóa nước ngoài trong thị trường trong nước. Việc này sẽ khiến người tiêu dùng sử dụng hàng nội địa nhiều hơn thay vì sử dụng ngoại nhập. Điều này sẽ giúp cho sản lượng, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước tăng, quy mô sản xuất được mở rộng. và ngược lại ngước bị áp dụng hàng rào thuế quan sẽ bị giảm sản lượng xuất khẩu.
Tăng trưởng kinh tế
Cán cân thương mại là một trong những nhân tố quan trọng cán cân vãng lai chính vì thế khi có sự tăng trưởng về kinh tế của một quốc gia sẽ dẫn đến sự thay đổi trong thanh phần của cán cân thương mại và theo tính chất bắc cầu ảnh hưởng đến cán cân vãng lai.
4. Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam:
Trong những năm gần đây dưới tác động của đại dịch Covid – 19 đã tác động không nhỏ đến tình hình, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam theo đó mọi thông số liên quan đến kinh tế đều có sự biến động chủ yếu theo chiều hướng tiêu cực chính thế cán cân vãng lai cũng có nhiều sự thay đổi lớn như:
Về cán cân thương mại
Theo số liệu thống kê, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều biến động, thay đổi trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp.
Theo Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 11/2020 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước tính đạt 49 tỷ USD, giảm 5% so với tháng 10/2020. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 24,8 tỷ USD, giảm 9% so với tháng 10/2020 khoảng 27,26 tỷ USD; tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 24,2 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5%.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 11/2020 ước tính thặng dư 600 triệu USD. Tính chung trong 11/2020, cán cân thương mại dự kiến xuất siêu gần 21 tỷ USD, cao hơn hẳn con số thặng dư 10,76 tỷ USD của 11 tháng năm trước.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là dầu thô, quặng các loại. Cụ thể, tháng 11, xuất khẩu dầu thô đạt 311.000 tấn, tăng 15,2% và trị giá là 95 triệu USD tăng 12,9% so với tháng trước. Số liệu thống kê cho thấy, 11 tháng đầu năm 2020, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính đạt 4,48 triệu tấn và trị giá là 1,49 tỷ USD. Xuất khẩu quặng sắt trong tháng 11 ước tính là 108.000 tấn, giảm 78,8% và trị giá là 9 triệu USD giảm 36,9% so với tháng trước.
Nhìn chung, trước biến động của đại dịch Covid – 19 cán cân thương mại có nhiều biến động mà chủ yếu theo chiều hướng giảm xuống.
Về cán cân dịch vụ
Năm 2020 Việt Nam có nhiều biến động và thay đổi đối với lĩnh vực dịch vụ. Theo đó, tính chung 5 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 1,9 triệu tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,6% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%).
Theo thống kê, nhập siêu dịch vụ ở nước ta tăng nhanh cùng với đà tăng mạnh xuất nhập khẩu vì trên 80% thị phần vận chuyển hàng biển đều do các hãng nước ngoài đảm nhận. Các chuyên gia đánh giá rằng, nhập siêu dịch vụ tăng mạnh cùng sẽ đà tăng của hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm. Việt Nam được xếp thứ 24/141 quốc gia về tài nguyên du lịch, nhưng chỉ đứng thứ 75/141 về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu, một con số khá thấp so với tài nguyên du lịch có được, Chính vậy cần có nhiều sự quan tâm trong việc phát triển du lịch ở nước ta hiện nay.
Như vậy, tài bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về cán cân vãng lai cũng như các vấn đề xoay quanh vấn đề này; Đồng thời bài viết cũng chó thấy một số thông tin, dữ liệu về thực trạng cán cân vãng lai trong tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.