Thuật ngữ về cán cân tổng thể đã được hình thành từ rất lâu cùng với sự hình thành của các phạm trù kinh tế tài chính. Tuy nhiên khi bước vào các hoạt động kinh doanh thì nó lại là vấn đề không phải ai cũng hiểu và áp dụng đúng. Cùng bài viết tìm hiểu về cán cân tổng thể, lỗi và sai sót là gì? Mối liên hệ giữa hai cán cân?
Mục lục bài viết
1. Cán cân tổng thể, lỗi và sai sót là gì?
Cán cân tổng thể trong tiếng Anh là Overall Balance, kí hiệu là OB.
Nhìn chung thì thuật ngữ cán cân tổng thể dùng để phản ánh toàn bộ giao dịch kinh tế của người cư trú và không cư trú trong kì, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, các khoản đầu tư dài hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư, các khoản viện trợ được xóa…
Lỗi và sai sót trong tiếng Anh là Omission and Mistake, kí hiệu là: OM.
Chắc hẳn trong kinh tế không ai là không biết thuật ngữ về khoản mục lỗi và sai sót trong nội dung cán cân thanh toán quốc tế là những sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập được số liệu.
Bên cạnh đó còn các thuật ngữ liên quan như cán cân thanh toán quốc tế đây là bảng ghi chép phản ánh tổng hợp tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú của quốc gia cho từng khoảng thời gian nhất định và cán cân thanh toán quốc tế bao gồm 5 nội dung chính, được gọi là 5 hạng mục, bao gồm:
– Cán cân vãng lai hay Tài khoản vãng lai (Current Balance, Current Account – CA)
– Cán cân vốn và tài chính (Capital and financial account – KA)
– Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB)
– Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB)
– Lỗi và sai sót (Omission and Mistake – OM)
2. Mối liên hệ giữa hai cán cân tổng thể, lỗi và sai sót:
Hiện nay ta cũng có thể thây cán cân tổng thể ob chỉ được sử dụng vào thời điểm cuối kì để xác định tổng số dư cuối kì của cán cân vãng lai (CA) và cán cân vốn và tài chính (KA). Với khoản mục lỗi và sai sót nếu có và xảy ra đối với các nội dung của cán cân thanh toán quốc tế là do những sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập được số liệu.
Nguyên nhân của lỗi và sai sót:
Những ghi chép của những khoản thanh toán hoặc hóa đơn quốc tế được thực hiện vào những thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau và có thể bằng những phương pháp khác nhau.
Như vậy ta thấy rằng, nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tuyệt đối hay nói cách khác lỗi và sai sót bằng 0 thì cán cân tổng thể bằng cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính.
Ta có thể viết lại như sau:
OB = CA + KA
Nhưng trong thực tế quá trình thống kê thu thập số liệu và lập cán cân thanh toán quốc tế có nhiều vấn đề rất phức tạp dẫn đến việc nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập được số liệu, nên trong cán cân thanh toán quốc tế còn có cả khoản mục lỗi và sai sót.
Do đó
OB = CA + KA + OM
3. Tham khảo về cán cân thanh toán quốc tế:
Khi nói tới cán cân thanh toán quốc tế có thể hiểu đây chính là bản ghi chép những giao dịch thanh toán của một nước với các nước trên thế giới tính trong một thời điểm nhất định và nó có thể là tháng, quý hoặc năm (nhưng thông thường là năm). Các giao dịch này sẽ được tiến hành bởi các cá nhân hoặc các doanh nghiệp hiện đang cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Trong đó đối tượng giao dịch sẽ bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản hay một số chuyển khoản.
Cũng có thể hiểu theo cách khác thì cán cân thanh toán chính là hệ thống tài khoản ghi chép lại toàn bộ các nghiệp vụ thanh toán và bảng đối chiếu giữa tổng số các khoản phải thu so với các khoản chi của một nước với các nước khác trong một thời điểm nhất định Thế nên cán cân thanh toán quốc tế còn được gọi là bảng cân đối chi trả, bảng cân đối thanh toán. Hiện nay cán cân thanh toán được chia ra thành 02 loại chính:
+ Cán cân thanh toán quốc tế thời kỳ – Đây là cán cân thanh toán phản ánh được tất cả những khoản ngoại tệ đã thu và chi của một nước với nước khác.
+ Cán cân thanh toán quốc tế thời điểm
Cán cân thanh toán sẽ được lập dưới hình thức cán cân thanh toán dự báo hoặc là cán cân thanh toán thực tế. Nhưng trong đó cán cân thanh toán dự báo sẽ được lập dựa trên cơ sở số liệu kinh tế tài chính thực tế phát sinh trong một thời kỳ nhất định.
Cán cân thanh toán quốc tế được hiểu là một khái niệm phổ biến trong kinh tế học và là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng và theo đó nên vấn đề là không phải ai cũng có thể hiểu đúng về chỉ tiêu này và việc hiểu đúng bản chất lại càng khó đối với nhiều người. Nhiều lần trên giảng đường, tôi đặt cùng câu hỏi cho sinh viên và nhận được những câu trả lời thật đáng ngạc nhiên. Cán cân thanh toán (BOP) là gì và vì sao việc hiểu đúng BOP lại quan trọng? Sự thật là khoảng 50% trong số họ đã nói sai về BOP!? Bài viết này chia thành hai phần chính. Phần thứ nhất sẽ trình bày về BOP và cấu trúc của nó. Phần thứ hai sẽ phân tích hai ví dụ về cách đọc và ý nghĩa của BOP ở hai quốc gia – Trung Quốc và Việt Nam.
Cán cân thanh toán còn được xem như là một số các dữ liệu dùng để cung cấp thông tin trong kinh tế và về kết quả của các giao dịch quốc tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thể hiện qua hai tài khoản chính đó là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn và tài chính. Tài khoản vãng lai ghi chép tất cả giao dịch hàng hóa và dịch vụ như giá trị xuất khẩu, nhập khẩu, các khoản nhận hay thanh toán thu nhập. Tài khoản vốn và tài chính1 ghi chép các khoản vay hay cho vay nước ngoài, các dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp với nước ngoài diễn ra trong một thời kỳ cụ thể – thường là một năm.
Chúng ta cũng cần lưu ý về cán cân này đó là tất cả các khoản mục trong bảng BOP là biến lưu lượng (flow) không phải tích lượng (stock). Đây là những giao dịch xuất hiện trong một khoảng thời gian (quý hay năm). Đối với cán cân vãng lai CA, khi CA thặng dư có nghĩa là quốc gia tích lũy tài sản ròng so với nước ngoài; ngược lại, khi CA thâm hụt có nghĩa là quốc gia vay ròng từ bên ngoài. Tài khoản vốn và tài chính KA có ý nghĩa đặc biệt, đó là dòng vốn vào (người nước ngoài sở hữu thêm hay cho vay thêm đến người trong nước) trừ cho dòng vốn ra (người trong nước sở hữu thêm, cho vay thêm hay trả nợ cho người bên ngoài).
Như vậy ta hiểu nếu cán cân KA thặng dư ddieuf này đồng nghĩa với việc dòng vốn vào lớn hơn dòng vốn ra, hay năm đó người nước ngoài sở hữu thêm tài sản hay cho vay ròng đối với trong nước. Như vậy nếu theo các giá trị của truyền thống thì dấu của CA và KA thường nghịch nhau. Vì thế nên CA thâm hụt thường đi kèm KA thặng dư và ngược lại. Ví dụ khi CA thâm hụt (quốc gia có thu nhập nhỏ hơn chi tiêu), do vậy KA thặng dư hàm ý dòng vốn vào lớn hơn dòng vốn ra tài trợ và vì vậy người nước ngoài sở hữu thêm hay cho vay ròng đối với nước mình. BOP = CA + KA điều này có nghĩa là hàm ý tình trạng BOP cụ thể thì cán cân cơ bản và cán cân tổng thể cũng khác nhau có thể là thâm hụt, cân bằng hay thặng dư.
Như vậy nên ta thấy rằng từ kết quả như trên sẽ dẫn tới tình trạng thặng dư cung ngoại hối thường có nguồn gốc từ khu vực tư nhân và vì vậy để giữ ổn định tỷ giá hối đoái, ngân hàng trung ương sẽ mua ngoại tệ dư thừa, hấp thu thành dự trữ ngoại hối (FR). Bên cạnh đó BOP thặng dư, cung lớn cầu trên thị trường ngoại hối, nội tệ có thể lên giá và quốc gia tích lũy và tăng FR. Ngược lại, BOP thâm hụt, cầu lớn cung trên thị trường ngoại hối, nội tệ có thể mất giá và quốc gia giảm FR. Như vậy nên CA + KA kết hợp với ΔFR sẽ bằng zero (để đơn giản, hãy giả sử khoản mục sai và sót EO không đáng kể hay bằng không).