Vấn đề xuất nhập khẩu luôn là vấn đề được quan tâm tại bất kỳ quốc gia nào, bởi đôi khi sẽ là nguồn thu nhập chính của địa phương trong quốc gia và góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Trong ngành kinh tế thương mại, cán cân thương mại thuộc một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế – Balance of payment.
Mục lục bài viết
1. Cán cân thương mại là gì?
Cán cân thương mại là một mục nằm trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi chép lại đầy đủ những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).
Cán cân thương mại còn được gọi với thuật ngữ là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Ngược lại, khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại.
Các nước quan tâm đến cán cân thương mại (có thể bao gồm cả dịch vụ phi nhân tố) vì cán cân thương mại ảnh hưởng tới sản lượng trong nước (NX là thành tố của GDP), việc làm và cán cân đối ngoại. Các nền kinh tế đang phát triển cần thu hút nhiều nguồn lực nước ngoài để thúc đẩy quá trình phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế trong nước, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể chấp nhận thâm hụt cán cân thương mại trong một thời gian. Nhưng vì không thể chấp nhận tình trạng nhập siêu hoặc xuất siêu trong thời gian dài hạn, nên chính phủ thường vận dụng các chính sách điều chỉnh thích hợp để loại trừ những hiện tượng này.
Cán cân thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu – Tổng giá trị nhập khẩu
Cán cân thương mại theo tiếng Anh là : “Balance of trade“
2. Vai trò của cán cân thương mại:
– Cán cân thương mại góp phần thể hiện sự cung cầu tiền tệ của một quốc gia, sự thay đổi hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ. Thể hiện được sự thay đổi hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ, tức là nó sẽ nói lên được khả năng cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường quốc tế.
– Cán cân thương mại sẽ giúp chúng ta đưa ra được kết luận về tình trạng cán cân vãng lai, đồng thời thì nó cũng gây ảnh hưởng lên nền kinh tế vĩ mô. Đặc biệt đây chính là một trong những vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó có tầm ảnh hưởng quan trọng của cán cân thương mại quốc tế. Chính vì vậy mà bất cứ một quốc gia nào cũng đều cần sử dụng đến cán cân thương mại để có thể dễ dàng đưa ra được những chính sách cũng như phương án có thể điều chỉnh kịp thời và hiệu quả nhất có thể về cán cân thương mại để đảm bảo được nền kinh tế vĩ mô của quốc gia.
– Ngoài ra thì cán cân thương mại còn là thể hiện mức đầu tư, thu nhập và tiết kiệm của một quốc gia trên cán cân thanh toán.
Nếu như khi cán cân thương mại có thâm thụt thì có nghĩa là quốc gia đó đã chi nhiều hơn là thu, tiết kiệm cũng như ít hơn đầu tư.
Cũng nhờ đó mà có thể đưa ra được những chính sách để có thể cải thiện tốt hơn và nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, lâu dài.
3. Tác động của cán cân thương mại:
– Tác động tích cực: xuất khẩu ròng làm tăng lượng tài sản của nền kinh tế. Ngoài ra, trạng thái của cán cân thương mại có tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế, ví dụ nếu thặng dư sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm mới, tăng tích lũy quốc gia dưới dạng dự trữ ngoại hối, tạo uy tín và tiền đề để đồng nội tệ tự do chuyển đổi.
– Tác động tiêu cực: cán cân thương mại thâm hụt kéo dài nhiều năm, đồng nghĩa với việc phải cắt bớt nhập khẩu như là một phần của những biện pháp tài chính và tiền tệ khắc khổ. Kết quả là làm giảm tăng trường kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, tình trang của cán cân thương mại thặng dư hay thâm hụt trong ngắn hạn chưa nói lên được trạng thái thực của nền kinh tế.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
Có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại: xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá hối đoái và các chính sách của chính phủ.
– Xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng Chính vì thể trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
– Nhập khẩu có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (Mm).
Mm là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.
– Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm Ngược lai, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thể trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu rồng tăng lên.
– Các chính sách của chính phủ bao gồm chính sách thương mại, chính sách đầu tư, chính sách đầu tư, chính sách tỷ giá và các chính sách khác như thuế, tài khóa, lãi suất, tiêu dùng, quản lý nợ nước ngoài Các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng rất quan trọng đến cán cân thương mại Nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho cán cân thương mại xấu đi hay cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn hay dài hạn.
5. Thặng dư thương mại và thâm hụt thương mại:
5.1. Thặng dư thương mại:
Thặng dư thương mại là thước đo kinh tế thể hiện cán cân thương mại dương, trong đó một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.
Thặng dư thương mại xảy ra khi kết quả của tính toán trên là dương. Thặng dư thương mại đại diện cho một dòng tiền từ thị trường nước ngoài chảy vào nội địa.
Thặng dư thương mại trong tiếng Anh là: “Trade Surplus”
* Tác động của thặng dư thương mại.
– Thặng dư thương mại giúp củng cố tiền tệ của quốc gia so với các loại tiền tệ khác, gây ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tỉ lệ hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia so với các quốc gia khác, cũng như các yếu tố thị trường khác.
– Thặng dư thương mại có thể tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng có thể dẫn đến giá cả và lãi suất cao hơn trong một nền kinh tế. Cán cân thương mại của một quốc gia cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ của nó trên thị trường toàn cầu, vì nó cho phép một quốc gia có quyền kiểm soát phần lớn tiền tệ của mình thông qua ngoại thương.
Khi chỉ tập trung vào các tác động thương mại, thặng dư thương mại có nghĩa là nhu cầu về hàng hóa của một đất nước tăng lên tại thị trường toàn cầu. Điều này đẩy giá của những hàng hóa đó lên cao hơn và dẫn đến việc đồng nội tệ được củng cố.
5.2. Thâm hụt thương mại:
Thâm hụt thương mại ngược lại với thặng dư thương mại thì thâm hụt thương mại là cán cân buôn bán bất lợi, nghĩa là sự thâm hụt trong cán cân thương mại xuất hiện khi giá trị xuất khẩu hữu hình (tức xuất khẩu hàng hóa) của một nước thấp hơn giá trị nhập khẩu hữu hình của nó. Thâm hụt thương mại như vậy có thể không phải là mối lo trực tiếp, nếu nó được bù lại bằng phần thặng dư được tạo ra ở phần nào đó trong cán cân thanh toán.
Thâm hụt thương mại tên tiếng Anh là : “Trade deficit”
* Tác động của thâm hụt thương mại.
Có thể nói, thâm hụt thương mại có tác động lớn đối với sự tăng trưởng và nền kinh tế của một đất nước như:
– Đối với vấn đề giải quyết việc làm:
Thâm hụt thương mại có thể dẫn đến giảm việc làm. Nếu một quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa từ những công ty nước ngoài thì giá cả sẽ giảm và những công ty trong nước không thể sản xuất với chi phí thấp hơn để cạnh tranh. Từ đó, công ty sẽ thiệt hại nhất khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
– Đối với lãi suất:
Thâm hụt thương mại liên tục thường có thể có tác động bất lợi đến lãi suất ở quốc gia đó. Áp lực giảm giá đối với đồng tiền của một quốc gia sẽ làm giảm giá trị của nó, khiến cho giá hàng hóa bằng đồng tiền đó đắt hơn; nói cách khác nó có thể dẫn đến lạm phát.
– Đối với giá trị tiền tệ:
Nhu cầu xuất khẩu của một quốc gia ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ của nó. Nói cách khác, thâm hụt thương mại là dấu hiệu cho thấy đồng tiền của một quốc gia được mong muốn trên thị trường thế giới.
– Đối với đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI):
Thâm hụt thương mại phải được bù đắp bằng thặng dư trong tài khoản vốn và tài khoản tài chính của quốc gia. Điều này có nghĩa là các nước thâm hụt trải qua một mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn. Đối với một quốc gia nhỏ, điều này có thể gây bất lợi, vì một phần lớn tài sản và tài nguyên của đất nước được sở hữu bởi những người nước ngoài, những người có thể kiểm soát và ảnh hưởng đến cách sử dụng tài sản và tài nguyên đó.