Đặc trưng tiêu biểu của văn học giai đoạn bài thơ Vợ nhặt ra đời? Mở bài Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau? Thân bài Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau? Kết bài Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau? Bài văn cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau?
Trong nền văn học Việt Nam, không thể không nói đề tài về hiện thực đời sống trước Cách mạng với cái nhìn sức khái khái quát trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về Cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau khi có vợ trong tác phẩm trên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đặc trưng tiêu biểu của văn học giai đoạn bài thơ Vợ nhặt ra đời:
- 2 2. Mở bài Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau hay nhất:
- 3 3. Thân bài Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau hay nhất:
- 4 4. Kết bài Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau hay nhất:
- 5 5. Bài văn cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau hay nhất:
1. Đặc trưng tiêu biểu của văn học giai đoạn bài thơ Vợ nhặt ra đời:
Văn học Việt Nam giai đoạn này gắn liền với sự kiện quan trọng và tầm ảnh hưởng quyết định và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống văn hóa, chính trị, xã hội của dân tộc Việt Nam, đó là Cách mạng tháng Tám. Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi đã mở ra một chương mới cho dân tộc ta đó là một thời kì mới: Thời kì của độc lập, tự do, đi lên chủ nghĩa xã hội và đây cũng là lúc một nền văn học mới đã ra đời.
Những ngày đầu thắng lợi của đất nước văn học tập trung vào chủ đề ca ngợi dân tộc và quần chúng cách mạng, kêu gọi sức mạnh đoàn kết, cổ vũ phong trào đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, biểu dương những tấm gương sáng về những con người hi sinh vì nước.
Đến giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, văn học hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của người lao động với tự hào dân tộc và niềm tin thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến.
2. Mở bài Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau hay nhất:
Giới thiệu tác giả Kim Lân: Nhà văn Kim Lân (1920-2007) quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nhà văn Kim Lân chuyên viết về truyện ngắn, nội dung về các đề tài làng quê nông thôn Việt Nam để khám phá về đời sống của những người lao động nghèo khổ, nhưng nhân cách lại vô cùng thanh bạch, nhân ái như là tinh hoa quý báo được và truyền lại từ ngàn đời. Trong văn của Kim Lân, cái đặc sắc, nhất là sự ấm áp của tình người, sự đồng cảm với những số phận nhỏ bé của con người.
Giới thiệu về tác phẩm Vợ nhặt: Truyện ngắn Vợ nhặt được in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962).
Nội dung của tác phẩm: Thông qua tình huống của câu chuyện nhặt được vợ đầy lạ lùng, của nhà văn Kim Lân đã nêu lên quan niệm nhân đạo sâu sắc khi khám phá ra vẻ đẹp nhân cách của con người lao động nông thôn làng quê ngay trong hoàn cảnh túng đói đầy thương tâm.
Nêu vấn đề đề bài yêu cầu phân tích: Nhà văn tập miêu tả đến tả trạng thái trong suy nghĩ và những thay đổi trong hành động của nhân vật Tràng trong buổi sáng ngày hôm sau là biểu hiện của việc sức mạnh của tình thương có thể làm đổi thay mỗi con người.
3. Thân bài Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau hay nhất:
Thời điểm vào buổi sáng hôm sau, bà cụ, Tràng và cả người vợ nhặt đều có những thay đổi mới mẻ, trong đó tác giả tập trung miêu tả về nhân vật chính là Tràng.
Nhân vật Tràng nhận thấy mọi thứ xung quanh anh đều có sự đổi khác “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”
Nhìn hình ảnh người mẹ già và cô vợ nhặt đang lúi húi dọn dẹp Tràng lại thấy xúc động, thấy cuộc sống của mình và cả gia đình đang thay đổi hẳn:
– Những dòng suy nghĩ trong lòng hắn đã trở nên trưởng thành và chín chắn hơn nhiều.
– Tràng thấy mình có trách nhiệm với người vợ người mẹ, với gia đình nhỏ của hắn “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”.
Nhận thức về lí tưởng, ánh sáng của cách mạng: Hình tượng đoàn người đi phá kho thóc và lá cờ đỏ cách mạng đang bay phấp phới trong đầu Tràng là sự thay đổi đặc biệt nhất trong nhận thức của người lao động thôn quê là nhân vật Tràng.
4. Kết bài Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau hay nhất:
Nêu quan điểm cá nhân về ý nghĩa của sự thay đổi trong suy nghĩ và hành đọng của nhân vật Tràng: là sự trân trọng ngợi ca sâu sắc về nhân cách và khát khao sống mạnh mẽ của những người lao động nghèo khổ ở nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ nói chung và người dân người Việt Nam.
5. Bài văn cảm nhận về nhân vật Tràng sáng hôm sau hay nhất:
Nhà văn Kim Lân được các đồng nghiệp và đọc giả kính trọng và yêu mến bởi tính chuyên nghiệp rất cao trong công việc, sự thuần thục khéo léo trong việc vận dụng ngôn ngữ thôn quê bình dân, đậm chất tình người vào trong các tác phẩm truyện ngắn. Vợ Nhặt là tác phẩm được trích trong tập truyện “Xóm ngụ cư” của Kim Lân. Tác phẩm là kể về nhân vật trung tâm là anh Tràng một người lao động thôn quê hiền lành chất phác luôn mong ước về một gia đình hạnh phúc lứa đôi. Đặc biệt nhà văn Kim Lân còn khắc họa thành công sự thây đổi trong diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng thông qua đoạn trích vào buổi sáng sau khi lấy vợ:
“…Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
……..
Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…”.
Trước hết nhân vật Tràng được miêu tả là một chàng trai nghèo khổ, sống ở xóm ngụ cư, chuyên làm nghề đẩy xe bò thuê để kiếm miếng cơm manh áo, trang trải cuộc sống đời thường từng chút. Không chỉ nghèo mà anh Tràng còn có ngoại hình xấu xí, thô kệch, hai bên quai hàm bạnh ra, bộ mặt thô kệch lúc nào cũng nhấp nhỉnh, đầu cạo thì cạo trọc nhẵn, lưng to như lưng gấu, đến cái cười cũng lạ, và cứ ngửa mặt lên cười hềnh hệch. Đó chính là lí do Tràng không thể lấy nổi vợ.
Tuy nhiên, anh Tràng lại là người có tâm hồn nhân hậu, và tính tình đầy phóng khoáng. Giữa cái nạn đói khủng khiếp năm 1945 ấy, anh Tràng đã không ngần ngại mà đón người phụ nữ xã lạ về làm vợ, trong khi thân mình còn nuôi chưa nổi nhưng lại nuôi thêm một miệng ăn. Nhưng cũng chính vì có người vợ nhặt này mà tâm lí và hành động của Tràng cũng có nhiều sự thay đổi.
Buổi sáng hôm sau khi nhân vật Tràng vừa thức dậy trạng thái và hành động của hắn đã thực sự thay đổi. Hắn có một niềm vui lâng lâng trong người mà chưa bao giờ được trải nghiệm. Khi hắn nhìn thấy ngôi nhà nhỏ bé của mình đã dọn sạch sẽ tinh tươm hắn vui lắm. Bỗng nhiên, hắn cảm thấy yêu thương cái nhà của hắn một cách lạ lùng khi thấy người mẹ già đang cặm cụi nhổ cỏ vườn, còn người vợ mới của hắn đang quét sân, những tiếng chổi cứ vang lên đều đều. Vậy là từ đây anh Tràng đã có một gia đình của riêng mình, hắn sẽ cùng người vợ nhặt sinh con đẻ cái, cùng gây dựng hạnh phúc trong tương lai gần. Cái ngôi nhà nhỏ bé quên thuộc này giờ đây sẽ trở thành tổ ấm che mưa che nắng cho gia đình nhỏ của hắn. Một cảm giác vô cùng sung sướng và nguồn sống mới lạ dâng lên trong suy nghĩ và tấm lòng của Tràng. Vài khoảnh khắc này, Tràng nhận thức được bổn phận và trách nhiệm của người đàn ông sẽ làm trụ cột trong gia đình cần phải lo lắng, đùm bọc cho người mẹ già và cả người vợ nhặt sau này là những người con của hắn nữa. Hắn cũng nhiệt tình hành động khắc hẳn mọi ngày, hắn chạy xăm xăm ra giữa cái sân nhỏ và tu sửa lại căn nhà.
Như vậy chỉ trong một đoạn văn ngắn mà nhà văn Kim Lân đã khắc họa được nét tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng đi từ bất ngờ, bỡ ngỡ thấy lạ lẫm cho đến hạnh phúc, vui mừng đến tột cùng khi biết bây giờ mình đã có gia đình riêng và phải có trách nhiệm với gia đình ấy.
Hình ảnh được người vợ nhặt nhắc tới đoàn người đói đi phá kho thóc của quân phát xít Nhật và biểu tượng của đất nước và cách mạng là lá cờ đỏ bay phấp phới trong đầu Tràng đã gợi ra sự thay đổi đặc biệt nhất trong nhận thức của Tràng. Thông qua hình ảnh ấy này tác giả đã mang cho chúng ta về một niềm tin rằng anh Tràng và những dân lao động nghèo khổ ở nơi nông thôn làng quê này sẽ đi theo tiếng gọi của cách mạng, cùng những con người đói để đấu tranh với mục đích đổi thay cuộc sống của bản thân.
Sự thay đổi của anh Tràng chất phát, ngây ngơ luôn ấp ủ khát khao về tương lai trong buổi sáng hôm sau khi đã có vợ đã tiếp nối mạch diễn biến của truyện ngắn, đồng thời biểu lộ sự trân quý của tác giả Kim Lân đối với nhân vật trung tâm của truyện cũng như là sự ca ngợi sâu sắc về phẩm chất của những người dân nghèo khổ nhưng luôn mang trong mình có khát khao về tương lai mạnh mẽ.