Nhân vật người chị trong bản văn "Chị sẽ gọi em bằng tên" đã để lại một ấn tượng sâu sắc và nhiều bài học về tình yêu thương trong cuộc sống. Kính mời bạn đọc tham khảo một số đoạn văn mẫu về cảm nhận nhân vật người chị này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm “Chị sẽ gọi em bằng tên”:
– Thể loại: Truyện ngắn
– Tác phẩm ” Chị sẽ gọi em bằng tên” được in trong tập “Tình yêu thương gia đình” thuộc bộ sách “Hạt giống tâm hồn”.
– Tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất với phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự.
– Tóm tắt sơ qua về tác phẩm: Nhân vật tôi trong câu chuyện có một cậu em trai rất đặc biệt. Đó là một chàng trai mang trong mình một nét tính cách khá lạ lùng, luôn luôn e dè, rất hay vì những lý do không đâu mà ngồi cười một mình. Cậu em trai ấy của nhân vật tôi còn học rất kém và thậm chí còn phải chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt. Ban đầu, nhân vật tôi rất ghét người em trai này của mình và nhân vật tôi thường không bao giờ nói chuyện cùng hay thậm chí còn gọi em trai mình bằng những biệt danh hết sức xấu xí. Tuỳ nhiên, mọi việc thay đổi từ khi trong một lần đi khám răng, tình cờ hai chị em có cơ hội ngồi nói chuyện với nhau. Sau cuộc nói chuyện ấy, nhân vật tôi đã thay đổi suy nghĩ và cảm xúc của mình về người em trai lạ lùng ấy của mình. Nhân vật tôi hiểu ra rằng em trai mình- người mà mình luôn ghét và gọi bằng những biệt danh xấu xí lại là một cậu bé hết sức tốt bụng, rất thân thiện cởi mở và vô cùng hoạt ngôn. Và trong chuyến đi du lịch cùng cả nhà, người em trai ấy đã nói với người bố của mình rằng chị gái mình-nhân vật tôi là một người rất tốt bụng và luôn luôn yêu thương mình. Khi nghe thấy vậy, nhân vật tôi rất xúc động và hứa rằng sau này sẽ quan tâm yêu thương em nhiều hơn, đồng thời nhân vật tôi còn gọi em bằng cái tên Eric Carter của mình.
2. Cảm nhận về nhân vật chị gái trong “Chị sẽ gọi em bằng tên”hay nhất:
Khi đọc và cảm nhận tác phẩm “Chị sẽ gọi em bằng tên”, nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng mỗi độc giả có lẽ là nhân vật người chị. Được giới thiệu với vai trò là một người kể chuyện, nhân vật người chị ấy đã được xây dựng bằng cách tự bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm của mình đối với cậu em trai nhỏ lạ lùng của mình. Người em trai ấy là một cậu bé phát triển không được bình thường như bao đứa trẻ khác với những nét tính cách khá lạ lùng, luôn e dè, sợ sệt và vì nhiều lí do không đâu mà rất hay ngồi một mình và cười ngây ngô. Chính bởi điều đó đã khiến cho người chị cảm thấy xấu hổ và thậm chí còn chán ghét chính em trai của mình. Thái độ chán ghét ấy được thể hiện rất rõ nét qua những hành động như “nghiến răng giận dữ”, “trừng mắt nhìn em, dọa em sợ” hay thậm chí nhân vật người chị ấy còn “đặt ra những cái tên xấu xí” cho em trai của mình. Những hành động ấy đã cho thấy sự lạnh lùng và ghét bỏ ngày càng lớn dần trong nhân vật này. Tuy nhiên, thái độ chán ghét ấy đã thay đổi và biến mất hoàn toàn nhờ vào một cuộc trò chuyện của hai chị em mà cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động. Một lần nọ khi cả hai bố mẹ đều đi vắng, người chị có một cuộc hẹn với nha sĩ và phải dắt em trai đi cùng. Người chị đã muốn trò chuyện với em khi hai chị em đang dạo bước trên vỉa hè. Sau cuộc trò chuyện với em trai của mình, nhân vật tôi đã nhận ra em trai mình cũng là một cậu bé tràn đầy hoài bão trong tim với một tấm lòng tốt bụng, thân thiện, cởi mở và vô cùng hoạt ngôn. Hiểu ra được những điều đó, người chị đã thay đổi hành vi của mình, không còn sự chán ghét và xấu hổ như ban đầu nữa. Một lần, trong một chuyến du lịch cùng với cả gia đình, người chị còn tình cờ nghe thấy cuộc trò chuyện của em trai với bố. Người em không những không ghét chị mà còn nghĩ chị của mình rất tốt và luôn luôn yêu thương, chăm lo cho mình. Điều đó khiến người chị cảm động trước tình cảm của em trai dành cho mình và tự hứa với lòng rằng sau này sẽ quan tâm, chăm soc cũng như yêu thương em trai của mình hết lòng. Qua nhân vật người chị trong câu truyện, chúng ta mỗi độc giả đều nhận ra được mình cần phải sống biết yêu thương, luôn luôn biết trân trọng, chia sẻ và thấu hiểu với những người thân yêu ruột thịt trong gia đình bởi chính họ là những người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay mỗi khi chúng ta vấp ngã, ở bên chúng ta mọi thời điểm dù là thất bại hay thành công. Đó chính là những bờ vai vững chắc che chở, bao dung và yêu thương cháu ta trước mọi sóng gió của cuộc đời.
3. Cảm nhận về nhân vật chị gái trong “Chị sẽ gọi em bằng tên” ý nghĩa nhất:
Tiếp cận với văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”, người độc cảm nhận được cách nhà văn xây dựng nhân vật người chị đầy độc đáo. Đó là một nhân vật chính có vai trò quan trọng là người kể chuyện. Việc tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất đã tạo nên dụng ý nghệ thuật vô cùng độc đáo giúp cho nhân vật của mình dễ dàng bộc lộ ra những suy nghĩ và tình cảm với em trai. Trong văn bản, nhà văn còn xây dựng hình tượng người em là một cậu bé phát triển không được bình thường như bao đứa trẻ khác. Chính bởi điều không bình thường đó đã khiến cho người chị cảm thấy xấu hổ và thậm chí còn thấy chán ghét em trai của mình. Sự chán ghét ấy được bộc lộ qua những hành động như “nghiến răng giận dữ”, “trừng mắt nhìn em, dọa em sợ” và thậm chí là thường đặt cho em những cái tên xấu xí. Tuy nhiên sau buổi nói chuyện với em trai trên đường ra bến xe buýt đến nơi gặp nha sĩ, nhân vật người chị đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của mình. Nhân vật chị gái lúc này nhận ra em trai mình cũng là một cậu bé đầy hoài bão, rất tốt bụng, thân thiện, cởi mở và vô cùng hoạt ngôn. Điều cảm động nhất có lẽ là trong chuyến du lịch cùng gia đình, người chị đã tình cờ nghe được cuộc nói chuyện của em trai và bố. Nhân vật tôi lúc này nhận ra được tình cảm của em trai dành cho mình, và nhận thức rõ việc bản thân mình cần phải thay đổi. Từ việc cô bé sẽ đi cùng em giữa chốn đông người mà không cảm thấy ngượng ngùng đến việc dạy em học và chỉ cách em sử dụng vi tính hay trò chuyện với em nhiều hơn và sẽ gọi em bằng cái tên Ê-ríc Ca-rơ-tơ thay vì những biệt danh xấu xí trước đó cô bé đã từng gọi…Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn gửi đến chúng ta một bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người, đặc biệt nhấn mạnh ở đây là tình yêu thương gia đình, tình yêu thương những người có khiếm khuyết, có số phận không may trong cuộc sống.
4. Cảm nhận về nhân vật chị gái trong “Chị sẽ gọi em bằng tên” ấn tượng nhất:
Trong văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên,” nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc hơn cả trong lòng mỗi độc giả có lẽ là hình ảnh người chị. Được giới thiệu với vai trò là người kể chuyện, nhân vật tôi đã chia sẻ một phần tâm hồn và suy tư sâu sắc của mình về em trai. Em trai của nhân vật này là một cậu bé phát triển không theo con đường bình thường mà hầu như tất cả trẻ em khác thường trải qua. Cậu bé có những suy nghĩ lạ lùng và đôi khi hơi rụt rè hoặc thậm chí hay ngồi cười một mình vì những lí do không ai hiểu nổi. Trước những suy tư và cảm xúc khong bình thường ấy của người em trai đã làm cho người chị cảm thấy rất xấu hổ và thậm chí là chán ghét đối với em trai, gọi em bằng những biệt danh hết sức xấu xí.Tuy nhiên, nhờ một cuộc trò chuyện quan trọng với em trai trên đường đi đến gặp nha sĩ mà người chị đã có sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của mình. Cuộc trò chuyện quan trọng này đã giúp cô nhận ra rằng em trai của mình cũng là một đứa trẻ đầy hoài bão, luôn luôn tốt bụng, sống thân thiện, hòa nhã và vô cùng hoạt ngôn, trái ngược với những gì cô nghĩ trước đó. Trong một chuyến du lịch cùng cả gia đình, người chị còn nghe thấy cuộc trò chuyện giữa em trai và bố. Cậu bé nói người chị rất yêu thương mình, luôn quan tâm và bảo bọc và đó là lúc người chị hoàn toàn thấu hiểu tình cảm em trai dành cho mình. Nhận thức được tình cảm này, người chị rất xúc động và quyết tâm sau này sẽ bảo vệ, yêu thương và chăm sóc người em trai này của mình.Thông qua nhân vật người chị, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp về tình thân, thông điệp về sự yêu thương trân trọng,sẻ chia và thấu hiểu đối với những người thân trong gia đình. Dù cuộc sống có khó khăn, dù cuộc đời có đưa đẩy chúng ta ra sao thì luôn luôn phải nhớ rằng gia đình luôn là nơi chúng ta trở về, luôn là nơi chúng ta có thể tìm sự yêu thương, sẻ chia.