Nguyễn Du - đại thi hào của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ, trong số đó đặc sắc có thể kể đến bài thơ Độc Tiểu Thanh kí. Dưới đây là những bài văn cảm nhận bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý bài văn cảm nhận bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du hay nhất:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần cảm nhận: Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí
1.2. Thân bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Khái quát nội dung tác phẩm: nhân vật Tiểu Thanh.
– Cảm nhận về cuộc đời và số phận của Tiểu Thanh.
– Sự đồng cảm của Nguyễn Du với nhân vật, thương xót cho nhân vật cũng như thương xót cho chính bản thân mình.
– Nghệ thuật của bài thơ: thể thơ đặc sắc, ngôn từ, các biện pháp tu từ, hình ảnh thơ, giọng thơ,….
1.3. Kết bài:
– Cảm nhận khái quát lại tác phẩm.
– Liên hệ bản thân.
2. Bài văn cảm nhận bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du hay nhất:
Nguyễn Du hay còn có hiệu là Tố Như, ông là một trong những đại thi hào của dân tộc. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn, trong đó bài thơ Độc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ mang đậm dấu ăn trữ tình của tác giả.
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
(Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi
Trước song một mình nhớ tới người xưa qua một tờ giấy viết)
Hai câu thơ mở đầu là một tiếng thở dài não nề. Tây Hồ còn đây, nhưng sao khuôn viên vườn hoa với những bông hoa xinh đẹp đã biến mất. Vườn hoa thành đồi hoang, bãi hoang, chẳng còn thấy vườn hoa ngày xưa đâu nữa. Cái từng có đã trở thành hư vô, “đẹp đẽ” bị thay thế bằng sự khô héo đầy hủy diệt.
Từ “tẫn” mang nghĩa là sự phủ định tuyệt đối, nó bị thay thế không có vết tích xưa nữa. Nguyễn Du chứng kiến không gian tươi đẹp đó là mảnh đất Hồ Tây để đối lập quá khứ vàng son với hiện tại điêu tàn. Nguyễn Du đã nhìn thấy sự điêu tàn thoáng qua “Trải qua một cuộc bể dâu”, “Thế gian biến cải vũng nên đồi”, người đã viết trên một tờ giấy mỏng manh. Tờ giấy trên đó viết một bài thơ khoảng 2300 chữ, ghi lại câu chuyện Tiểu Thanh của người đời sau.
Nếu vườn hoa biến thành bãi hoang là chứng tích của thời gian, thì tờ giấy này là dấu tích của kiếp người. Vong hồn đau khổ ấy như còn trong hành lang thời gian ba trăm năm trước
Ánh mắt trầm tư của Nguyễn Du nhìn vạn vật đến sự mong manh, đặc thù của kiếp người thật cô đơn. Vẻ đẹp bị hủy hoại hoàn toàn, thời gian trôi đi một cách vô tình. Nỗi cô đơn, tịch mịch của Nguyễn Du không chỉ thể hiện ở cảnh ngồi bên cửa sổ kể chuyện buồn trong buổi chiều mà còn thể hiện ở hai từ “độc”, “nhất”.
Hai câu thực:
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
(Son phấn có thần sắc chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết).
Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở
Ý nghĩa của hai câu thực vẫn còn bị tiềm ẩn ở trong. Bề ngoài, Nguyễn Du nắm bắt hai chi tiết huyền diệu nhất để nhấn mạnh cốt truyện, nhưng bên trong, ông thể hiện một quan điểm. Dù bị hủy diệt bởi thế lực tàn bạo của bóng tối nhưng vẻ đẹp của cái đẹp và tài năng của con người không hề bị hủy hoại như thế. Tuy nhiên, luật vô hình cho chúng khả năng được tồn tại. Nó không mất đi mà vẫn mãi xanh tươi với cây đời. Tuy nhiên, để tồn tại, những tài năng vẫn phải đấu tranh trước những đắng cay, nghiệt ngã.
Nếu bốn câu trên thể hiện sự đồng cảm, quan tâm của tác giả đến chuyện của Tiểu Thanh, thì bốn câu tiếp theo lại phản ánh chính cảm xúc của Nguyễn Du. Bốn câu trên được khơi nguồn từ cảm hứng chung của Nguyễn Du về lòng cảm thương và ngưỡng mộ tài tử giai nhân: “Sắc tài sao mà chịu kiếp truân chuyên”. Bốn câu tiếp theo là nội tâm của tác giả. “Nhìn người ta nghĩ đến ta”, cảm giác chủ yếu ở đây là nỗi cô đơn tuyệt đối của Nguyễn Tiên Điền!
Hai câu thơ Luận:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
(Những việc tiếc hận ngày xưa không hỏi trời
Ta tự ở vào cái oan kỳ lạ của phong vận)
Đến đây ta hiểu “tiếc hận” tức là vô cùng bất mãn với những điều đó và có thể ân hận mãi mãi. Đó không phải là là sự thù hận đơn thuần, mà còn là “hối hận”. Do đó, ý nghĩa ngụ ý của nó là, “Những việc tiếc hận xưa nay không thể truy tìm được nguyên nhân”. Điều đáng chú ý là các nhà Nho không oán trời trách người, nên không thể coi đây là lời chê trời.
“Phong vận” là từ viết tắt của “lưu phong dư vận”, có nghĩa là gió thổi nước đi, thuận buồm xuôi gió. Những người “phong vận” thường có một con đường hạnh phúc phía trước, họ giàu có, họ có một số vận may mắn. Nhưng tại sao trong chúng ta, trong số kiếp chúng ta chứng kiến, những người này thường gặp một sự bất công lạ lùng khó hiểu. Các luật bị đảo ngược và không thể giải thích được. Ngụ ý của câu này là: Những kẻ phong vận tài tình bị oan trái thì thông cảm được với nhau.
Nguyễn Du cũng cảm thấy mình chịu một sự bất công lạ lùng. Với tài năng và cuộc đời bất hạnh của mình, Nguyễn Du đã tự tổ chức thành hội đồng thuyền với những người phong vận khác. Ông không giải thích được tại sao cuộc đời mình lại đầy rẫy những oán hận tiêu cực như vậy: “Tráng niên ngã dực vi tài giả” (Thời trẻ ta cũng là kè có tài mà).
Hai câu thơ kết:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai nhỏ nước mắt khóc cho Tố Như chăng?)
Người xưa tin rằng những người cùng tiếng nói sẽ đáp lại nhau và những người cùng tâm hồn sẽ gặp nhau. Nguyễn Du sống sau Tiểu Thanh hơn ba trăm năm, hiểu và thấu hiểu nhiều nỗi oan lạ lùng như Tiểu Thanh nên đã khóc thương cho nàng. Tôi tự hỏi nếu tôi nhắm mắt lại, ai sẽ khóc cho tôi? (Hôm nay tôi khóc cho bạn, ngày mai ai sẽ khóc cho tôi?).
Nguyễn Du thật sự nhắm mắt xuôi tay khi không biết sau này có ai hiểu mình? Sự bồn chồn này là điềm báo của thiên tài; Nguyễn Du đợi trái tim trả lời, mà hai trăm năm mới trôi qua Nguyễn Du đã được đánh giá là đại thi hào dân tộc:
Tiếng tha ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
(
Con cháu họ Nguyễn thành tâm thương tiếc họ Nguyễn Du. Và những điều ông lo lắng đã không xảy ra, đến nay tài năng của ông đã được công nhận và trở thành một trong những nhà thơ kiệt xuất của nền văn học Việt Nam.
3. Bài văn cảm nhận bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du đạt điểm cao nhất:
Sinh năm 1765 và mất năm 1820, Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Thơ của ông là thể loại thơ phản ánh tấm lòng nhân đạo, bao dung sâu sắc với những kiếp người cùng khổ, đồng thời phản ánh hiện thực xã hội phong kiến thối nát. Và Độc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông về thể loại thơ đó.
Tiểu Thanh là một nhân vật lịch sử. Bà là người Quảng Lăng, Giang Tô, Trung Quốc. Tiểu Thanh là người con gái tài sắc vẹn toàn, đa tài đa nghệ nhưng lại có một số phận bất hạnh. 16 tuổi đã phải đi làm vợ lẽ cho người ta và 18 tuổi thì lâm bệnh nặng rồi qua đời.
Hai câu thơ đầu thể hiện sự cảm thông, thương xót của Nguyễn Du với người con gái bạc mệnh ấy:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
Vốn là một vườn hoa xinh đẹp mà giờ đây Tây Hồ chỉ còn lại một bãi gò hoang, trống không. Khu vườn ấy từng xinh đẹp rực rỡ bao nhiêu khi Tiểu Thanh còn sống thì giờ đây khi Tiểu Thanh không còn thì lại hoang tàn, đổ nát bấy nhiêu. Chúng giống như có sinh mệnh, thương xót thay cho người con gái ấy mà trở nên héo úa. Vạn vật đều có những xúc cảm của riêng mình. Qua đó thể hiện nỗi xót xa của Nguyễn Du trước hiện thực tàn khốc, trước số phận của Tiểu Thanh. Thổn thức là tiếng khóc thể hiện sự xót xa của ông. Ông viếng nàng Tiểu Thanh chỉ qua mảnh giấy tàn. Không chỉ thương xót cho thời đại mình, cho những con người trong thời đại ấy mà nỗi niềm của Nguyễn Du còn vượt thời gian, đối với những con người ở thời đại trước.
Hai câu thực thể hiện số phận bi thảm của Tiểu Thanh:
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
(Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương)
Hai câu thơ mang ý chua xót, ngậm ngùi nồng đậm, là tiếng khóc thầm của Nguyễn Du đối với người con gái ấy. Vẻ đẹp của Tiểu Thanh dưới ngòi bút của tác giả mới hoàn hảo, tuyệt đẹp làm sao. Tuy ca ngợi là thế nhưng ông cũng không quên phê phán, tố cáo những bất công trong xã hội cũ đối với người phụ nữ.
Hai câu luận mang niềm suy tư của Nguyễn Du:
Phong vận kỳ oan ngã tự cư”
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.)
– “Cổ kim hận sự”: Mối hận xưa nay
Cuối cùng là hai câu kết là sự cảm thương của Nguyễn Du đối với chính bản thân mình:
“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)
Bằng bút pháp nghệ thuật đặc sắc Nguyễn Du đã mang đến cho người đọc một bài thơ giàu cảm xúc. Thể thơ thất ngôn bát cú kết hợp với những câu thơ đã tạo nên những hình ảnh mang giá trị biểu tượng sâu sắc. Ngoài ra Nguyễn Du còn thành công khi sử dụng những biện pháp tu từ đặc sắc.
Độc Tiểu Thanh kí dường như không còn đơn thuần là một bài thơ, mà trong đó chất chứa bao nỗi niềm của tác giả. Đó vừa là niềm day dứt thương cảm với nàng Tiểu Thanh nhưng đồng thời cũng tự day dứt với chính bản thân mình.