Bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, với dòng kí ức của nhân vật tôi, Thanh Tịnh đã tái tiện lại chân thực và đầy cảm xúc về buổi tựu trường đầu tiên. Dưới đây là một vài gọi ý dàn bài và bài mẫu "Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong Tôi đi học". Mời các bạn đón đọc.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong “Tôi đi học”:
1.1. Dàn ý mẫu 1:
a. Mở bài
– Giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh và truyện ngắn Tôi đi học.
b. Thân bài
* Khái quát
– Giới thiệu sơ lược nội dung truyện
– Ấn tượng về câu chuyện: Giọng kể của nhà văn.
* Cảm nghĩ
– Mạch cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học
+ Cảm thấy con đường đến trường có nhiều điều khác lạ → Cảm giác thích thú trong ngày đầu tiên đi học.
+ Nhân vật tôi cảm thấy mới lạ: đi học là tiếp xúc với một thế giới lạ, khác hắn với thường ngày đi chơi
+ Không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và trang nghiêm
+ Buổi đầu đến trường, cũng như bao đứa trẻ khác, nhân vật tôi giật mình và lúng túng khi được gọi tên
+ Khi vào lớp, nhân vật “Tôi” cảm thấy gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa.
– Nhận xét:
+ Nhân vật tôi đã khơi dậy trong lòng độc giả những kỉ niệm, hồi ức khó quên quên…
+ Những cảm nhận tinh tế, những cảm xúc nhẹ nhàng trong buổi tựu trường của nhân vật tôi như những thước phim chậm nhẹ nhàng lan tỏa vào lòng người.
c. Kết bài
Nêu ấn tượng của bản thân về nhân vật Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng của cá nhân
1.2. Dàn ý mẫu 2:
a. Mở bài
Những dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được tái hiện thật xúc động.
b. Thân bài
– Những ngày cuối thu, cảnh vật khiến tác giả nhớ lại buổi tựu trường ngày xưa
– Cảm xúc trên con đường đến trường:
+ Mọi vật thật lạ lẫm
+ Trong lòng “tôi” có sự đổi thay lớn
+ Trong bộ quần áo mới, cậu cảm thấy mình vô cùng trang trọng và đứng đắn
+ Cậu cũng muốn xin mẹ được tự cầm thước bút như một sự khẳng định chính mình
– Cảm xúc khi đứng trước sân trường:
+ Ngôi trường oai nghiêm
+ Sân trường dày đặc những người, ai cũng thật xinh đẹp trong những bộ quần áo mới với nụ cười sáng sủa
+ Những dòng suy nghĩ vẩn vơ thoáng qua trong đầu cậu khiến cậu lo lắng, bồi hồi
+ Tiếng ông quản đốc xếp hàng vào lớp khiến tim “tôi” rung lên hồi hộp, nhân vật tôi giật mình và lúng túng khi được gọi tên
+ Cậu không muốn phải xa mẹ, nghe tiếng khóc sụt sùi của những người bạn cậu cảm thấy lo sợ
=> Những cảm xúc khác nhau trong tâm hồn cho thấy dấu hiệu của sự trưởng thành trong suy nghĩ cậu
– Cảm xúc khi vào lớp học:
+ Mùi hương lạ xông lên trong lớp cùng mọi vật khiến “tôi” cảm thấy vừa lạ vừa hay
+ Nhìn người bạn cùng bàn tuy chưa một lần nói chuyện nhưng cảm thấy gần gũi
+ Nhân vật “tôi” hiểu được rằng sự gắn bó thân thiết với mọi thứ nơi đây, đó là những thứ sẽ cùng đồng hành với cậu trên một chặng đường dài tiếp đây
c. Kết bài
Bằng ngòi bút đầy tài năng của mình, tác giả đã miêu tả đầy tinh tế những cảm xúc đáng trân quý của mình trong ngày đầu tiên đến trường.
2. Bài mẫu Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong “Tôi đi học” hay nhất:
Những câu văn mà tựa như áng thơ nhẹ nhàng và trong trẻo của nhà văn Thanh Tịnh trong tác phẩm “Tôi đi học” đã lấy điểm nhìn của cậu bé non nớt, khi mới chập chứng bước những bước chân đầu tiên vào lớp mộtđể khơi gọi những cảm xúc trong sáng, tươi trẻ của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên.
Tác phẩm xuôi theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi, bắt đầu bằng một buổi mai đầy sương và giá thu lành lạnh. Trên con đường làng mà cậu bé đã quenquá quen thuộc, bỗng dưng hôm nay lại cảm thấy lạ lẫm, có lẽ trong lòng cậu bé có sự thay đổi lớn, hôm nay là ngày đầu tiên cậu đi học.
Cậu bé thấy mình đã khôn lớn, cậu không đi chơi cùng thằng Sơn, thằng Quý nữa, cậu giờ đây đã khôn lớn, trang trọng và đứng đắn trong bộ quần áo vải dù đen. Cậu tranh cầm đồ với mẹ, hai tay ghì thật chặt những món đồ. Nhân vật tôi đã cho rằng: “Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước”. Ý nghĩ ấy vừa cho thấy sự ngây thơ, non nớt, nhưng cũng lại cho thấy cậu là một cậu bé rất có trách nhiệm.
Đứng trước cổng trường, cảm giấc bâng khuâng đã nhường chỗ sự hồi hộp, lo lắng. Giữa không gian rộng lớn, câu bé không kìm được những suy nghĩ vẩn vơ. Cậu bé bỡ ngỡ đứng nép bên mẹ, chỉ dám hé đôi mắt nhìn mọi người xung quanh.
Trong khoảnh khắc tập trung trước sân trường, bị gọi đến tên cậu bé giật mình, lúng túng. Cậu cứ dềnh dàng, trìu níu không dám bước đi. Trái tim nhỏ bé như ngừng đập khi ông đốc gọi đến tên cậu. Và chính khoảnh khắc chuẩn bị rời vòng tay mẹ, nhân vật tôi đã òa lên khóc nức nở.
Cảm xúc của nhân vật tôi liên tục có sự chuyển biến. Khi bước vào lớp học không còn sự ngập ngừng, rụt rè, mà thay vào đó là sự tự nhiên. Cậu cảm nhận được một mùi hương lạ bay lên mũi, thấy mọi vật được treo trong lớp học đều thú vị. Những bàn những ghế vốn là của chung nhưng nhân vật tôi đã lạm nhận là của riêng mình.
Bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, với dòng kí ức của nhân vật tôi, nhà vănThanh Tịnh đã tái tiện lại chân thực về buổi tựu trường đầu tiên.
3. Bài mẫu Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong “Tôi đi học” ý nghĩa nhất:
Với những đứa trẻ, mái trường, thầy cô, bè bạn trở thành những điều thân thuộc và thiêng liêng, nơi đó đã chắp cánh bao ước mơ, nơi xây đắp bao hành trang cho các em vào đời. Và khi lớn lên, nghĩ về những năm tháng ấu thơ, lòng lại dâng lên nỗi nhớ về mái trường xưa. Những dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tái hiện thật xúc động và khơi gợi nhiều tình cảm lớn lao.
Đó là khoảng thời gian cuối thu, mỗi ngóc ngách đường phố được trải thảm bằng những chiếc lá mùa thu rơi, trên bầu trời xanh thẳm ấy có những đám mây bàng bạc là lúc “tôi” nhớ về những ngày tháng xưa cũ, ngày tựu trường đầu tiên của mình. Cậu bé ấy rụt rè núp bên nón mẹ đến trường. Trên con đường đến trường năm ấy, trong lòng cậu có sự đổi thay lớn bởi: “Hôm nay, tôi đi học”. Và bởi lòng đang trào dâng những cảm xúc khó tả nên trong ánh mắt của cậu, mọi vật dường như cũng đang thay đổi, cậu thấy thật lạ lẫm biết bao dẫu những sự vật xung quanh vẫn vậy. Trong bộ quần áo mới, nhìn những anh chị bên đường cắp sách vở trong sự tự tin và hứng khởi, cậu cũng muốn xin mẹ được tự cầm thước bút để sự khẳng định mình.
Khi bước đến cổng trường, những cảm xúc mới lạ lại trào dâng lên trong nhân vật “tôi”. Trước mắt cậu là dày đặc những người, ai cũng thật xinh đẹp trong những bộ quần áo sạch sẽ với nụ cười vui tươi, sáng sủa. Tiếng ông quản đốc xếp hàng vào lớp khiến tim “tôi” rung lên hồi hộp, khi nghe tiếng gọi tên mình lại vô cùng lúng túng, giật mình. Cậu nhìn bạn bè xung quanh cảm thấy đồng cảm “như những con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn khoảng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Buổi đầu đến trường, mọi thứ đều quá đỗi lạ lẫm và “tôi” cũng vậy, đó là những sự khác trong tâm hồn cho thấy dấu hiệu của sự trưởng thành trong suy nghĩ khi bắt đầu bước vào một môi trường mới- môi trường giáo dục.
“Tôi” bước vào lớp cùng bạn bè trong sự hướng dẫn ân cần, trìu mến của thầy giáo. Hơn ai hết lúc này “tôi” hiểu được ngoài ba mẹ còn có những người thầy ân cần, đáng kính, cậu chú ý từng cử chỉ, từng lời nói của thầy thốt ra như một sự trân trọng, quý mến vô ngần. Mùi hương lạ xông lên trong lớp cùng mọi vật chung quanh khiến “tôi” cảm thấy cái gì cùng lạ lạ, hay hay. Nhìn người bạn cùng bàn tuy chưa một lần nói chuyện nhưng cảm thấy gần gũi lạ thường. Dường như có một sự kết nối đến lạ kỳ trong chính lớp học này, chính ngôi trường này. “Tôi” hiểu được rằng sự gắn bó thân thiết gần gũi và bền chặt với mọi thứ nơi đây, đó là những thứ sẽ cùng đồng hành với cậu trên một chặng đường dài của đời học sinh.
Bằng ngòi bút đầy tài năng của mình, tác giả đã miêu tả đầy tinh tế những cảm xúc đáng trân quý của mình trong ngày đầu tiên đến trường. Những hình ảnh độc đáo, câu thơ mượt mà, dạt dào cảm xúc cùng với những hình so sánh, liên tưởng độc đáo, Thanh Tịnh ghi lại một khoảnh khắc đầy ấn tượng.