Cam kết kì hạn chắc hẳn là một thuật ngữ còn xa lạ đối với nhiều người nhưng nó lại có những giá trị và ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Về bản chất, đây được hiểu là một thỏa thuận dựa trên hợp đồng giữa các chủ thể là người mua và người bán để nhằm mục đích chính đó chính là để các chủ thể có thể thực hiện các giao dịch trong tương lai.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về cam kết kì hạn:
Khái niệm cam kết kì hạn:
Ta hiểu cam kết hay cam đoan là chịu theo những điều kiện giao ước, cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.
Cam kết kì hạn được hiểu cơ bản là một thỏa thuận trên hợp đồng giữa các chủ thể là những người mua và người bán để nhằm mục đích có thể giúp các chủ thể thực hiện các giao dịch trong tương lai. Cam kết kì hạn chỉ định loại hàng hóa được bán, giá cả, ngày thanh toán và ngày chuyển giao hàng.
Cam kết kì hạn được bao gồm trong một số loại công cụ phái sinh cụ thể bao gồm hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai và hợp đồng hoán đổi.
Cam kết kì hạn trong tiếng Anh là gì?
Cam kết kì hạn trong tiếng Anh là Forward Commitment.
Đặc điểm của cam kết kì hạn:
Cam kết kì hạn được hiểu cơ bản là một cơ chế hợp đồng nhằm mục đích để có thể giúp giảm thiểu rủi ro và sự không chắc chắn xung quanh một giao dịch trong tương lai cho hai bên hợp đồng.
Ví dụ cụ thể như cam kết kì hạn cho các chủ thể là nhà sản xuất mặt hàng lúa mì biết rằng các chủ thể là những người này phải bán lúa mì tại một số thời điểm sau khi thu hoạch.
Hợp đồng tương lai với cam kết kì hạn cho phép các chủ thể là nhà sản xuất tìm được người mua trước và khóa giá bán cũng như loại bỏ biến động giá cả cho các chủ thể là những người mua trong cùng khoảng thời gian đó.
Đương nhiên, các cam kết kì hạn cũng sẽ có thể được các chủ thể thực hiện giao dịch dưới dạng hợp đồng. Cũng chính bởi vì vậy, hợp đồng thỏa thuận giữa các chủ thể là các nhà sản xuất hàng hóa và người mua có thể được giao dịch giữa các bên không hưởng lợi ích trực tiếp từ việc chuyển giao hàng hóa cơ sở trong thực tiễn.
Ứng dụng của cam kết kì hạn:
Các cam kết kì hạn cũng có liên quan chặt chẽ với các loại hàng hóa bởi vì rất nhiều hợp đồng tương lai sẽ được sử dụng trong thị trường hàng hóa.
Ngoài ra, thuật ngữ cam kết kì hạn hiện nay cũng thường sẽ được áp dụng cho các thỏa thuận tài chính trong đó hai bên đồng ý với các điều khoản giao dịch trong hợp đồng tương lai trước khi nó xảy ra.
Cam kết kì hạn khi được đưa ra cũng có quy định các điều khoản liên quan đến việc mua các sản phẩm tài chính trong tương lai hoặc tất cả các loại tài sản nào khác mà hai bên hợp đồng muốn loại bỏ sự biến động giá trong một khoảng thời gian cụ thể.
Thông thường, cam kết kì hạn cũng sẽ được sử dụng riêng cho các sản phẩm có độ trễ về thời gian giữa thời điểm tạo và thời điểm bán cụ thể như các hàng hóa từ khai thác hay từ thu hoạch.
Cam kết kì hạn hiện nay cũng được sử dụng trong bối cảnh cho vay. Các công ty xây dựng có thể yêu cầu một cam kết kì hạn với ngân hàng để khóa lãi suất và các điều khoản khoản vay trước khi bắt đầu công trình.
Các thỏa thuận cụ thể này đảm bảo cho các chủ thể là những người vay sự an toàn do họ biết rằng sẽ có đủ tiền khi cần thiết. Đối với các chủ thể là người cho vay, một cam kết kì hạn cho các chủ thể này khả năng dự báo kinh doanh trong tương lai chính xác hơn.
Cam kết kì hạn và quyền tài chính:
Các công cụ phái sinh có thể chứa các cam kết kì hạn hoặc các quyền chọn/ quyền tài chính.
Cam kết kì hạn được hiểu là nghĩa vụ thực hiện giao dịch theo kế hoạch, còn quyền tài chính được hiểu cơ bản là quyền thực hiện giao dịch nhưng không phải là nghĩa vụ bắt buộc.
Chính bởi vì thế, lợi nhuận giữa các công cụ phái sinh khác nhau tùy theo các điều khoản của các công cụ này và điều này cũng ảnh hưởng đến cách các hợp đồng được giao dịch.
Giá trị của một công cụ phái sinh bao gồm một cam kết kì hạn sẽ thay đổi dựa trên giá của tài sản cơ sở. Còn giá trị một công cụ phái sinh bao gồm quyền tài chính sẽ tăng hoặc giảm tùy theo khả năng tạo ra lợi nhuận khi quyền được thực hiện.
2. Tìm hiểu về hợp đồng kì hạn:
Khái niệm hợp đồng kì hạn:
Hợp đồng kì hạn được hiểu là một hợp đồng tuỳ chỉnh giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá đã xác định vào một ngày trong tương lai.
Hợp đồng kì hạn được định nghĩa là thỏa thuận, theo đó chủ thể là bên bán cam kết giao và ngược lại bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
Hợp đồng kì hạn trong tiếng Anh được gọi là gì?
Hợp đồng kì hạn trong tiếng Anh được gọi là Forward contract.
Đặc điểm hợp đồng kì hạn:
Hợp đồng kì hạn có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Hợp đồng kì hạn không giống như hợp đồng tương lai, hợp đồng kì hạn không trao đổi trên thị trường, không được định giá hàng ngày.
– Hợp đồng kì hạn không phải tiêu chuẩn của thị trường riêng biệt, ngày thực hiện hợp đồng được xác định tuỳ theo từng hợp đồng.
– Giá trong hợp đồng kì hạn là giá giao hàng, tại thời điểm kí hợp đồng, giá chuyển giao được chọn để giá trị của hai bên mua bán là bằng không. Điều này có nghĩa là không có chi phí khi mua bán hợp đồng kì hạn.
– Hợp đồng kì hạn được các chủ thể là các nhà đầu tư sử dụng để nhằm mục đích chính đó là để các nhà đầu tư tiến hành đầu cơ và bảo hộ.
Sự khác biệt giữa hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai:
Những điểm khác biệt giữa hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai bao gồm:
– Về tính chất: điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai chính là tồn tại một sở giao dịch có tổ chức giao dịch hợp đồng tương lai, trong khi đối với hợp đồng kì hạn thì không. Như vậy, hợp đồng kì hạn chỉ là hợp đồng riêng biệt giữa hai bên còn hợp đồng tương lai được trao đổi trên thị trường.
Sở giao dịch hợp đồng tương lai, cho phép các nhà giao dịch vô danh được mua và bán các hợp đồng giao dịch tương lai mà không phải xác định rõ đối tác trong một hợp đồng cụ thể. Ngoài ra, Sở giao dịch còn tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai, giúp cho các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kì hạn.
– Về tính tiêu chuẩn hoá hợp đồng: không giống như các hợp đồng kì hạn khác, các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hoá. Các hợp đồng kì hạn có thể được lập ra cho bất kì loại hàng hoá nào, với bất kì số lượng và chất lượng, thời hạn thanh toán được hai bên tham gia hợp đồng chấp thuận. Trong khi đó, các hợp đồng tương lai niêm yết tại các Sở giao dịch được quy định đối với một số hàng hoá cụ thể và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng và tại một thời điểm giao hàng xác định.
– Về rủi ro trong thanh toán: Sử dụng các hợp đồng tương lai được niêm yết trên Sở giao dịch sẽ kiểm soát được rủi ro thanh toán. Trong các giao dịch hợp đồng tương lai, cả bên mua và bên bán không biết ai là đối tác của mình. Trung tâm thanh toán bù trừ thực hiện chức năng trung gian thanh toán trong tất cả các loai giao dịch.
Đối với các hợp đồng kì hạn, các khoản lỗ và lãi sẽ được thanh toán khi các hợp đồng đáo hạn. Trong khi đó đối với các hợp đồng tương lai, những thay đổi về giá trị của các bên tham gia hợp đồng (thông qua tài khoản) được điều chỉnh hàng ngày theo mức giá trị thị trường. Các hợp đồng tương lai còn có một số yêu cầu kí quỹ nhất định. Như vậy, ta nhận thấy rằng, chính sự kết hợp giữa việc thanh toán hàng ngày và yêu cầu kí quỹ cũng sẽ giúp các chủ thể có thể phòng ngừa được rủi ro trong thanh toán của các loại hợp đồng tương lai.
– Về tính thanh khoản: do bởi vì có sự tham gia của trung tâm thanh toán bù trừ, tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai cũng thường sẽ cao hơn nhiều so với các hợp đồng kì hạn.