Mục lục bài viết
1. Cải tạo công trình phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy, có quy định cụ thể về vấn đề thiết kế và thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy. Trong đó, những đối tượng thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được quy định cụ thể như sau:
– Đồ án quy hoạch xây dựng và điều chỉnh quy hoạch xây dựng tại các khu vực đô thị, tại các khu vực kinh tế, tại các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp, tại các khu chế xuất và các khu công nghệ cao, tại các khu chức năng khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
– Các dự án và công trình được quy định cụ thể tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy, trong quá trình xây mới và cải tạo hoặc thay đổi về tính chất sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến một trong các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về vấn đề đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy căn cứ theo quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy, khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì có thể nói, các dự án và các công trình thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy, khi cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng mới phải thực hiện việc thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy.
2. Quy định về hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy:
Trong trường hợp các công trình cải tạo theo quy định của pháp luật cần phải tiến hành thủ tục thẩm định thiết kế về phòng cháy chữa cháy thì các tổ chức và cá nhân cần nộp hồ sơ phù hợp với quy định Điều 13 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
– Đối với các thiết kế cơ sở của các dự án và công trình, thì các chủ thể trong quá trình đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cần phải gửi văn bản đề nghị xem xét cho ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy của các chủ đầu tư theo mẫu do pháp luật quy định, trong trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho các đơn vị khác thực hiện hoạt động này thì cần phải có văn bản ủy quyền được lập hợp pháp phù hợp với quy định của pháp luật. Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công, các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với các dự án và công trình có sử dụng nguồn vốn khác phù hợp với quy định của pháp luật. Giấy xác nhận đất ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy của các đơn vị tư vấn thiết kế về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật, bản vẽ và bản thuyết minh về thiết kế cơ sở thể hiện đầy đủ nội dung cơ bản phù hợp với yêu cầu và giải pháp phòng cháy chữa cháy căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy;
– Đối với các thiết kế kỹ thuật và các thiết kế bản vẽ thi công dự án và thi công công trình xây dựng: Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy của các chủ đầu tư theo mẫu do pháp luật quy định, trong trường hợp các chủ đầu tư tiến hành hoạt động ủy quyền cho các đơn vị khác thực hiện thay cho mình thì cần phải có văn bản ủy quyền hợp pháp được lập theo quy định của pháp luật, văn bản góp ý về thiết kế cơ sở phòng cháy chữa cháy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của các công trình đối với những dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật, các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp bằng cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các văn bản khác chứng minh cho quyền sử dụng đất hợp pháp của các dự án và công trình có sử dụng nguồn vốn khác, các loại giấy tờ đắp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy của các đơn vị kinh doanh dịch vụ tư vấn thiết kế về phòng cháy chữa cháy, dự toán xây dựng công trình và bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc bản thiết kế thi công thể hiện những nội dung cơ bản đáp ứng đầy đủ yêu cầu về phòng cháy chữa cháy căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy;
– Các loại giấy tờ có trong hồ sơ phải được xác định là bản chính hoặc bản sao có công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản sao hoặc bạn chụp kèm theo bản chính để các cán bộ tiến hành hoạt động đối chiếu hồ sơ theo quy định của pháp luật. Đối với bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phòng cháy chữa cháy thì phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc có xác nhận của chủ phương tiện. Nếu như hồ sơ gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt Nam bởi các tổ chức dịch thuật hợp pháp, chủ đầu tư và chủ phương tiện sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm về tính pháp lý của nội dung trong bản dịch đó.
3. Xử phạt hành vi cải tạo công trình mà chưa được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy:
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, có quy định về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy trong dự án đầu tư xây dựng. Theo đó thì có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi cải tạo công trình nhưng chưa trải qua thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không áp dụng đầy đủ biện pháp và sử dụng phương tiện đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy trong quá trình thi công công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật:
+ Không thi công công trình xây dựng phù hợp với thiết kế về phòng cháy chữa cháy đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và phê duyệt;
+ Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới khi xưa có giấy chứng nhận hoặc chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
+ Tại xóa hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung cơ bản trong giấy thẩm duyệt hoặc văn bản thẩm duyệt hoặc văn bản chấp nhận kết quả nghiệm thu và các loại giấy tờ khác có liên quan đến công tác thẩm duyệt và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Như vậy có thể nói, hành vi cải tạo công trình nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các chủ đầu tư có thể bị xử phạt từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên, biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc thực hiện hoạt động thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy.