Ban Công đồng là ban thờ cực kỳ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam ta. Ở bài viết bày, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn Cách sắm lễ cúng và bài văn khấn Ban Công Đồng đầy đủ nhất.
Mục lục bài viết
1. Ban công đồng là gì?
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân đất Việt, điện thờ tam phủ, tứ phủ thuộc ban công đồng.
Ban công đồng là ban thờ được đặt tại chính giữa hoặc tại cung thứ nhất trong các điện thờ, chùa miếu thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam. Ban công đồng thường được thiết kế công phụ, cầu kỳ, tinh tế. Điều này là dễ hiểu vì đây chính là trung tâm của điện thờ, chùa miếu.
Các con nhang, đệ tử, du khách khắp nơi khi tới dâng hương bắt buộc phải khấn vái Ban công đồng đầu tiên rồi sau đó mới khấn vái các ban khác.
Điện thờ Tam phủ bao gồm: Quan thế âm bồ tát, Tam vị vua cha, Tam tòa thánh mẫu.
Điện Tứ phủ bao gồm: Quan âm Bồ Tát, Tứ vị Vua Cha, Tam tòa Thánh Mẫu, Ngũ vị Tôn Quan, Tứ phủ Thánh Chầu, Tứ phủ Thánh Hoàng, Tứ phủ Thánh Cô.
Ngoài ra, ta cũng cần biết về Đấng A-di-đà (còn được biết đến là Vua Cha Bát Hải Động Đình), trong văn hoá Đạo Giáo còn được gọi với tên khác là Nguyên Thủy Thiên Tôn hoặc Thái Cực. Ngài là vị thần tiên tối cao thuở sơ khai của Đạo giáo, đứng đầu trong Tam Thanh (hai vị còn lại là Linh Bảo Thiên Tôn và Thái Thượng lão quân).
Tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế: cần lưu ý rằng Thượng Đế chỉ có một và duy nhất. Còn Ngọc Hoàng thì có thể có nhiều, mỗi vùng đất có thể có một Ngọc Hoàng. Ví dụ như Mẫu Mẹ Âu Cơ là Ngọc Hoàng từ vùng Lưỡng Quảng đến đỉnh Hoành Sơn, Bà Chúa Ngọc là Ngọc hoàng từ Mũi Cà Mau đến đỉnh Đèo Ngang. Bảo Linh Thiên Tôn là Ngọc hoàng của Vùng lãnh thổ Trung Hoa… Ở mỗi mảnh đất, Ngọc Hoàng có thể là một Đấng Khởi Thủy trong Đại Đỉnh Thập Tuyệt Chân Linh – 10 vị (Nhị Bộ Lưỡng Nghi) hay những Đại Sứ Giả được Thượng Đế phái xuống nhân gian.
Những Đấng Tối Cao ngự tại chòm sao nam tào được thờ tại tượng Nam tào. Đồng thời, những Đấng Tối Cao ngự tại chòm sao bắc đẩu được thờ tại tượng Bắc Đầu..
2. Sắm lễ ban công đồng gồm những gì?
Hãy nhớ rằng, không gì quan trọng bằng lòng thành. Tuy nhiên, khi sắm lễ cúng ban công đồng, bạn nên chuẩn bị đầy đủ những lễ vật sau đây:
– Lễ Chay: bao gồm các vật phẩm chay như: nén hương, hoa, trà, quả, phẩm oản… Những lễ này sẽ đặt ở đền thờ ban Phật và bạn cũng dâng lên cúng cả ban Thánh Mẫu.
– Lễ Mặn: không phải dùng đôf ăn mawnn thật, bạn nên dùng các thực phẩm chay được tạo hình gà, lợn, giò, chả…
– Lễ đồ sống: một lưu ý là các bạn không được dâng lễ đồ sống tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà. Những bạn này được đặt ở ban dưới của Công Đồng Tứ phủ.
– Cỗ Sơn Trang: Các bạn Nên dâng lễ là những đồ chay là đặc sản của Việt Nam. Trong đó, gạo nếp cẩm nấu xôi chè cũng là một lựa chọn tiện lợi lại phù hợp. Ngoài ra, các bạn không nên dâng lễ bao gồm cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… sẽ là không tôn trọng, gây bất kính với các vị thần linh.
– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Bạn nên chọn dâng lễ là một số vật phẩm sau: oản, quả, hương hoa, gương, lược… Ngoài ra, bạn có thể chọn các đồ chơi mà trẻ nhỏ hay chơi. Những lễ vật này thường sẽ được thiết kế tinh xảo, xinh xắn, bắt mắt.
– Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: để có thể cầu phần phúc ứng nghiệm và những lời cầu nguyện được linh ứng, bạn nên chọn đồ chay.
3. Văn lễ ban công đồng:
Dưới đây là một trong bài văn lễ khấn ban công đồng phổ biến nhất mà chúng tôi tìm hiểu được:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
(3 lạy)
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế
– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
– Con lạy Tứ phủ Khâm sai
– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
– Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử (chúng) con là: ………
Cùng đồng gia quyến đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con về đây …… Thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.”
4. Những vị thần linh nào thuộc ban công đồng?
4.1. Hàng thứ nhất:
Thờ Phật, Quan thế âm Bồ Tát là đại điện. Người là biểu tượng cho Tam bảo của đạo Phật: Phật, Pháp, Tăng. Theo truyền thuyết lưu lại, Vân Hương Thánh Mẫu (còn gọi là Mẫu Liễu Hạnh) quy y cửa Phật và trở thành đệ tử của đức Phật. Sau khi người tu thành chính quả thì được người đời tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Tuy nhiên, trong các đền thờ, chùa miếu có thể thờ Phật Thích Ca, hay tam thế Phật… làm đại diện.
4.2. Hàng thứ hai:
Thờ các vị vua cha, cụ thể là Ngọc Hoàng Thượng đế, hai bên có người hầu cận là Nam Tào và Bắc Đẩu.
Ngọc hoàng thượng đế là vị thần có quyền lực lớn nhất ở lục giới khi ông quản lý khắp các lục giới: Nhân – Thần – Ma – Yêu – Quỷ – Tiên. Trong Đạo Mẫu Việt Nam, Ngọc hoàng còn được biết đến với thân phận khác là Vua cha ngọc hoàng (là phụ thân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh).
Ngoài Ngọc hoàng Thượng đế, còn có những vị vua cha khác, đó là:
– Vua cha Bát hải động đình Vĩnh công đại vương, cai quản vùng biển.
– Vua cha Nhạc phủ, còn được biết đến chính là Tản viên Sơn Thánh: Tản Viên Sơn Thánh là một trong bốn vị thần (là vị thần đứng đầu) thuộc Tứ bất tử của Việt Nam. Tản Viên Sơn Thánh là phụ thân của Mẫu Thượng Ngàn (còn gọi là La Bình Công Chúa). Trong tứ bất tử thì Đức Thánh Tản là vị thần tối linh, ngài còn được phong là Nam Thiên Thánh Tổ.
– Vua cha Diêm Vương: Vua cha Diêm vương, tức là Địa phủ Thánh đế Thập điện Minh Vương tòa Chương Địa Phủ, là vị Vua cha tồn tại trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Ngài có quyền hạn quản lý vùng đất.
– Cũng cần lưu ý là xét theo quyền hạn thì ba vị vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế, Bát hải động đình Vĩnh công đại vương, Diêm Vương ngang hàng với nhau. Còn Đức Thánh Tản thì không bằng.
4.3. Hàng thứ ba:
Nơi đây thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, bao gồm Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên (mặc áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (mặc áo xanh), Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ (mặc áo trắng).
4.4. Hàng thứ tư:
Hàng này sẽ thờ Ngũ Vị Tôn Quan. Năm vị thần linh này đều là các quan có quyền hạn lớn, họ nhận lệnh các vua cha quản lý các vùng miền, các phủ đệ. Mỗi vị đại diện cho một dinh quan lớn. Ngũ vị Tôn quan bao gồm: Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên (áo đỏ), Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn Giám Sát (áo xanh), Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ (áo trắng), Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai (áo vàng) và Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh (áo xanh dương đậm).
4.5. Hàng thứ năm:
Nơi đây là nơi Thờ tứ phủ Chầu Bà. Tứ phủ Chầu bà bảo gồm các vị là: Chầu Đệ Nhất (áo đỏ), Chầu Đệ Nhị (áo xanh), Chầu Đệ Tam (áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng). Bên cạnh đó, cũng không ít nơi đặt chỗ thờ thêm Chầu Lục (nằm ở bên phải, phía ngoài cùng) và Chầu Bé (nằm ơr bên trái, phía ngoài cùng).
4.6. Hàng thứ sáu:
Nơi này là nơi thờ tứ phủ quan hoàng. Tứ phủ quận hoàng bảo gồm các vị thần linh như sau: Quan Hoàng Cả (áo đỏ), Hoàng Bơ (áo trắng), Hoàng Bảy (áo xanh lam đậm), Hoàng Mười (áo vàng).
4.7. Hàng thứ bảy:
Nơi này là nơi ở bên trái thì Thờ tứ phủ thánh cô còn ở bên phải sẽ thờ tứ phủ thánh cậu. Tứ phủ thánh cô bao gồm các vị là Cô Bơ (áo trắng), Cô Tư (áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn (áo chàm xanh). Tứ phủ thánh cậu có các vị đại diện là Cậu Cả (áo đỏ), Cậu Bơ (áo trắng), Cậu Tư (áo vàng), và Cậu Bé (áo xanh).
Tuy vậy, ta có thể thấy thực tế tại các đền thờ chùa miếu, việc linh động là hoàn toàn có thể xảy ra, không nhất thiết phải thờ đủ bảy hàng với các vị thần linh đại diện như trên. Họ có thể lựa chọn lập hàng thờ đầy đủ hoặc bỏ bớt một số hàng, chỉ thờ đại diện một vài hàng chính, ví dụ như chỉ thờ Tam tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan, Tứ phủ Thánh Hoàng.
5. Ý nghĩa:
Tín ngưỡng thờ Mẫu, tam tứ phủ là tín ngưỡng từ xa xưa đã có ý nghĩa là tôn thờ toàn vũ trụ (thiên địa thủy nhạc), thậm chí có thờ cả nam thần – nữ thần, các vị thần trên trời – các vị thần dưới nhân gian, các vị thần linh không chỉ ở vùng xuôi mà cả miền ngược… Nhưng trên tất cả tín ngưỡng thờ Mẫu, tam tứ phủ thờ Thánh Mẫu Thần Chủ – người mẹ của tâm linh, người luôn mang trong mình tấm lòng bao dung, độ lượng, thương xót cho tất thảy chúng sinh.
Hãy nhớ rằng, Cửa Mẫu luôn mở ra mỗi khi chúng ta cần cho dù có thế nào. Khi chúng ta vui cũng có thể tìm đến Mẫu, khi chúng ta buồn cũng có thể tìm đến và mở lòng chia sẻ với Mẫu, hay lúc chúng ta gặp khó khăn cũng có thể tìm đến Mẫu để cầu xin sự chở che, giúp đỡ của người. Hãy yên tâm trong cuộc sống bởi Mẫu luôn hiện diện ở quá khứ, hiện tại và cả sau này. Chúng ta luôn luôn có Mẫu và mãi mãi có Mẫu. Có thể nói, Maaxu là tất cả.