Những lý do xin đến muộn hợp lý nhất? Cách nhắn tin xin đến muộn? Nhân viên đi làm muộn có ảnh hưởng tới doanh nghiệp không? Đến muộn có bị phạt không? Và bị phạt như thế nào? Phạt tiền nhân viên đi muộn có bị sao không?
Đi làm muộn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, vì đi làm muộn không những bị sếp khiển trách mà còn bị phạt. Nhưng việc đi muộn là điều khó ai có thể tránh khỏi dù bạn có là nhân viên mẫu mực, chăm ngoan đi chăng nữa nhưng có nhiều lý do khiến bạn không thể đến công ty đúng giờ. Dưới đây là những lý do phổ biến mà hầu như ai cũng sẽ gặp phải.
Mục lục bài viết
- 1 1. Những lý do xin đến muộn hợp lý nhất:
- 1.1 1.1. Tắc đường:
- 1.2 1.2. Hỏng xe:
- 1.3 1.3. Thời tiết không thuận lợi:
- 1.4 1.4. Có lịch khám:
- 1.5 1.5. Nhà có người ốm:
- 1.6 1.6. Báo thức hỏng:
- 1.7 1.7. Bị cảnh sát giao thông bắt:
- 1.8 1.8. Gặp tai nạn giao thông:
- 1.9 1.9. Có vấn đề sức khỏe:
- 1.10 1.10. Bị nước bẩn dính vào người:
- 1.11 1.11. Trễ chuyến xe Bus:
- 2 2. Cách nhắn tin xin đến muộn:
- 3 3. Nhân viên đi làm muộn có ảnh hưởng tới doanh nghiệp không?
- 4 4. Đến muộn có bị phạt không? Và bị phạt như thế nào?
- 5 5. Phạt tiền nhân viên đi muộn có bị sao không?
1. Những lý do xin đến muộn hợp lý nhất:
1.1. Tắc đường:
Tắc đường là một trong những lý do được nhiều người giải thích nhất khi đến muộn. Đây là yếu tố khách quan, không phải lỗi của bạn nên sẽ được cấp trên thông cảm và không bị khiển trách.
1.2. Hỏng xe:
Xe cộ là phương tiện di chuyển của mọi người. Nó giúp chúng ta di chuyển nhanh và tiện lợi hơn so với đi bộ nhưng đôi khi nó cũng sẽ xảy ra vấn đề trục trặc và bạn sẽ phải mang chúng đi sửa. Vì thế lý do này cũng không phải lỗi do bạn, hãy đổ lỗi do phương tiện của bạn.
1.3. Thời tiết không thuận lợi:
Vào một buổi sáng bạn thức dậy, bỗng dưng thấy ngoài trời mưa to kèm theo sấm chớp, nếu bạn đặt xe thì không có xe nào chạy cho bạn trời mưa to như thế này, còn nếu tự đi xe thì lo nguy hiểm và mực nước mưa dâng cao ngập đường. Bạn nên giải thích với sếp rằng đường bị ngập và xa nên không đến đúng giờ kịp được.
1.4. Có lịch khám:
Bạn đã có lịch khám với bác sĩ, bạn đặt lịch sớm hơn so với giờ làm của bạn, tuy nhiên hôm đó đông và bạn phải chờ quá lâu khiến bạn bị muộn làm. Bạn nên khéo léo nói với cấp trên và tôi tin rằng họ sẽ thông cảm cho bạn.
1.5. Nhà có người ốm:
Trong nhà bạn con cái, vợ/chồng, bố mẹ ốm là điều mà không tránh khỏi được. Bạn phải ở nhà chăm cho họ nên không đến công ty đúng giờ, hãy nhắn tin xin sếp đến muộn một cách khéo léo nhé.
1.6. Báo thức hỏng:
Bỗng dưng hôm nay bạn thấy giấc ngủ của bạn ngon và sâu hơn thường ngày. Xin chúc mừng bạn đã ngủ quên và chuông báo thức của bạn đã bị hỏng, với trường hợp này bạn cần nhanh chóng tới công ty xin lỗi sếp ngay lập tức.
1.7. Bị cảnh sát giao thông bắt:
Khi bạn đi ra đường nhưng quên đem theo mũ bảo hiểm hay giấy tờ xe mà bạn bị cảnh sát giữ lại khiến thời gian trì hoãn không tới công ty được. Lý do này cũng khá hợp lý trong việc xin đến muộn.
1.8. Gặp tai nạn giao thông:
Trên đường đi bỗng dưng bạn không để ý đường và va chạm với xe khác, bạn phải đứng lại xem tình hình đối phương có sao không, phương tiện của mình cũng như của người bị đâm có hỏng nặng không, có phải bồi thường không, làm cho bạn mất kha khá thời gian đến công ty.
1.9. Có vấn đề sức khỏe:
Sáng dậy bạn thấy trong cơ thể không được khỏe mạnh, bạn cảm thấy bụng mình đau giữ dội và không dậy được, bạn có thể nhắn tin với cấp trên cho tới muộn.
1.10. Bị nước bẩn dính vào người:
Bạn đang đi trên đường tự nhiên có nhà tưới cây phụt nước nhầm vào bạn và bẩn áo khiến bạn phải về nhà thay áo mới, lý do này cũng không ai khiển trách bạn được vì đây không phải lỗi của bạn.
1.11. Trễ chuyến xe Bus:
Như chúng ta đã biết khi bỏ lỡ một chuyến xe Bus thì chúng ta phải đợi mới có chuyến xe khác tới, nên khi bạn thức dậy muộn và không kịp bắt chuyến xe đó nên đã không đi sớm được.
2. Cách nhắn tin xin đến muộn:
– Em chào anh/chị, em tên là Thảo, hôm nay trên đường đi làm em gặp trục trặc về xe, em xin phép anh/chị cho em đến muộn 1 tiếng ạ. Em cảm ơn anh/chị.
– Em chào anh/chị, hôm nay con em bị ốm nặng em phải đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, anh chị tạo điều kiện giúp em cho em xin đến trễ một lúc ạ. Em cảm ơn anh/chị.
– Em chào anh/chị, hôm nay em gặp tai nạn giao thông và cần đến bệnh viện kiểm tra, anh/chị cho em xin đến muộn ạ, em cảm ơn anh/chị.
Cho dù với bất cứ lý do nào, nếu bạn tới trễ thì nên nhắn tin xin nghỉ một cách đàng hoàng và nói rõ nguyên nhân tới trễ sau đó kèm theo lời cảm ơn để thể hiện tôn trọng và lịch sự với cấp trên của mình.
3. Nhân viên đi làm muộn có ảnh hưởng tới doanh nghiệp không?
Nhân viên đi làm muộn không những ảnh hưởng tới chính công việc của người đó mà còn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Làm giảm năng suất làm việc: Đi muộn có nghĩa là bạn sẽ bắt đầu công việc muộn hơn so với người khác. Nếu khoảng thời gian bị chậm đó mà không làm bù được thì tiến độ hoàn thành, hiệu quả công việc cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều. Chưa kể bạn đến muộn còn làm gián đoạn với công việc mà người khác đang làm.
– Phá vỡ văn hóa của doanh nghiệp: Văn hóa của một công ty đang xây dựng sẽ bị phá vỡ đi nếu bạn thường xuyên đi muộn. Thói xấu của bạn có thể được nhân viên khác học theo và làm cho công ty, doanh nghiệp mất đi thời gian đi làm cố định mà họ đặt ra.
– Mất đi khách hàng tiềm năng: Đối với việc làm về dịch vụ, việc đến chỗ hẹn với khách muộn hơn là điều tối kỵ. Khách hàng không có thời gian chòe đợi bạn đến muộn, điều này gây ra sự khó chịu trong hợp tác buôn bán. Bạn đi muộn không những không tôn trọng khách hàng mà còn không quan tâm tới công việc của mình. Chính vì thái độ không chuyên nghiệp của bạn mà mất đi nhiều khách hàng tiềm năng.
4. Đến muộn có bị phạt không? Và bị phạt như thế nào?
Đối với quy định của từng công ty sẽ có những nội quy riêng. Người lao động khi ký hợp đồng lao động sẽ phải tuân theo những quy định và nội quy của công ty đề ra. Khi người lao động vi phạm nội quy thì người sử dụng lao động có thể xử lý kỷ luật theo quy định.
Hình thức xử lý sẽ phụ thuộc vào mức độ vi phạm mà bạn gây ra. Theo điều 124 Bộ Luật Lao động 2019 thì có 3 hình thức xử phạt: khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức; sa thải.
Lưu ý: Không được phạt tiền nhân viên đi muộn. Nếu số lần đi muộn đạt đến giới hạn quy định thì công ty có thể áp dụng hình thức kỷ luật đối với nhân viên của mình.
5. Phạt tiền nhân viên đi muộn có bị sao không?
Đối với hành vi phạt tiền nhân viên đi làm muộn có thể bị xử phạt hành chính với số tiền khá cao.
Căn cứ vào khoản 3 điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm quy định về kỷ luật lao động như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
+ Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý ky luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
+ Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;
+ Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
+ Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.