Cách mạng là gì? Cách mạng tư sản là gì? Cách mạng vô sản là gì?
Có người nói “Cách mạng là cuộc đấu tranh nhằm làm biến đổi sâu sắc xã hội” điều này có đúng hay không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây qua những kiến thức về cách mạng tư sản và cách mạng vô sản.
1. Cách mạng là gì?
Cách mạng là một khái niệm được hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau. Có nhiều người coi cách mạng bản chất chỉ là một sự thay đổi về chất của một đối tượng nào đó. Hoặc cũng có người hiểu cách mạng là một bước ngoặt có tính quyết định.
Tựu chung lại thì cách mạng là một phương pháp của nhân dân hoặc của một tổ chức tiến hành những hoạt động đấu tranh nhằm cải tiến một chính quyền, tư tưởng hay công nghệ kỹ thuật,…
2. Cách mạng là tư sản là gì?
2.1. Khái niệm:
Cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo (quý tộc mới). Cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản để từ đó mở đường cho sự phát triển của giai cấp tư bản. Ví dụ như cải cách nông nô ở Nga hoàn toàn do triều đình phong kiến Sa Hoàng tiến hành nhưng vẫn được coi là một cuộc cách mạng tư sản hoặc cuộc cải cách Minh trị duy tân tại Nhật,…
Thời gian diễn ra của cuộc cách mạng tư sản kéo dài từ thế kỷ 16 kéo dài tới thế kỷ 20
Cách mạng tư sản thiết lập nền dân chủ tư sản cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất từ đó tạo một bước tiến mới trong lịch sử xã hội loài người
2.2. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản:
Nhiệm vụ của cách mạng tư sản thường có hai nhiệm vụ đó là dân tộc và dân chủ
2.2.1. Nhiệm vụ dân tộc:
– Nhiệm vụ dân tộc của cách mạng tư sản là khác nhau tại các nước
+ Tại các nước phong kiến độc lập , nhiệm vụ dân tộc ở đây là phải thống nhất thị trường quốc gia, dân tộc. Như việc phải xóa bỏ cát cứ phong kiến để thành lập quốc gia tư sản dân tộc thống nhất. Đây là nhiệm vụ mà mọi cuộc cách mạng tư sản phải thực hiện vì ở đâu, dù nước độc lập hay thuộc địa thì cũng đều là chế độ phong kiến.
+ Tại các nước thuộc địa hay bị thống trị của phong kiến nước ngoài thì nhiệm vụ trước tiên là phải giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc. Ví dụ: Cuộc cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc), cải cách Minh trị (Nhật). Việc xóa bỏ ách thống trị thực dân của phong kiến bên ngoài cũng chính là gạt bỏ được cản trở vô cùng lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nước. Đồng thời đây cũng chính là việc lật đổ thế lực kinh tế phong kiến được chính quyền thuộc địa bảo hộ
2.2.2. Nhiệm vụ dân chủ:
– Nhiệm vụ dân chủ là nhiệm vụ đầu tiên cần đạt được của mọi cuộc cách mạng tư sản, đây cũng là đặc điểm để phân biệt với các cuộc cách mạng xã hội khác.
– Nhiệm vụ dân chủ là phải thiết lập được nền dân chủ tư sản. Nền dân chủ tư sản là một hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tương ứng
+ Cơ sở hạ tầng gồm có lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mang tính tư bản chủ nghĩa. Lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được xác lập và phát triển từ trước cách mạng từ rất lâu. Đây chính là nguyên nhân bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản. Trong quan hệ sản xuất thì điều quan trọng là phải đề cao quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất được coi là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản.
+ Kiến trúc thượng tầng của tư bản chủ nghĩa là nhiệm vụ quan trọng có tính quyết định của cách mạng tư sản. Mục tiêu chính của mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền nên trước tiên cách mạng tư sản phải lật đổ chính quyền phong kiên, thiết lập nhà nước tư sản.
2.3. Giai cấp lãnh đạo trong cách mạng tư sản:
Giai cấp lãnh đạo trong cách mạng tư sản là giai cấp tư sản. Cách mạng Pháp: hoàn toàn do tư sản lãnh đạo, qua nhiều giai đoạn là do các bộ phận khác nhau của tư sản thay nhau lãnh đạo. Sự phân hóa của giai cấp tư sản tại Pháp chứng tỏ được sự trưởng thành qua từng giai đoạn phát triển. Do đó cuộc Cách mạng tư sản Pháp được coi là cuộc cách mạng điển hình và triệt để nhất.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ không phải do giai cấp tư sản lãnh đạo hoặc có sự liên kết giữa giai cấp tư sản và một giai cấp, tầng lớp khác. Ví dụ như cuộc cách mạng tư sản tại Anh, tư sản không đủ mạnh nên đã liên minh với tầng lớp quý tộc phong kiến kinh doanh tư bản
2.4. Động lực và xu thế phát triển của cách mạng tư sản:
– Động lực của cách mạng tư sản phụ thuộc vào yếu tố giai cấp tư sản, quý tộc tư sản hóa và mức độ tham gia của quần chúng:
+ Yếu tố giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hóa. Ý thức chính trị, thái độ, mức độ trưởng thành của giai cấp lãnh đạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến, tính chất, kết quả của cuộc cách mạng mà còn ảnh hưởng đến sự tham gia của quần chúng.
+ Mức độ tham gia của quần chúng quyết định bạo lực của cách mạng tư sản. Giai đoạn đầu cách mạng chỉ có nông dân bình thường và bình dân thành thị tham gia nhưng sau đó tính chất bạo lực của những cuộc cách mạng là tính chất quyết liệt, sống còn của cuộc đấu tranh
3. Cách mạng vô sản là gì?
3.1. Khái niệm:
Cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp công nhân cố gắng lật đổ giai cấp tư sản. Bản chất của cách mạng vô sản là do bản chất công nhân của giai cấp đó quy định
Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng vô sản là do lực lượng sản xuất trong xã hội đã mang tính chất xã hội hóa cao độ không thích ứng được với quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Giai cấp vô sản còn là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội đó. Đó là giai cấp lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn khi phát triển tới đỉnh cao đã chuyển hóa về mặt xã hội thành cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, đưa tới cuộc cách mạng vô sản, nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, thực hiện lợi ích của giai cấp vô sản. Cách mạng vô sản khác hẳn với những cuộc cách mạng trước đó, những cuộc cách mạng trước đây chỉ thay thế chế độ sở hữu tư nhân, chế độ người bóc lột người này bằng một chế độ người bóc lột người khác, trong khi đó cách mạng vô sản nhờ thiết lập một chế độ công hữu về tư liệu sản xuất tạo ra cơ sở để giải phóng toàn thể xã hội, xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, biến tất cả những người lao động thành người chủ xã hội thật sự.
Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội và giai cấp vô sản là giai cấp bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang tính chất đối kháng càng phát triển, trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp.
3.2. Nhiệm vụ của cách mạng vô sản:
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc bằng con đường chủ yếu là phát động chiến tranh xâm lược để giành giật thuộc địa và thị trường. Các nước đế quốc điên cuồng bóc lột, nô dịch rất tàn bạo các tầng lớp nhân dân lao động với mục đích mở rộng thị trường, mở rộng thuộc địa. Chính những điều đó đã gây ra mâu thuẫn dân tộc một cách gay gắt và quyết liệt không thể điều hòa
Năm 1903, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được thành lập do V.Lenin đứng đầu. Từ đó liên tục có những cuộc cách mạng vô sản nổ ra với mục đích lật đổ sự bóc lột tàn bạo của chế độ tư sản
Từ đó ta thấy nhiệm vụ của cách mạng vô sản đó chính là tổ chức những người vô sản thành gia cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản để giành lấy chính quyền. Dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công nhân sản xuất vào trong tay nhà nước
“Xóa bỏ chế độ tư hữu” C. Mác và Ph. Ănghen đã chỉ rõ nhiệm vụ của giai cấp vô sản là người “đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản”.
3.3. Giai cấp lãnh đạo trong cách mạng vô sản:
Cuộc cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản tiến hành, đồng thời giai cấp vô sản cũng là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
3.4. Động lực và xu thế phát triển của cách mạng vô sản:
– Động lực của cách mạng vô sản phụ thuộc vào yếu tố giai cấp công nhân và nông dân (hay còn gọi là giai cấp công – nông) và mức độ tham gia của quần chúng:
+ Động lực của cuộc cách mạng vô sản, hay còn gọi là cách mạng XHCN là tổng hợp mọi nguồn sức mạnh của các giai cấp, tầng lớp, lực lượng xã hội trong đó động lực chủ yếu là khối liên minh giai cấp công nông và đội ngũ trí thức;
+ Mức độ tham gia của quần chúng quyết định bạo lực của cách mạng vô sản. Vai trò của mỗi cá nhân cũng như từng tầng lớp, giai cấp và quần chúng có sự khác nhau tuy nhiên giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo tổng hoà đi đến cách mạng vô sản.